Bài giảng Tiết 42: Thực hành tính chất hóa học của phi kim (tiếp theo)

1. Kiến thức : Biết được:

Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

- Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao.

- Nhiệt phân muối NaHCO3.

- Nhận biết muối cacbonat và muối clorua cụ thể.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 42: Thực hành tính chất hóa học của phi kim (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 19/1/2011 - Lớp 9A1; Ngày 22/1/2011- Lớp 9A2, 9A3.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : Biết được:
Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao.
- Nhiệt phân muối NaHCO3.
- Nhận biết muối cacbonat và muối clorua cụ thể.
2. Kỹ năng : 
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình thí nghiệm.
	- Viết tường trình thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
1. Hoá chất : 
- Hỗn hợp bột Cu và C được tán nhuyễn, trộn đều theo tỉ lệ thể tích là 2 : 1
- Bột NaHCO3, nước vôi trong, dd HCl, nước cất.
- Bột NaCl, Na2CO3, CaCO3 để sẵn trong 3 ống nghiệm (mỗi nhóm).
2. Dụng cụ : cho mỗi nhóm
- Bộ giá sắt, nút cao su có ống dẫn khí, đèn cồn, diêm quẹt, bình tia chứa nước.
- 5 ống nghiệm lớn và 2 ống nghiệm nhỏ đựng nước vôi trong. 
3. Học sinh chuẩn bị bảng tường trình: 
Tên thí nghiệm
Hiện tượng quan sát được
Giải thích
Phương trình phản ứng
III.	Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
- Yêu cầu HS nêu mục tiêu của bài.
- Các TN trong bài củng cố lại những kiến thức gì ?
- Tính khử của C thể hiện qua pứ nào ?
- Khi nhiệt phân muối hiđro cacbonat sinh ra sản phẩm là gì 
- Làm cách nào để nhận biết muối cacbonat ? Hiện tượng.
- Các nhóm trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị của các thành viên trong nhóm.
- 1 HS nêu mục tiêu bài.
- Củng cố về tính chất đặc trưng của C là tính khử, muối hiđro cacbonat bị nhiệt phân, nhận biết muối cacbonat và muối clorua.
- C + CuO
- Sinh muối cacbonat + CO2 và hơi nước.
- Dùng axit. Hiện tượng : sủi bọt khí CO2.
Hoạt động 2: Thí nghiệm 1cacbon khử đồng II oxit
- Yêu cầu HS kiểm tra dụng cụ, hóa chất của TN. 1 HS đọc thao tác.
- Treo hình vẽ, yêu cầu HS lắp ráp dụng cụ theo hình.
- GV kiểm tra, cho HS tiến hành TN, hướng dẫn từng thao tác.
- Lưu ý : Tránh tình trạng nước vôi trong rút ngược vào ống nghiệm.
- Kiểm tra theo yêu cầu của GV.
- 1 HS đọc thao tác TN.
- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ từng thành viên.
- Các nhóm tiến hành TN theo hướng dẫn, quan sát hiện tượng, viết PTHH.
Hiện tượng : bột màu đen trong ống nghiệm chuyển sang màu đỏ, khí sinh ra làm đục nước vôi trong.	
Hoạt động 3: Nhiệt phân muối NaHCO3
- Yêu cầu HS đọc thao tác TN và lắp ráp dụng cụ tương tự TN1
- GV kiểm tra và cho các nhóm đồng loạt tiến hành TN.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả hiện tượng TN, viết PTHH.
- 1 HS đọc. Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ từng thành viên trong việc lắp ráp dụng cụ và chuẩn bị TN.
- Tiến hành TN, nhận xét hiện tượng và viết PTHH.
+ Hiện tượng : khí sinh ra làm đục nước vôi trong.
+ Phương trình hoá học:
Hoạt động 3: Phân biệt muối cacbonat và muối clorua
- Yêu cầu 1 HS đọc TN3.
- Gợi ý HS nhận xét về tính tan của các muối để HS đưa ra bước 1 " nhận ra CaCO3.
- 2 muối còn lại gồm muối cacbonat và muối clorua. Làm thế nào để phân biệt 2 muối này ?
- Theo dõi, quan sát thao tác của HS, nhắc nhở khi cần thiết.
- 1 HS đọc thao tác TN
- Dựa vào tính tan các muối, nhóm thảo luận đưa ra bước 1 : hòa tan các muối vào nước, chỉ CaCO3 không tan, 2 muối còn lại tan.
- Dùng axit để nhận ra muối cacbonat (vì có hiện tượng sủi bọt khí), muối clorua không phản ứng.
- HS tiến hành làm TN, ghi kết quả vào bài báo cáo.
3. Nhận xét - Củng cố:
- Nhận xét buổi thực hành.
- Nhắc nhở những thao tác HS còn sai sót
- GV yêu cầu HS làm bảng tường trình theo mẫu.
- HS: Làm tường trình theo mẫu.
5. Dặn dò:
- Yêu cầu HS làm vệ sinh khu vực làm TN, rửa sạch dụng cụ.
- Chuẩn bị bài sau:	
	+ Khái niệm hợp chất hữu cơ
	+ Phân loại hợp chất hữu cơ.
	+ Khái niệm hoá học hữu cơ.
	+ Đem mẩu lông gà, ống nhựa

File đính kèm:

  • docTiet_42.doc