Bài giảng Tiết 45: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ (tiếp)

1.Về kiến thức: HS biết :

 - Khái niệm về nước cứng, tác hại của nước cứng, cách làm mềm nước cứng

 - Cách nhận biết ion Ca2+,Mg2+ trong dd

 2.Về kĩ năng :

 - Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối trong hỗn hợp phản ứng.

 -Nhận biết được nước cứng,thực hiện biện pháp biến nước cứng thành nước mềm

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 45: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
 /1/2011
12D
 11/1/2011
 /1/2011
12E
 /1/2011
12C
Tiết 45 KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT QUAN
 TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ
 (tiếp) 
I. Mục tiêu bài học:
 1.Về kiến thức: HS biết : 
 - Khái niệm về nước cứng, tác hại của nước cứng, cách làm mềm nước cứng
 - Cách nhận biết ion Ca2+,Mg2+ trong dd 
 2.Về kĩ năng : 
 - Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối trong hỗn hợp phản ứng.
 -Nhận biết được nước cứng,thực hiện biện pháp biến nước cứng thành nước mềm
 3.Về thái độ: 
 - Ý thức được ảnh hưởng của môi trường tới sinh hoạt con người và tác động của con người tới môi trường.
 - Thấy được tầm quan trọng của kim loại trong đời sống SX
II. Chuẩn bị :
 1.Chuẩn bị của GV: hệ thống câu hỏi và bài tập, máy chiếu, máy tính
 2.Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị tốt bài mới
III. Tiến trình bài giảng :
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 -Cho biết tính chất của Ca(OH)2 và CaCO3 Viết các phương trình phản ứng minh họa?
 2. Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Nghiên cứu Khái niệm nước cứng
GV: sử dụng máy chiếu cho HS xem một số hình ảnh về nước tự nhiên. 
HS nghiên cứu SGK và từ thực tế nêu khái niệm nước cứng
HS: Cho biết thế nào là tính cứng tạm thời, vĩnh cửu và toàn phần 
GV: Giải thích tính tạm thời, vĩnh cửu và toàn phần
Hoạt động 2: nghiên cứu Tác hại của nước cứng
GV:Chuế một số tác hại của nước cứng trên màn hình Cho HS nêu tác hại của nước cứng
HS: Từ thực tế và SGK nêu tác hại do nước cứng gây ra
Hoạt động 3: Cách làm mềm nước cứng
GV: Nêu nguyên tắc làm mềm nước cứng
HS: Nêu phương pháp viết các phương trình minh họa 
+Dùng nhiệt độ đối với tính cứng tạm thời
+ Dùng Ca(OH)2 
+ Dùng Na2CO3, Na3PO4 
GV: Thông báo trên thực tế người ta dùng đồng thời một số hóa chất 
VD: Ca(OH)2 , Na2CO3 
GV: Giới thiệu phương pháp trao đổi ion .Những vật liêu vô cơ hoặc hữu cơ có khả năng trao đổi một số ion có trong thành phần cấu tạo của chúng với các ion có trong dd gọi là vật liệu trao đổi ion 
Phương pháp này có thể làm giảm độ cứng vĩnh cửu và độ cứng tạm thời của nước
Hoạt động 4: Nhận biết các ion Ca2+,Mg2+ trong dd 
GV: Yêu cầu HS nêu cách nhận biết viết phương trình minh họa
HS: Nêu phương pháp nhận biết
C.Nước cứng :
1.Khái niệm:
Nước tự nhiên có chứa nhiều muối của kim loại :Ca, Mg, Fe....
- Nước có chứa nhiều ion : Ca2+, Mg2+ được gọi là nước cứng.
- Nước chứa it ion Ca2+, Mg2+ được gọi là nước mềm.
a. Tính cứng tạm thời: Nước có chứa Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 là nước có tính cứng tạm thời.
b. Tính cứng vĩnh cửu: 
Nước có chứa muối CaSO4, CaCl2 , MgSO4, MgCl2 là nước cứng vĩnh cửu
c. tính cứng toàn phần: Nước có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
2. Tác hại của nước cứng:
 SGK 
3.Cách làm mềm nước cứng:
*Nguyên tắc: Làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ các ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng
a) Phương pháp kết tủa:
+Dùng nhiệt độ: Đun sôi nước cứng tạm thời, các muối Ca(HCO3)2 ,Mg(HCO3)2 bị phân hủy:
 Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 ↑ + H2O 
+ Dùng Ca(OH)2 với nước cứng tạm thời 
Ca(HCO3)2 +Ca(OH)2 → 2CaCO3 + 2H2O
+Dùng Na2CO3(hoặc Na3PO4) là mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu
Ca(HCO3)2+Na2CO3→CaCO3↓+2NaHCO3
CaSO4 +Na2CO3 → CaCO3 ↓ + Na2SO4 
b)Phương pháp trao đổi ion:
Người ta dùng các vật liệu polime có khả năng trao đổi ion gọi là nhựa cationit. Khi đi qua cột chứa nhựa trao đổi ion, các ion Mg2+, Ca2+ có trong nước cứng đi vào các lỗ trống trong cấu trúc polime, thế chỗ cho các ion Na+, H+ của cationit đã đi vào dd 
4. Nhận biết các ion Ca2+,Mg2+ trong dd:
Dùng dd muối chứa ion CO32- sẽ tạo ra CaCO3 và MgCO3 kết tủa. Sục khí CO2 dư vào dd kết tủa tan hết
Ca2+ + CO32- → CaCO3 ↓
CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 
3.Củng cố- Luyện tập: GV: Sử dụng bài tập 8,9 SGK để củng cố;
3Ca(HCO3)2 + 2Na3PO4 → Ca3(PO4)2 ↓+6NaHCO3 
3Mg(HCO3)2 + 2Na3PO4 → Mg3(PO4)2 ↓+6NaHCO3 
3CaCl2 + 2Na3PO4 → Ca3(PO4)2 ↓+6 NaCl
3CaSO4 +2Na3PO4 → Ca3(PO4)2 ↓+3Na2SO4 
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Học thuộc lí thuyết
 Làm bài tập SBT
 Chuẩn bị bài luyện tập
Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH)
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docTiet 45-nuoc cung.doc
Giáo án liên quan