Bài giảng Tiết 42: Không khí – sự cháy (tiết 4)

Kiến thức: H/s nêu được không khí là hỗn hợp nhiều chất khí , thành phần của không khí theo thể tích gồm có 78% nitơ , 21% oxi , 1% các khí khác ; nêu được sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt & phát sáng hoặc không phát sáng ; nêu được điều kiện phát sinh sự cháy & dập tẵt sự cháy

2.Kĩ năng: quan sát & so sánh

3.Thái độ: Giáo dục ý thức giữ không khí không bị ô nhiễm & phòng chống cháy

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 42: Không khí – sự cháy (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:
Giảng:
Tiết 42 không khí – sự cháy
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: H/s nêu được không khí là hỗn hợp nhiều chất khí , thành phần của không khí theo thể tích gồm có 78% nitơ , 21% oxi , 1% các khí khác ; nêu được sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt & phát sáng hoặc không phát sáng ; nêu được điều kiện phát sinh sự cháy & dập tẵt sự cháy
2.Kĩ năng: quan sát & so sánh
3.Thái độ: Giáo dục ý thức giữ không khí không bị ô nhiễm & phòng chống cháy
II.Đồ dùng:
 1.GV:Tranh, đụng cụ thí nghiệm 
2.HS:n/c sgk
III.Phương pháp: Thí nghiệm, đàm thoại, hđn
 IV:Tổ chức giờ học:
 1. ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ (10 phút) 1/ Nêu định nghĩa p/ư phân hủy & viết các phương trình p/ư minh hoạ ?
 2/ Chữa bài tập số 4 & số 6 tr.94 sgk ? Phần giải đáp án ở vở bài tập
 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
* Khởi động: Có cách nào để xác định thành phần của không khí? Không khí có liên quan gì đến sự cháy ? tại sao khi có gió to thì đám cháy càng dễ bùng cháy to hơn ? làm thế nào để dập tắt được đám cháy & tốt hơn là để đám cháy không sảy ra.
Tg
 H/đ của g/v và h/s
 Nội dung ghi bài
 15
phút
 5
phút
 5
phút
Hoạt động 1
MT: nêu được không khí là hỗn hợp
 nhiều chất khí , thành phần của 
không khí theo thể tích 
- Hướng dẫn h/s quan sát hình 4.7 + nhắc lại dụng cụ & cách tiến hành thí nghiệm 1 tr.95 sgk
- Đ/d nhóm trả lời h/s khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức & y/c các nhóm tiến hành thí nghiệm – thảo luận ghi hiện tượng & kết quả của thí nghiệm
- G/v quan sát theo dõi , sửa sai cho các nhóm nếu có
- Đ/d nhóm báo cáo nhóm khác bổ xung
? trong khi cháy mực nước trong ống thủy 
tinh thay đổi như thế nào ?
 + Mực nước dâng lên vạch thứ hai
? tại sao nước lại dâng lên trong ống ?
 + Phôtpho đã t/d với oxi trong không khí
? Oxi trong không khí đã p/ư hết chưa ? vì sao ?
 + Vì phôtpho lấy dư nên oxi có trong không khí đã p/ư hết vì vậy áp xuất trong ống giảm do đó nước dâng lên.
? Nước dâng lên đến vạch thứ hai chứng tỏ điều gì ?
 + Chứng tỏ lượng khí oxi dã p/ư 1/5 thể tích của không khí có trong ống
? Tỉ lệ thể tích chất khí còn lại trong ống là bao nhiêu ? khí còn lại là khí gì ? tại sao ?
? Qua kết quả của thí nghiệm em hãy rút ra kết luận về thành phần của không khí ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức
Hoạt động2
MT: Ngoài khí oxi & khí nitơ, không khí còn chứa những chất gì khác
? Em cho biết trong không khí còn có những chất gì ? tìm các dẫn chứng để chứng minh ?
- Y/c hoạt động nhóm bàn nhóm thảo luận thống nhất kết quả
- Đ/d nhóm trả lời nhóm khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức
Hoạt động 3
MT: Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm
? Em cho biết không khí bị ô nhiễm gây ra những tác hại như thế nào ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
? Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành, tránh ô nhiễm ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức
? Ngoài ý kiến trên em hãy liên hệ thực tế ở địa phương mình ở đã có biện pháp nào phòng chống bảo vệ môi trường tránh bị ô nhiễm ?
I. Thành phần của không khí
 1/ Thí nghiệm.
 * Kết luận: Không khí là một hỗn hợp khí trong đó khí oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích (chiếm 21% thể tích không khí , phần còn lại hầu hết là khí nitơ) 
 2/ Ngoài khí oxi & khí nitơ, không khí còn chứa những chất gì khác
- Trong không khí ngoài khí N2 & O2 còn có hơi nước , khí CO2 , một số khí hiếm như Ne , Ar , bụi khói ... (tỉ lệ những chất khí này khoảng 1% trong không khí)
 3/ Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm
- Không khí bị ô nhiễm gây nhiều tác hại 
đến sức khoẻ con gnười & đời sống của đ/v, t/v
- Không khí bị ô nhiễm còn phá hại dần những công trình xây dựng như cầu cống, 
nhà cửa, di tích lịch sử ...
- Các biện pháp nên làm là: Xử lí các khí thải của các nhà máy , các lò đốt , các phương tiện giao thông ... bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh .... 
4. Củng cố ( 3 phút): ? Em cho biết thành phần chính của không khí ? các biện pháp để bảo vệ bầu khí quyển trong lành ?
5. Dặn dò (1 phút): - Bài tập về nhà: 1, 2 tr.99 sgk
 - Đọc trước phần II bài 28 sgk

File đính kèm:

  • docTIET42~1.DOC