Bài giảng Tiết 41: Điều chế khí oxi – phản ứng phân huỷ (tiếp theo)

Kiến thức: H/s nêu phương pháp điều chế , cách thu khí O2 trong phòng thí nghiệm & cách điều chế oxi trong công nghiệp ; h/s nêukhái niệm p/ư phân huỷ & dẫn ra được ví dụ minh hoạ

2.Kĩ năng: lập phương trình hoá học

3.Thái độ: Giáo dục ý thức cẩn thận trong gìơ học có thí nghiệm

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 41: Điều chế khí oxi – phản ứng phân huỷ (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:
Giảng:
Tiết 41 điều chế khí oxi – phản ứng phân huỷ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: H/s nêu phương pháp điều chế , cách thu khí O2 trong phòng thí nghiệm & cách điều chế oxi trong công nghiệp ; h/s nêukhái niệm p/ư phân huỷ & dẫn ra được ví dụ minh hoạ
2.Kĩ năng: lập phương trình hoá học
3.Thái độ: Giáo dục ý thức cẩn thận trong gìơ học có thí nghiệm
II.Đồ dùng:
 1. G/v: - Chuẩn bị thí nghiệm: Điều chế oxi từ KMnO4 ; thu oxi bằng cách đẩy không khí , đẩy nước
 - Dụng cụ: giá sắt , ống nghiệm , ống dẫn khí , đèn cồn , diêm , chậu thủy tinh , lọ thủy tinh có nút nhám (2 chiếc) , bông
 - Hoá chất: KMnO4
 2. H/s: - Đọc trước bài 27 sgk
III. Phương pháp : Thực hành, đàm thoại, hđn
 IV:Tổ chức giờ học: 
 1. ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ (10 phút): ? Em hãy nêu định nghĩa về oxit ? 
 ? Cho biết cách phân loại oxit ? cho mỗi loại một ví dụ minh hoạ ?
 ? chữa bài tập số 4 & số 5 ? 
 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
 * Khởi động: Khí oxi có rất nhiều trong không khí . Có cách nào tách riêng được khí oxi từ không khí ? trong phòng thí nghiệm muốn có một lượng nhỏ khí oxi thì làm thế nào ?
Tg
 Hđ của g/v và h/s
 Nội dung ghi bài
 10
phút
 7
phút
 10
phút
Hoạt động 1
MT: nêu phương pháp điều chế ,
 cách thu khí O2 trong phòng thí 
nghiệm .
- Hướng dẫn h/s quan sát hình 4.5 & nhắc lại dụng cụ , cách tiến hành thí nghiệm (a) phần I tr.92 sgk
- Đ/d nhóm trả lời nhóm khác bổ xung
- G/v bổ xung
- G/v hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm – nhóm thảo luận ghi hiện tượng & kết quả thí nghiệm
- G/v quan sát , uốn nắn sửa sai với các nhóm nếu có
- Đ/d nhóm báo cáo nhóm khác bổ xung
- G/v thông báo kết quả của từng nhóm
- G/v nêu dụng cụ & cách tiến hành thí nghiệm thứ 2 phần (b) tr.92 sgk
- H/s quan sát hiện tượng thí nghiệm 
? Nhận xét hiện tượng & kết quả của thí nghiệm ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- Hướng dẫn h/s quan sát hình (a) và (b) tr.92 sgk & gọi hai h/s lên thu khí oxi bằng cách đẩy không hkí & đẩy nước
- G/v hướng dẫn h/s cách tiến hành thu khí oxi bằng hai cách 
? Khi thu oxi bằng hai cách đẩy không khí , ta phải để ống nghiệm (hoặc lọ thu khí) như thế nào ? vì sao ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v chốt kến thức: Thu oxi bằng cách đẩy không khí ta phải để ngửa bình vì: oxi nặng hơn không khí: 
? Ta có thể thu khí oxi bằng cách đẩy nước vì sao ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức: Ta có thu khí oxi bằng cách đẩy nước vì oxi là chất khí ít tan trong nước .
- G/v viết sơ đồ p/ư điều chế oxi hướng dẫn h/s lên cân bằng phương trình
- Đ/d học sinh cân bằng phương trình h/s khác bổ xung
- G/v nhận xét & đưa đáp án đúng
Hoạt động 2
MT: cách điều chế oxi trong công nghiệp
- Người ta s/x khí oxi trong công nghiệp là không khí hoặc nước
- G/v giới thiệu cách s/x khí oxi từ không khí.
? Em hãy cho biết thành phần của không khí ?
 + gồm khí N2 , O2 , CO2 ...
- Muốn thu được O2 từ không khí ta phải tách riêng được oxi ra khỏi không khí
- G/v nêu phương pháp s/x oxi từ không khí 
- G/v nêu cách s/x khí oxi từ nước. 
? Em hãy viết phương trình p/ư cho quá trình trên ?
- Giới thiệu cách chuyên chở & đựng khí oxi bằng những bình thép
- G/v phân tích sự khác nhau về việc điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm & trong công nghiệp về nguyên liệu , cách s/x , sản lượng , giá thành & y/c học sinh điền vào bảng sau:
điều chế oxi trong 
phòng thí nghiệm
điều chế oxi trong
 công nghiệp
Nguyên liệu
Sảnlượng
Giá thành
- Y/c hoạt động theo nhóm bàn – nhóm thảo luận thống nhất kết quả
- Đ/d nhóm lên điền kết quả nhóm khác nhận xét
- G/v nhận xét & đưa đáp án đúng
Hoạt động 3
MT:Nêu được p/ư phân huỷ là gì?
- G/v đưa ra bảng phụ cho h/s nhận xét các phương trình p/ư & điền vào những chỗ còn trống sau:
 Phản ứng hoá học
 Số 
chất
p/ư
 Số
chất
s/p
2KClO3 2KCl + 3O2 
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
CaCO3 CaO + CO2
........
........
........
........
........
........
- Y/c hoạt động theo nhóm bàn – nhóm thảo luận thống nhất kết quả
- Đ/d nhóm lên điền kết quả nhóm khác nhận xét
- G/v nhận xét & đưa đáp đúng : G/v giới thiệu đây là những p/ư phân hủy
? Vậy em hãy rút ra định nghĩa p/ư phân hủy ?
? Em hãy so sánh p/ư phân hủy với p/ư hoá hợp & điền vào bảng sau:
Số chất p/ư
Số chất s/p
Phản ứng hoá
 hợp
 Phản ứng
 Phân hủy 
- Y/c hoạt động theo nhóm bàn nhóm thảo luận thống nhất kết quả
- Đ/d nhóm lên điền kết quả nhóm khác bổ xung
- G/v đưa đáp án đúng 
I. Điều chế khí oxi trong phòng
 thí nghiệm
 1/ Thí nghiệm:
- Thu oxi bằng hai cách: 
 + Đẩy không khí
 + Đẩy nước
2KClO3 2KCl + 3O2 
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
II. Sản xuất khí oxi trong
 công nghiệp
 1/ sản xuất oxi từ không khí
- Hoá lỏng không khí ở nhiệt độ thấp & áp suất cao 
- Sau đó cho không khí lỏng bay hơi trước hết thu được khí nitơ (ở nhiệt độ -1960C), sau đó thu được khí oxi (ở nhiệt độ -1830C).
 2/ Sản xuất oxi từ nước.
- Điện phân nước trong các bình điện phân sẽ thu được H2 & O2 riêng biệt 
 2H2O 2H2 + O2
III. Phản ứng phân hủy
 1/ Định nghĩa.
- Phản ứng phân hủy là p/ư hoá học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới
 2KClO3 2KCl + 3O2 
 4. Củng cố (6 phút): * Bài tập : Tính khối lượng KClO3 đã bị nhiệt phân , biết rằng thể tích khí oxi thu được sau p/ư là 3,36 lít (đktc)
 * Đáp án: 2KClO3 2KCl + 3O2
 2mol 3mol
 xmol 0,15mol
 - Số mol của oxi thu được là: 
 - Số mol của KClO3 là: x = 
 - Khối lượng KClO3 đã bị phân hủy là: m = n . M = 0,1 . 122,5 = 12,25g
5. Dặn dò (2 phút): - Bài tập về nhà: Từ bài 1 – bài 6 tr.94 sgk
 - Đọc trước bài 28 sgk

File đính kèm:

  • docTIET41~1.DOC