Bài giảng Tiết 43 - Bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ (tiết 4)

 A. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ. Nắm được cách phân

 loại hợp chất hữu cơ.

 - HS phân biệt được các chất hữu cơ thông thường với các vô cơ.

 B. Chuẩn bị: - Tranh màu về các loại thức ăn, hoa quả, đồ dùng quen thuộc hằng ngày.

 1. Hoá chất: Bông (tự nhiên ), nến, nước vôi trong.

 2. Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh.

 C. Tiến trình bài giảng:

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 43 - Bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tra bài cũ:
 3. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV cho HS quan sát tranh vẽ, giới thiệu với HS các loại thức ăn, hoa quả và đồ dùng quen thuộc chứa hợp chất hữu cơ. Cho HS nhận xét về số lượng hợp chất hữu cơ và tầm quan trọng của nó.
HĐ2: GV làm TN biểu diễn: Đốt cháy bông, úp ống nghiệm phía trên ngọn lửa, khi ống nghiệm mờ đi, xoay lại , rót nước vôi trong vào, lắc đều.
GV cho HS nêu hiện tượng của TN, nhận xét. Sau đó rút ra định nghĩa về hợp chất hữu cơ?
HĐ3: GV viết CTHH của 1 số hợp chất hữu cơ: CH4, C6H6, C2H6O, C2H5O2N, CH3Cl.
GV cho HS nhận xét đặc điểm về t/p phân tử của các chất. Sau đó GV bổ sung và nêu cơ sở phân loại các hợp chất hữu cơ?
HĐ4: GV thông báo: Trong hoá học có nhiều ngành khác nhau: Hoá học vô cơ, hoá học hữu cơ, hoá lí, hoá phân tích,
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK cho biết Hoá học hữu cơ là gì? Hãy nêu các ngành SX hoá học thuộc hoá học hữu cơ.
I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ:
1. Hợp chất hữu cơ có ở đâu?
- HS quan sát tranh vẽ, thảo luận nhóm trả lời.
2. Hợp chất hữu cơ là gì?
- HS quan sát TN, thảo luận nhóm để nêu HT của TN, nhận xét.
- HS rút ra định nghĩa:
* Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon ( trừ CO, CO2, H2CO3, các muối cacbonat kim loại)
3. Các hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào?
- HS thảo luận trả lời.
a. Hiđrocacbon: CH4, C2H4, C6H6,
b. Dẫn xuất của hiđrocacbon:
C2H6O, C2H5O2N, CH3Cl,
II. Khái niệm về hoá học hữu cơ:
- HS dựa vào thông tin SGK, thảo luận trả lời.
 4. Củng cố: GV cho HS làm BT: Có các hợp chất sau: CaCO3, Na2CO3, C2H6, C2H6O, CO, 
 C2H4, C2H5O2N.
 a/ Các hợp chất trên có đặc điểm gì chung?
 b/ Các hợp chất trên thuộc loại hợp chất nào đã học?
 5. Dặn dò: GV yêu cầu HS học bài cũ. Nghiên cứu bài mới: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
 - BT về nhà: Bài 1, 2, 3, 4, 5/ SGK.
 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
 TỔ: LÍ HOÁ SINH
 GV: VÕ VĂN TIẾN
 Ngày soạn: 20/ 1/ 2010
 Tiết 44. Bài 35: CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
 A. Mục tiêu: HS hiểu được trong các hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo 
 đúng hoá trị, Cacbon có hoá trị là IV, Oxi có hoá trị là II, Hiđro có hoá trị là I
Hiểu được mỗi chất hữu cơ có 1 công thức cấu tạo ứng với 1 trật tự liên kết xác định, các 
 nguyên tử cacbon có khả năng liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon.
HS viết được CT cấu tạo của 1 số chất đơn giản, phân biệt được các chất khác nhau qua CT
 cấu tạo.
 B. Chuẩn bị: GV chuẩn bị các hộp đựng mô hình phân tử hợp chất hữu cơ để hướng dẫn HS
 thực hiện .
 - Tranh vẽ CTCT rượu Etylic và Đi metyl ete.
 C. Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: Hợp chất hữu cơ là gì? Hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào? Cho
 ví dụ cụ thể.
 3. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
HĐ1: GV yêu cầu HS tính hoá trị của: C, H, O trong các hợp chất CO2, H2O. Sau đó GS thông báo hoá trị của các nguyên tố trên trong hợp chất hữu cơ. 
GV cho HS nêu cách biểu diễn hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
GV hướng dẫn HS lắp mô hình của 1 số phân tử: CH4, CH3OH,
Sau đó GV cho HS rút ra kết luận?
HĐ2: GV đặt vấn đề: Những nguyên tử C có liên kết với nhau không? Sau đó, GV hướng dẫn HS biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử
Trong phân tử C2H6, C3H8.
Mạch cac bon là gì?
GV giới thiệu về 3 loại mạch cacbon: Mạch thẳng, mạch nhánh và mạch vòng.
HĐ3: GV đặt vấn đề: Tại sao có cùng CTPT
C2H6O lại có 2 chất khác nhau là rượu Etylic
Và Đi metyl ete. Sau đó, GV yêu cầu HS biểu diễn các liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử rượu etylic và đimetyl ete.
GV cho HS nhận xét về sự khác nhau về trật tự liên kết của 2 chất. Sau đó, GV nêu rõ đây là nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về t/c của chúng
GV cho HS trả lời câu hỏi: Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết như thế nào?
HĐ4: GV yêu cầu HS biểu diễn công thức cấu tạo của me tan và rượu etylic.
GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa của công thức cấu tạo?
I. Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ:
1. Hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử:
- HS thảo luận thực hiện.
- HS thực hiện lắp mô hình 1 số phân tử.
- HS nêu kết luận.
* Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị của chúng. C có hoá trị IV, O có hoá trị II.
2. Mạch cacbon:
- HS thảo luận thực hiện biểu diễn liên kết các
nguyên tử trong phân tử C2H6 và C3H8.
* Những nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon.
- HS thảo luận trả lời: 
* Có 3 loại mạch cacbon: mạch thẳng, mạch nhánh và mạch vòng.
3. Trật tự và liên kết giữa các nguyên tử trong 
phân tử:
- HS thảo luận thực hiện.
- HS thảo luận trả lời:
* Mỗi hợp chất hữu cơ có 1 trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử.
II. Công thức cấu tạo:
- HS biểu diễn CTCT me tan và rượu etylic.
* Công thức cấu tạo cho biết T/P phân tử liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
 4. Củng cố: GV yêu cầu HS làm BT: Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử
 sau: CH3Cl, CH4O, C2H6, C2H5Cl.
 5. Dặn dò: GV yêu cầu HS học bài cũ. Nghiên cứu bài mới: Me tan.
 - BT về nhà: bài 1, 2, 3, 4, 5/ SGK.
 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
 TỔ: LÍ HOÁ SINH
 GV: VÕ VĂN TIẾN
 Ngày soạn: 22/1/ 2010
 Bài 36. Tiết 45: ME TAN ( CH4 = 16 )
 A. Mục tiêu: - Nắm được CTCT, tính chất vật lí, tính chất hoá học Me tan. Nắm được liên kết 
 Đơn, phản ứng thế. Biết được trạng thái tự nhiên và ứng dụng Me tan.
 - Viết được PTHH của phản ứng thế, phản ứng cháy của Me tan.
 B. Chuẩn bị: - Mô hình phân tử Me tan, khí Me tan, dd Ca(OH)2, bình chứa hỗn hợp khí Me 
 tan và Clo, quì tím, nước lọc.
 - Dụng cụ TN: Ống thuỷ tinh vuốt nhọn, cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, bật lửa.
 ( GV vẽ tranh hình 4.5 phản ứng cháy của Me tan, hình 4.6 phản ưng thế Me tan với Clo ).
 C. Tiến trình bài giảng: 
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ. Viết CTCT của phân
 tử CH4, CH3Cl.
 3. Vào baì mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN:
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
HĐ1: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK cho biết trạng thái thiên nhiên và t/c vật lí của Me tan.
HĐ2: GV yêu cầu HS lắp mô hình phân tử Me tan. Sau đó viết CTCT của phân tử Me tan.
GV cho HS nêu số liên kết giữa nguyên tử C và nguyên tử H.
GV cung cấp cho HS k/n về liên kết đơn. Yêu cầu HS tính số liên kết đơn trong phân tử Me tan
HĐ3: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin về TN ở SGK nêu HT của TN, nhận xét và viết PTHH?
HĐ4: GV hướng dẫn HS khai thác hình vẽ SGK. Nêu cách tiến hành TN, HT của TN, nhận xét và viết PTHH? ( Dạng khai triển và dạng thu gọn).
GV nêu câu hỏi: Pứ giữa CH4 và Cl2 là phản ứng gì? Giải thích?
HĐ5: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK để nêu các ứng dụng của Me tan.
I. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí:
- HS thảo luận trả lời.
II. Cấu tạo phân tử:
- HS lắp mô hình phân tử Me tan. Sau đó viết CTCT và nêu số liên kết có trong phân tử.
 H
 H C H
 H
- Có 4 liên kết đơn C- H.
III. Tính chất hoá học:
1. Tác dụng với Oxi: ( pứ cháy)
- HS thảo luận trả lời và viết PTHH:
CH4 (k) + 2O2 (k) to CO2 (k) + 2H2O (h)
2. Tác dụng với Clo: ( pứ thế )
- HS thảo luận trả lời.
- HS viết PTHH:
 CH4 + Cl2 askt CH3Cl + HCl
 ( Metyl clorua)
IV. Ứng dụng:
- HS thảo luận trả lời.
 4. Củng cố: GV yêu cầu HS làm BT sau: Nêu P2 hoá học dùng để phân biệt các khí đựng trong
 các bình riêng biệt sau:
 a/ Me tan, Hiđro, Oxi.
 b/ Me tan, cacbon đioxit, Hiđro.
 c/ Me tan, cacbon oxit, Hiđro.
 5. Dặn dò: GV yêu cầu HS học bài cũ. Nghiên cứu bài mới: Etylen.
 - BT về nhà: bài 1, 2, 3, 4/ SGK.
 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
 TỔ: LÍ HOA SINH
 GV: VÕ VĂN TIẾN
 Ngày soạn: 26/ 1/ 2010
 Tiết 46. Bài 37: ETYLEN ( C2H4 = 28 )
 A. Mục tiêu: - Nắm được CTCT , tính chất vật lí và hoá học Etylen. Hiểu được khái niệm liên
 kết đôi và đặc điểm liên kết của nó. Hiểu được phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp làg các 
 phản ứng đặc trưng Etylen và các Hiđrocabon có liên kết đôi. Biết được 1 số ứng dụng quan 
 trọng của Etylen. Biết cách viết PTHH của pứ cộng, pứ trùng hợp. Phân biệt Etylen với Me tan
 bằng pứ với dd Brom.
 B. Chuẩn bị: - Mô hình phân tử Etylen. Tranh mô tả TN Me tan với dd Brom.
 - Khí Etylen ( có thể có cả Me tan ) , dd Brom loãng, ống nghiệm, ống thuỷ tinh dẫn khí, bật lửa
 ( Nếu không có Etylen, chuẩn bị tranh vẽ mô tả TN dẫn khí Etylen qua dd Brom ).
 C. Tiến trình bài giảng: 
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: Viết CTCT Me tan. Nêu t/c h2 Me tan. Viết PTHH để minh hoạ?
 3. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin ở SGK nêu tính chất vật lí của Etilen.
HĐ2: GV hướng dẫn HS lắp mô hình phân tử
Etilen. Sau đó cho HS viết CTCT Eyilen. Nêu nhận xét số liên kết giữa 2 nguyên tử C trong phân tử Etilen.
GV nêu khái niệm và đặc điểm của liên kết đôi.
HĐ3: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK nêu pứ cháy Etilen. 
GV cho HS nhận xét, dự đoán sản phẩm và viết PTHH?
HĐ4: GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ và TN dẫn khí Me tan qua dd Brom, nêu nhận xét. Sau khi kết luận Me tan không làm mất màu dd Brom. GV nêu câu hỏi: Vậy Etilen có làm mất màu dd Brom không? 
GV hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ mô tả TN Etilen tác dụng với dd Brom. Cho HS nhận xét, kết luận và viết PTHH?
Sau đó cho biết phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì? 
HĐ5: GV hướng dẫn HS về phản ứng trùng hợp. Yêu cầu HS nắm được cách kết hợp các phân tử Etilen lại với nhau về thành phần phân tử và đặc điểm cấu tạo của Etilen với sản phẩm?
HĐ6: GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ SGK nêu những ứng dụng quan trọng của khí Etilen?
I. Tính chất vật lí:
- HS thảo luận trả lời.
II. Cấu tạo phân tử:
- HS lắp mô hình phân tử Etilen.
- HS viết CTCT của Etilen:
H H
 C C
H H
* Viết gọn: CH2 = CH2.
- Có 1 liên kết đôi.
III. Tính chất hoá học:
1. Etilen có cháy không: ( pứ cháy)
- HS thảo luận trả lời và viết PTHH:
C2H4 (k) + 3O2 (k) to 2CO2 (k) + 2H2O (h)
2. Etilen có làm mất màu dd Brom không?
 ( Phản ứng cộng )
- HS thảo luận nêu nhận xét và viết PTHH:
CH2 = CH2 + Br2 Br - CH2 - CH2 - Br

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOA 9T4346.doc