Bài giảng Tiết 43, 44: Bài 26 : Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh biết:

 - Vị trí cấu tạo nguyên tử, tính chất của kim loại kiềm thổ.

 - Tính chất và ứng dụng một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ.

 - Nguyên tắc và phương pháp điều chế kim loại kiềm thổ.

 - Nước cứng là gì? Nguyên tắc và phương pháp làm mềm nước cứng.

 Học sinh hiểu:

 - Nguyên nhân tính khử rất mạnh của kim loại kiềm thổ.

 

doc11 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 43, 44: Bài 26 : Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng:
3. Tác dụng với nước
ở nhiệt độ thường, Be không khử được nước, Mg khử chậm. Các kim loại còn lại khử mạnh nước giải phóng khí hiđro. 
B. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA CANXI
1. Canxi hiđroxit
- Canxi hiđroxit (Ca(OH)2) còn gọi là vôi tôi, là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước. Nước vôi trong là dung dịch Ca(OH)2.
Ca(OH)2 hấp thụ dễ dàng khí CO2: 
Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3 ¯ + H2O
Phản ứng trên thường được dùng để nhận biết khí CO2.
- Ca(OH)2 là một bazơ mạnh, lại rẻ tiền nên được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp: sản xuất xút NaOH, amoniac NH3, clorua vôi CaOCl2, ...
2. Canxi cacbonat 
• Canxi cacbonat (CaCO3) là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước, bị phân huỷ ở nhiệt độ khoảng 10000C.
Phản ứng trên xảy ra trong quá trình nung vôi.
• Trong tự nhiên, canxi cacbonat tồn tại ở dạng đá vôi, đá hoa, đá phấn và là thành phần chính của vỏ và mai các loài sò, hến, mực,...
• Ở nhiệt độ thường, CaCO3 tan dần trong nước có hoà tan khí CO2 tạo ra canxi hiđrocacbonat (Ca(HCO3)2), chất này chỉ tồn tại trong dung dịch. 
CaCO3 + CO2 + H2O ® Ca(HCO3)2
Khi đun nóng, Ca(HCO3)2 bị phân huỷ tạo ra CaCO3 kết tủa. 
 Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O 
Các phản ứng trên giải thích sự tạo thành thạch nhũ (CaCO3) trong các hang đá vôi, cặn trong ấm nước,...
• Đá vôi dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi, xi măng, thuỷ tinh, ... Đá hoa dùng làm các công trình mĩ thuật (tạc tượng, trang trí, ...). Đá phấn dễ nghiền thành bột mịn làm phụ gia của thuốc đánh răng, ...
3. Canxi sunfat
• Trong tự nhiên, canxi sunfat (CaSO4) tồn tại dưới dạng muối ngậm nước CaSO4.2H2O gọi là thạch cao sống. 
• Khi đun nóng đến 1600C, thạch cao sống mất một phần nước biến thành thạch cao nung.
(thạch cao nung) (thạch cao sống) 	
+ Thạch cao nung là chất rắn màu trắng, dễ nghiền thành bột mịn. Khi nhào bột đó với nước tạo thành một loại bột nhão có khả năng đông cứng nhanh.
• Thạch cao khan là CaSO4. Loại thạch cao này được điều chế bằng cách nung thạch cao sống ở nhiệt độ 3500C.
• + Một lượng lớn thạch cao được trộn vào clanhke khi nghiền để làm cho xi măng chậm đông cứng. 
 + Thạch cao nung còn được dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gãy xương.
C.Nước cứng:
1 Khái niệm :
Nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước cứng.
Nước chứa ít ion Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước mềm.
Người ta phân biệt nước cứng có tính cứng tạm thời, vĩnh cửu và toàn phần.
a) Tính cứng tạm thời là tính cứng gây nên bởi các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Gọi là tính cứng tạm thời vì chỉ cần đun sôi nước, các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 bị phân huỷ tạo ra kết tủa CaCO3 và MgCO3 nên sẽ làm mất tính cứng gây ra bởi các muối này.
b) Tính cứng vĩnh cửu là tính cứng gây nên bởi các muối sunfat, clorua của canxi và magie. Khi đun sôi, các muối này không bị phân huỷ nên không tạo kết tủa, do đó không làm mất tính cứng này. 
c) Tính cứng toàn phần gồm cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
2. Tác hại :
Nước cứng gây nhiều tác hại trong đời sống cũng như trong sản xuất.
Đun nước cứng lâu ngày trong nồi hơi, nồi sẽ bị phủ một lớp cặn. Lớp cặn dày 1 mm làm tốn thêm 5% nhiên liệu, thậm chí có thể gây nổ.
Các ống dẫn nước cứng lâu ngày bị đóng cặn, làm giảm lưu lượng của nước.
Quần áo giặt bằng nước cứng thì xà phòng không ra bọt, tốn xà phòng và làm quần áo chóng hư hỏng do những kết tủa khó tan bám vào quần áo.
Pha trà bằng nước cứng sẽ làm giảm hương vị của trà. Nấu ăn bằng nước cứng sẽ làm cho thực phẩm lâu chín và giảm hương vị.
3. Cách làm mềm nước cứng
Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ các ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng.
a. Phương pháp kết tủa
- Đun sôi nước, có phản ứng phân huỷ Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 tạo ra muối cacbonat không tan.
Để lắng nước, gạn bỏ kết tủa được nước mềm.
- Dùng Ca(OH)2 với một lượng vừa đủ để trung hoà muối axit, tạo ra kết tủa làm mất tính cứng tạm thời.
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 ® 2CaCO3 ¯ + 2H2O
- Dùng Na2CO3 (hoặc Na3PO4) để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
Thí dụ: 
Ca(HCO3)2 + Na2CO3 ® CaCO3¯ + 2NaHCO3
CaSO4 + Na2CO3 ® CaCO3¯ + Na2SO4
Trên thực tế, người ta dùng đồng thời một số hoá chất, thí dụ Ca(OH)2 và Na2CO3.
b. Phương pháp trao đổi ion 
Phương pháp này dựa trên khả năng có thể trao đổi ion của một số chất cao phân tử thiên nhiên và nhân tạo. Thí dụ: cho nước cứng đi qua chất trao đổi ion là các hạt zeolit (là một loại natri silicat thiên nhiên hay nhân tạo), một số ion Na+ của zeolit rời khỏi mạng tinh thể, đi vào trong nước nhường chỗ lại cho các ion Ca2+ và Mg2+ có trong nước cứng. Kết quả là phần lớn các ion Ca2+ và Mg2+ bị giữ lại trong mạng tinh thể silicat.
Ngày nay, phương pháp trao đổi ion được dùng rộng rãi để làm mềm nước cứng.
4. Nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dung dịch
Nếu trong dung dịch chỉ có cation Ca2+ hoặc Mg2+ (không kể các anion) thì để chứng minh sự có mặt của 
Ca2+ hoặc Mg2+, ta dùng dung dịch muối chứa CO32- sẽ tạo ra kết tủa CaCO3 hoặc MgCO3. Sục khí CO2 dư vào dung dịch, nếu kết tủa tan chứng tỏ sự có mặt của Ca2+ hoặc Mg2+ trong dung dịch ban đầu.
(tan)
(tan)
4. Củng cố và nhắc nhở:
-Luyện tập và củng cố:- Bài tập: 1, 2, 3, 4 SGK
-Hướng dẫn về nhà: -Bài tập 5, 6, 7, 8,9/ 119 SGK
................................................................................
Ngày soạn: .../../.
Ngày giảng: ././. 
Tiết 45, 46,47: Bài 27 :. NHÔM
 VÀ HỢP CHẤT CỦA NHÔM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh biết:
	- Vị trí cấu tạo nguyên tử, tính chất của nhôm.
	- Tính chất và ứng dụng một số hợp chất của nhôm.
	- Phương pháp sản xuất nhôm..
	Học sinh hiểu:
	- Nguyên nhân tính khử mạnh của nhôm và vì sao nhôm chỉ có số oxihoa +3 trong các hợp chất. 
	2. Kỹ năng:
	- Làm một số thí nghiệm đơn giản về kim nhôm
- Giải một số bài tập về nhôm.
II. CHUẨN BỊ 
 - Bảng tuần hoàn.
- Dụng cụ Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn... , hóa chất: Al, dd HCl, H2SO4 loãng, NaOH, amoniac, HgCl2 (hoặc thủy ngân) 
III.PHƯƠNG PHÁP
	- Nêu vấn đề - đàm thoại.
 - Học sinh thảo luận tổ nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Kiểm tra trong quá trình bài giảng.
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 Vị trí của nhôm trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử
-GV yêu cầu HS:
- nêu vị trí của nhôm trong BTH.
- viết cấu hình electron. 
- Từ cấu hình electron nhận xét về số oxi hóa của nhôm.
Hoạt động 2 Tính chất vật lí
HS: đọc sgk nhận xét về tính chất vật lý của nhôm.
Hoạt động 3 Tính chất hoá học
- Từ cấu hình electron yêu cầu học sinh nhận xét về tính chất hóa học chung của nhôm, so sánh với KLK và KLKT.
- Tác dụng với phi kim
- GV yêu cầu HS viết phương trình phản ứng của nhôm với clo và oxi.
- GV thông báo Al tác dụng dễ dàng với oxi không khí
-Tác dụng với axit
+ GV yêu cầu HS viết PTPƯ của nhôm tác dụng với axit HCl và H2SO4.
+ GV yêu cầu HS viết PTPƯ của nhôm tác dụng với axit HNO3 và H2SO4 đặc nóng.
• Nhôm tác dụng mạnh với dung dịch HNO3 đặc, nóng Và dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Trong phản ứng này, Al khử và xuống số oxi hoá thấp hơn.
+ GV lưu ý vói HS Al bị thụ động với dung dịch HNO3 và dung dịch H2SO4 đặc nguội.
 Tác dụng với oxit kim loại
- HS viết phương trình PƯ
Tác dụng với nước
- HS Viết PTHH của phản ứng Al tác dụng với H2O: hiểu là Al nguyên chất.
+ Viết PTHH của phản ứng theo sơ đồ: AlAl(OH)3: hiểu là Al nguyên chất
- GV giải thích cho HS biết vì sao đồ vật bằng nhôm không PƯ với nước.
 Tác dụng với dung dịch kiềm
- GV dẫn dắt HS tìm hiểu
- khi cho vật bằng nhôm vào dung dịch kiềm thì Al2O3 sẽ phản ứng với kiềm vì Al2O3 có tính lưỡng tính khi đó lớp bảo vệ bị phá bỏ nhôm tác dụng với nước lại tạo ra nhôm hi đroxit bảo vệ sau đó Al(OH)3 lại tác dụng với dung dịch kiềm lớp bảo vệ bị phá bỏ nhôm lại tác dụng với nước. Các phản ứng sảy ra xen kẽ nhau đến khi nhôm bị hòa tan hết.
Hoạt động 4 Ứng dụng và trạng thái tự nhiên của nhôm
Ứng dụng và trạng thái tự nhiên của nhôm
- HS đọc SGK. Rút ra những ứng dụng và trạng thái thiên nhiên của nhôm.
- GV yêu cầu HS thuộc công thức của boxit, criolit.
Hoạt động 5 Sản xuất nhôm
- HS đọc SGK: 
- GV lưu ý với học sinh ví sao phải làm sạch nguyên liệu trước khi sản suất nhôm.
- GV giới thiệu sơ đồ bình điện phân Al2O3 nóng chảy bằng tranh ảnh hoặc trình chiếu power point.
- GV nêu cách chuẩn bị chất điện ly.
- Hòa tan Al2O3 trong criolit nóng chảy nhằm mục đích gì?
- Em hãy nêu các quá trình xảy ra ở các điện cực viết các quá trình và phương trình điện phân.
Hoạt động 6 Nhôm oxit
- GV yêu cầu HS đọc sách GK rút ra những tính chất vật lý và hóa học của nhôm oxit và viết PTPƯ.
- HS đọc sách GK rút ra những ứng dụng của nhôm oxit.
- GV giới thiệu tranh ảnh (hoặc trình chiếu power point) về quặng boxit, saphia, rubi.
Hoạt động 7 Nhôm hiđroxit
- GV: làm thí nghiệm điều chế ra Al(OH)3 cho học sinh quan sát nhận xét về tính chất vật lý của Al(OH)3.
- GV nêu cách điều chế Al(OH)3 và những lưu ý khi điều chế. Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng.
- Al(OH)3 có tính chất lưỡng tính.
GV làm thí nghiệm cho học sinh quan sát nhận xét hiện tượng viết phương trình phản ứng khi cho Al(OH)3 tác dụng với axit và tác dụng với bazơ.
- HS rút ra nhận xét về tính chất của Al(OH)3. 
 Hoạt động 8 Nhôm hiđroxit
- HS đọc SGK
- GV cho HS xem mẫu phèn chua
- GV diễn giảng thêm vì sao phèn chua được dùng làm trong nước
 Hoạt động 9 Cách nhận biết ion Al3+ trong dung dịch
- HS đọc SGK rồi vận dụng làm bài tập trong phần luyện tập củng cố.
A. NHÔM
I. Vị trí của nhôm trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử
- Nhôm (Al) ở ô số 13, thuộc nhóm IIIA, chu kì 3 của bảng tuần hoàn.
- Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p63s23p1; viết gọn là (Ne)3s23p1.
- Nhôm dễ nhường cả 3 electron hoá trị nên có số oxi hoá +3 trong các hợp chất.
II. Tính chất vật lí
- Nhôm là kim loại màu trắng bạc, nóng chảy ở 660oC, khá mềm, dễ kéo sợi, dễ dát mỏng. Có thể dát được những lá nhôm mỏng 0,01 mm dùng làm giấy gói kẹo, gói thuốc lá,...
- Nhôm là kim loại nhẹ (D = 2,7 g/cm3), dẫn điện tốt (gấp 3 lầ

File đính kèm:

  • docNgày 2 22009soạn.doc
Giáo án liên quan