Bài giảng Tiết: 44 - Bài: Ankađien

.Kiến thức: Khái niệm về ankađien,Công thức chung, đặc điểm cấu tạo,phân laọi và danh pháp.

 Tính chất một số ankađien tiêu biểu.Phương pháp điều chế và ứng dụng.

 2.Kỹ năng: Viết các phương trình thể hiện tính chất hóa học của ankađien.

 3.Thái độ: Vì sao phản ứng của ankađien xảy ra theo nhiều hướng khác nhau hơn ankan.

 II.CHUẨN BỊ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 44 - Bài: Ankađien, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:28.01.2008
Tiết:44	Bài: ANKAĐIEN
 I.MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức: 	Khái niệm về ankađien,Công thức chung, đặc điểm cấu tạo,phân laọi và danh pháp.
	Tính chất một số ankađien tiêu biểu.Phương pháp điều chế và ứng dụng.
	2.Kỹ năng: Viết các phương trình thể hiện tính chất hóa học của ankađien.
	3.Thái độ: Vì sao phản ứng của ankađien xảy ra theo nhiều hướng khác nhau hơn ankan.
 II.CHUẨN BỊ.
	1.Chuẫn bị của giáo viên. Mô hình phân tử Buta – 1,3 -đien
	2.Chuẩn bị của học sinh. Kiến thức bài anken.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1.Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số
	2.Kiểm tra bài cũ.
	 Câu hỏi:Viết các phương trình phản ứng xãy ra khi cho etilen tác dụng với các chất: H2,Br2,HCl, H2O,và phản ứng trùng hợp.
	 Định hướng trả lời.Giống các phương trình đã học trong bài anken.
	3.Giảng bài mới
	-Giới thiệu bài mới.Hôm trước chúng ta nghiên cứu tính chất của anken loại hợp chất có 1 liên kết đôi trong phân tử,hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu một loại hợp chất có chứa 2 liên kết đôi trong phân tử gọi là ankađien.
	4-Tiến trình tiết dạy.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
HOẠT ĐỘNG1.Định nghĩa và phân loại.
5’
6’
2’
Giáo viên lấy một số VD về ankađien
CH2=CH-CH=CH2
CH2=C=CH-CH3 
CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2
Giáo viên yêu cầu học sinh viết các công thức cấu tạo của ankađien có CTPT C5H8 
Giáo viên lưu ý cho học sinh trong các loại ankađien thì ankađien có hai lk đôi cách nhau một liên kết đơn có nhiều ứng dụng quan trọng nhất trong kĩ thuật.
Hs. Nhận xét đặc điểm cấu tạo và nêu định nghĩa viết công thức tổng quát.
Học sinh hãy dựa vào vị trí tương đối của 2 liên kết đôi để phân loại ankađien.
I.Định nghĩa và phân loại.
1.Định nghĩa.
Ankađien là hiđrocacbon không no mạch hở có hai liên kết đôi trong phân tử.
VD. CH2 = CH – CH = CH2
2. Phân loại
Dựa vào vị trí tương đối hai liên kết đôi phân làm 3 loại sau :
1)Ankađien có 2 lk đôi cách nhau bằng 1 lk đơn 
CH2=CH-CH=CH2 (rất quan trọng)
2) Ankađien có 2 lk đôi kề nhau 
CH2=C=CH-CH3 
3) Ankađien có 2 lk đôi nằm cách xa nhau
CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2
* Gọi tên : Tương tự anken
Sau tên mạch chính có 2 giá trị của chỉ vị trí 2 lk đôi 
Thí dụ : Đivinyl hay buta-1,3-đien. CH2 = CH - CH = CH2. 
Isopren hay 2 –metylbuta-1,3-đien 
HOẠT ĐỘNG2. Tính chất hóa học.
2’
5’
5’
6’
5’
4’
Giáo viên nêu vấn đề: Tùy thuộc vào điều kiện phản ứng mà phản ứng cộng mà phản ứng cộng xảy ra theo các kiểu cộng khác nhau
Ơû -800C phản ứng cộng theo kiểu 1,2
Ở 400C phản ứng cộng theo kiều 1,4
Phản ứng cộng tuân theo qui tắc MCNC
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu phản ứng trùng hợp, điều kiện để có phản ứng trùng hợp
Nếu có xúc tác là Na thì sản phẩm tạo thành gọi là cao su bu na.
Giáo viên thông báo
Giáo viên thông báo.
Học sinh so sánh điểm khác nhau giữa anken và ankađien từ đó rút ra nhận xét về khả năng phản ứng.
Hs. Viết phương trình phản ứng khi phá vở các liên kết.
Viết phương trình phản ứng xác định sản phẩm cộng.
Viết các sản phẩm tạo thành.
Hs. Viết phương trình phản ứng trùng hợp.
Học sinh viết phương trình phản ứng cháy buta-1,3-đien
Từ đó viết phương trình dạng tổng quát.
Học sinh tham khảo sgk
II. Tính chất hóa học.
Tùy theo tỉ lệ mol và điều kiện phản ứng mà phản ứng cộng vào ankađien có thể xảy ra ở 1 liên kết đôi hoặc cộng vào hai liên kết đôi hoặc cộng đồng thời vào hai liên kết đôi.
1.Phản ứng cộng.
a.Cộng H2
CH2 = CH - CH = CH2 + 2H2 CH3 –CH2 –CH2 –CH3
b.Cộng Br2
    Thí dụ :
c.Cộng HX (X: Halogen)
Cộng 1-2
CH2 = CH - CH = CH2 + HBr CH2 = CH –CH Br –CH3
Cộng1-4
CH2 = CH - CH = CH2 + 2H2 CH3 –CH2 –CH2 –CH2Br
2. Phản ứng trùng hợp
    Thí dụ : 
Phản ứng trùng hợp trên được dùng trong tổng hợp cao su nhân tạo.
3Phản ứng oxihoá:
Phản ứng đốt cháy :
CnH2n-2 + O2 n CO2 +(n-1) H2O +Q C4H6 + 5,5 O2 4CO2 + 3H2O +Q
Chú ý : Số mol của H2O< số mol của CO2
buta-1,3-đien, izopren cũng làm mất màu dung dịch KMnO4 như anken.
III.Điều chế:
CH3 –CH2 –CH2 –CH3 
CH2 = CH - CH = CH2
IV Ứng dụng: SGK
5.Củng cố: Bài tập 2 sgk
6.Dặn dò, bài tập về nhà. : Làm tất cả các bài tập SGK.
IV.RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG.

File đính kèm:

  • doc44.doc
Giáo án liên quan