Bài giảng Tiết 42: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

 1.Về kiến thức: HS biết :

 - Một số ứng dụng quan trọng của một số hợp chất như NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3.

 - Trạng thái tự nhiên của NaCl.

 - Tính chất hóa học của một số hợp chất: NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3

 2. Về kĩ năng :

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 42: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
 /1/2011
12D
29/12/2010
 /1/2011
12E
Tiết 42 KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG
 CỦA KIM LOẠI KIỀM 
I. Mục tiêu bài học:
 1.Về kiến thức: HS biết : 
 - Một số ứng dụng quan trọng của một số hợp chất như NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3.
 - Trạng thái tự nhiên của NaCl.
 - Tính chất hóa học của một số hợp chất: NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3 
 2. Về kĩ năng : 
 -Viết các phương trình hóa học minh họa cho tính chất hóa họccủa hợp chất kim loại kiềm.
 - Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối kim loại kiềm trong hỗn hợp phản ứng.
 3. Về thái độ: 
 - Có ý thức giữ gìn kim loại tránh các tác động không tốt của môi trường 
 - Thấy được tầm quan trọng của kim loại trong đời sống SX
II. Chuẩn bị :
 1.Chuẩn bị của GV: SGK, tinh thể NaOH, NaHCO3, KNO3, Na2CO3 
 2. Chuẩn bị của HS: Ôn tập cấu hình e nguyên tử.
III. Tiến trình bài giảng :
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 - Trình bày tính chất hóa học của kim loại kiềm.Viết PTHH minh họa?
 2. Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Natri hiđroxit NaOH 
GV: Cho HS quan sát mẫu tinh thể NaOH rắn
HS: Quan sát mẫu chất,để ngoài không khí, hòa tan vào nước nhận xét về tính tan và tính ẩm của NaOH
GV: Yêu cầu HS nêu tính chất hóa học của NaOH.
HS: Nêu tính chất hóa học và viết các phương trình hóa học minh họa(dạng ion và dạng phân tử)
 2OH- + CO2 → CO32- + H2O
 H+ + OH- → H2O
Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2 
GV: Kết luận
HS: nghiên cứu SGK và từ thực tế cho biết ứng dụng của NaOH
Hoạt động 2: Natri hiđro cacbonat
GV: Cho HS quan sát mẫu NaHCO3 
HS quan sát, hòa tan vào nước → nêu tính chất vật lí
Từ kiến thức về muối ở lớp 9 nêu tính chất hóa học và viết pthh minh họa 
GV: Bổ sung và kết luận
HS: Nêu ứng dụng NaHCO3 
Hoạt động 3: Natricacbonat 
GV: Yêu cầu HS nêu tính chất hóa học của muối, Viết phương trình minh họa:
HS: nêu tính chất muối:
-Tác dụng với axit
-Tác dụng với muối
Nêu ứng dụng của muối
Hoạt động 4: Kalinitrat
GV: Cho HS quan sát tinh thể KNO3 nêu tính chất 
HS: nêu ứng dụng của muối KNO3 
GV: Thông báo pư cháy của thuốc súng
2KNO3 + 3C+ S → N2 + 3CO2 + K2S
B. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm:
I. Natrihiđroxit(NaOH):
1. Tính chất :
a)Tính chất vật lí:
NaOH là chất rắn, không màu, dễ tan nóng chảy, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.
b)Tính chất hóa học: 
Là chất điện li mạnh
 NaOH → Na+ + OH- 
Tác dụng với oxit axit → muối và nước
 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
Tác dụng với axit:
 NaOH + HCl → NaCl + H2O
Tác dụng với muối:
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2 
2. Ứng dụng: SGK
II. Natri hiđro cacbonat(NaHCO3 ):
1. Tính chất: NaHCO3 là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước dễ bị nhiệt phân hủy
2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 ↑ + H2O 
NaHCO3 có tính lưỡng tính
Tác dụng với dd bazơ:
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
Tác dụng với dd Axit :
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 +H2O 
2.Ứng dụng: SGK
III. Natricacbonat(Na2CO3 )
1.Tính chất: 
Na2CO3 là chất rắn, tan nhiều trong nước, ở nhiẹt độ thường tồn tại ở dạng muối ngậm nước Na2CO3.10H2O
Nhiệt độ nóng chảy 8500c 
Na2CO3 cóa đầy đủ tính chất chung của muối. Trong nước cho môi trường kiềm:
 Na2CO3 → 2Na+ + CO32- 
 CO32- + H2O → H2CO3 + OH- 
2.Ứng dụng: SGK
IV. Kalinitrat(KNO3)
1.Tính chất: 
KNO3 là những tinh thể không màu bền trong không khí, tan nhiều trong nước, bị phân huuỷ ở nhiệt độ cao
 2KNO3 2KNO2 + O2 
2.Ứng dụng: Dùng làm phân bón hóa học
 Dùng làm thuốc súng
3. Củng cố - luyện tập: HS thỏa luận bài tập 6,7 SGK
Bài 6: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 +CO2+H2O
 1 mol 1mol
n NaOH = 60/40 = 1,5 mol
CO2 + NaOH → NaHCO3 NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
1mol 1 mol 1 mol 0,5mol 0,5mol 0,5 mol
m NaHCO3 = 84(1-0,5) = 42g m Na2CO3 = 106 . 0,5 = 53 g
Khối lượng muối nitrat thu được : 42g + 53 g = 95 gam
Bài 7: 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 ↑ + H2O % m NaHCO3 = 84% %
 2.84g kl giảm 44 + 18 = 62 g 
 84 g kl giảm 100 – 69 = 31 g → Na2CO3 = 100- 84 = 16 g 
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Học thuộc lí thuyết
 Làm bài tâp 8 GSK
Chuẩn bị bài kim loại kiềm thổ: Viết các phương trình nêu tính chất hh, pp điều chế.
Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH)
 Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docTiet 42- KL kiem(tiep).doc