Bài giảng Tiết 46: Etilen (tiết 6)
1. Kiến thức: Biết được:
- Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của etilen.
- Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.
- Tính chất hoá học: phản ứng cộng brôm trong dung dịch, phản ứng trùng hợp tạo PE, phản ứng cháy.
- Ứng dụng: Làm nguyên liệu điều chế nhựa PE, ancol etylic, axit axetic.
Ngày dạy: 14/2/2011- Lớp 9A1; Ngày 16, 17/2/2011- Lớp 9A2, 9A3. A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết được: - Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của etilen. - Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí. - Tính chất hoá học: phản ứng cộng brôm trong dung dịch, phản ứng trùng hợp tạo PE, phản ứng cháy. - Ứng dụng: Làm nguyên liệu điều chế nhựa PE, ancol etylic, axit axetic. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất etilen. - Viết các PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn. - Phân biệt khí etilen và metan bằng phương pháp hoá học. - Tính % thể tích khí etilen trong hỗn hợp khí hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng ở đktc. B. CHUẨN BỊ 1 .Chuẩn bị của giáo viên - Mô hình phân tử etylen C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG 1.Tổ chức lớp học: 2. Kiểm tra bài cũ Dự kiến tên HS: Dự kiến câu hỏi và đáp án: 1) Viết CTCT, nêu đặc điểm cấu tạo & tính chất hóa học của mêtan. HS: trả lời lí thuyết. 2) Chữa bài tập 3 trang 116 SGK. Phương trình: CH4(k)+ 2O2(k) CO2(k) + 2H2O(h) mol CH4 = 0,5 mol Theo phương trình: mol CO2 = mol CH4 = 0,5 mol => thể tích CO2 = 11,2 lit Mol O2 = 2xmol CH4 = 1 mol => thể tích O2 = 22,4 lit 3.Tiến trình bài giảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập GV: Etilen là nguyên liệu để điều chế polietilen, dùng trong công nghiệp chất dẻo. Ta hãy tìm hiểu công thức cấu tạo, tính chất và ứng dụng của etilen. Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất vật lí. - GV yêu cầu HS tóm tắt tính chất vật lí của etylen. - GV: yêu cầu HS so xem khí etilen với không khí, khí nào nặng hơn ? → HS tóm tắt và trả lời → HS: => etilen nhẹ hơn không khí. I. Tính chất vật lý Etilen là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí. Hoạt động 3: Cấu tạo phân tử - GV hướng dẫn HS lắp ráp mô hình → HS viết CTCT, nêu đặc điểm. - GV thông báo: Những liên kết như vậy gọi là liên kết đôi. Trong liên kết đôi có 1 liên kết kém bền. Liên kết này dễ bị đứt ra trong phản ứng hoá học. → HS: lắp ghép mô hình, viết CTCT và nhận xét: Đặc điểm: Giữa 2 nguyên tử cacbon có 2 liên kết. - HS: nghe và ghi nhớ. I. Cấu tạo phân tử - Phân tử C2H4 có 1 liên kết đôi C=C. Trong liên kết đôi có 1 liên kết kém bền. Liên kết này dễ bị đứt ra trong các phản ứng hoá học. Hoạt động 4: Tìm hiểu về tính chất hoá học - GV: Tương tự CH4, em hãy dự đoán sản phẩm cháy của etilen ? - GV yêu cầu HS viết PTHH - GV: C2H4 có đặc điểm cấu tạo nào khác CH4 → PƯ đặc trưng có khác không ? => GV: giới thiệu thí nghiệm khí etilen phản ứng với dung dịch Br2. - GV giới thiệu sản phẩm tạo thành là một chất duy nhất, sau đó hướng dẫn HS viết PTPƯ của etilen với dung dịch Br2. - GV: Phản ứng trên gọi là phản ứng cọng. C2H4 có thể cọng với một số chất như: H2, Cl2, H2O... - GV thông báo: Ở điều kiện thích hợp và có chất xúc tác, liên kết kém bền trong phân tử etilen bị đứt ra. Khi đó các phân tử etilen liên kết với nhau tạo thành phân tử có khối lượng lớn và kích thước lớn, gọi là polietilen (PE). - GV hướng dẫn HS cách viết PTPƯ ® phản ứng trên là phản ứng trùng hợp. - GV cho HS xem một số mẫu vật làm bằng PE. → HS: Etilen cháy tạo ra CO2, hơi nước và toả nhiệt. C2H4(k)+ 3O2(k) 2CO2(k) + 2H2O(h) + Q → HS: C2H4 có liên kết đôi C = C nên phản ứng đặc trưng khác với CH4. - HS: viết PTPƯ CH2=CH2+Br2®CH2Br-CH2Br ( không màu) ( da cam) ( Không màu) - HS viết PTPƯ: + CH2 = CH2 + CH2 = CH2 + . ... - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - III. Tính chất hóa học 1. Etylen có cháy không ? C2H4(k) + 3O2(k) 2CO2(k) + 2H2O(h) + Q → Vậy etilen cháy được trong oxi. 2. Etylen làm mất màu dd Br2 không? CH2=CH2 + Br2CH2Br= H2Br ( không màu) ( da cam) ( Không màu) Hoặc: C2H4(k) + Br2(dd) C2H4Br2(dd) (Màu nâu) (Không màu) KL: Các chất có liên kết đôi dể tham gia phản ứng cọng. 3. Các phân tử etilen có kết hợp được với nhau không? + CH2 = CH2 + CH2 = CH2 + . ... - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - Hoạt động 5: Ứng dụng - GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ giới thiệu các ứng dụng của C2H4. Rượu etylic Polyme:PE, PVC... C2H4 Axit axetic Kích thích quả chín Điclo etan IV. Ứng dụng Rượu etylic Polyme:PE, PVC... C2H4 Axit axetic Kích thích quả chín Điclo etan 4. Củng cố GV yếu cầu HS làm bài tập: Bài tập 1: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các khí: CH4, C2H4, CO2 Bài tập 2: Dẫn 3,36l hỗn hợp khí CH4, C2H4 vào dd brom dư. Sau phản ứng có 8g Brôm đã phản ứng. Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp? HS làm bài tập Bài tập 1: Mất màu dd Br2 Loại suy Phương trình: Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3 (r) + H2O CH2=CH2+Br2®CH2Br-CH2Br ( không màu) ( da cam) ( Không màu) Bài tập 2: CH4 C2H4 + Br2 ® C2H4Br2 = 0,05 mol Theo PT: nC2H4 = nBr2 = 0,05 => VC2H4 = 0,05 x 22,4 = 1,12 lit => VCH4 = 3,36 – 1,12 = 2,24lit Bài tập1: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các khí: CH4, C2H4, CO2 Mất màu dd Br2 Loại suy Phương trình: Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3 (r) + H2O CH2=CH2+Br2®CH2Br-CH2Br ( không màu) ( da cam) ( Không màu) Bài tập 2: CH4 C2H4 + Br2 ® C2H4Br2 = 0,05 mol Theo PT: nC2H4 = nBr2 = 0,05 => VC2H4 = 0,05 x 22,4 = 1,12 lit => VCH4 = 3,36 – 1,12 = 2,24lit 5. Hướng dẫn về nhà - Bài tập về nhà: 1 ® 4 trang 114 SGK - Xem trước bài mới: “axetilen” + Đặc điểm cấu tạo phân tử. Trong phân tử axetilen có đặc điểm gì khác so với CH4 và C2H4. + Tính chất hoá học của axetilen. + Ứng dụng và cách điều chế axetilen.
File đính kèm:
- Tiet_46.doc