Bài giảng Tiết 41 - Bài 32: Luyện tập chương 3: Phi kim – sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (tiết 1)
1: Kiến thức
Củng cố và hệ thống hoá lại các kiến thức đã học về:
- Tính chất của phi kim, clo, cacbon, silic và tính chất của muối cacbonat.
- Cấu tạo bảng tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn các nguyên tố trong chu kỳ, nhóm và ý
nghĩa của bảng tuần hoàn.
2: Kĩ năng
Rèn luyện các kỹ năng:
- Chọn chất thích hợp , lập sơ đppf dãy biến hoá giữa các chất , viết PTHH.
- Biết xây dựng sự biến đổi giữa các chất và cụ thể hoá thành dãy biến đổi cụ thể và ngược
lại. Viết PTHH biểu diễn sự biến đổi đó.
Ngày soạn: 27/1/2010 Ngày giảng:29/1/2010 Tiết 41. Bài 32. luyện tập chương III Phi kim – sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. I: Mục tiêu bài học 1: Kiến thức Củng cố và hệ thống hoá lại các kiến thức đã học về: - Tính chất của phi kim, clo, cacbon, silic và tính chất của muối cacbonat. - Cấu tạo bảng tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn các nguyên tố trong chu kỳ, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn. 2: Kĩ năng Rèn luyện các kỹ năng: - Chọn chất thích hợp , lập sơ đppf dãy biến hoá giữa các chất , viết PTHH. - Biết xây dựng sự biến đổi giữa các chất và cụ thể hoá thành dãy biến đổi cụ thể và ngược lại. Viết PTHH biểu diễn sự biến đổi đó. - Biết vận dụng bảng tuần hoàn. - Cụ thể hoá ý nghĩa của ô nguyên tố, chu kỳ và nhóm. - Vận dụng qui luật sự biến đổi tính chất trong chu kỳ , nhóm đối với từng nguyên tố cụ thể, so sánh tính kim loại , tính phi kim của một nguyên tố với những nguyên tố lân cận. - Suy đoán cấu tạo nguyên tử , tính chất của nguyên tố cụ thể từ vị trí và ngược lại. 3: Thái độ. HS có thái độ nghiêm túc khi học tập. II: Đồ dùng dạy học. 1) Giáo viên: - Phiếu học tập:Bảng 1,2,3. 2) Học sinh: - Kiến thức chương III. III. Phương pháp dạy học Phương pháp vấn đáp, đàm thoại, thảo luận nhóm. IV: Tổ chức dạy học. 1: ổn địn tổ chức. 9a 9b 2:Khởi động. Kiểm tra kết hợp trong giờ. Hoạt động 1. Kiến thức cần nhớ Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung - GV treo sơ đồ 1. - GV yêu cầu các nhóm lớn dựa vào sơ đồ 1 để trình bày tính chất của phi kim.(hđ trong thời gian là 3 phút). - GV yêu cầu chọn một phi kim, lập dãy biến hoá và viết PTHH. GV treo sơ đồ 2. Yêu cầu đại diện chọn chất ( CTHH) sau đó yêu cầu 2 đại diện lên viết PTHH của dãy biến hoá. + Hãy cho biết vai trò của cácbon? GV chuẩn kiến thức. - GV vấn đáp với HS + Nêu cấu tạo của bảng hệ thống tuần hoàn ? + Ô nguyên tố cho biết gì? + Chu kỳ, nhóm là gì? + So sánh tính phi kim , kim loại của các nguyên tố trong cùng chu kỳ , cùng nhóm? + Nêu ý nghĩa của bảng tuần hoàn? Hoạt động 2. Luyện tập GV yêu cầu HS làm bài tập 4 bằng hđ cá nhân . - GV gọi đại diện HS báo cáo, cả lớp nhận xét và đưa ra đáp án đúng. GV gọi 2 HS khá giỏi lên bảng làm bài tập 6. GV gợi ý cho HS dưới lớp cùng làm - GV hướng dẫn HS làm bài tập 6 ở nhà (nếu chưa làm xong ở trên lớp ) HĐ nhóm Các nhóm thực hiện yêu cầu của GV. Đại diện nhóm trình bày kết quả đ Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. -1 HS ghi sơ đồ biến hoá bằng CTHH. -2 HS lên bảng viết PTHH minh hoạ. . - HS hđ nhóm viết PTHH của sơ đồ 3. Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả +.các nhóm khác treo kết quả để so sánh đối chiếu đ nhận xét. - HS hđ cá nhân để tìm câu trả lời. một hS trìnhbày kết quả cả lớp nhận xét và bổ sung. HĐ cá nhân . - Đại diện HS báo cáo, cả lớp nhận xét và đưa ra đáp án đúng. - Cá nhân làm bài tập vào vở bài tập. 1 HS lên bảng trình bày bài đ HS khác bổ sung. - 1 HS lên làm phần a số mol Fe =? số mol FexOy=? àx:y =? - 1 HS làm phần b Viết PTPƯ Số mol CO2 =? số mol CaCO3 =?à khối lượng CaCO3 +. Các hs khác nhận xét 1.Kiến thức cần nhớ 1:Tính chất hoá học của phi kim. 2:Tính chất hoá học của một số phi kim cụ thể. a:Tính chất hoá học của clo. Kiến thức bài 26. ( tiết 32) b: Tính chất hoá học của cacbon và hợp chất của cacbon 3:Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. 2.Luyện tập BT 4 Cấu tạo nguyên tử của A. p = 11 = e. Số lớp e = 3. Số e lớp ngoài cùng: 1. Tính chất đặc trưng của A:Là kim loại mạnh. A là Na có tính chất kim loại mạnh hơn Mg, Li, yếu hơn K. BT6: a:Xđ CTTQ của oxit sắt là: FexOy. Căn cứ vào PƯ của oxit sắt với CO và dữ kiện của bài ra. FexOy. + CO đ xFe + yCO2 ư. số mol Fe = 22,4 :56 = 0.4 mol. ị số mol FexOy = 0,4 : x. Ta có: ( 56x + 16y) = 0,4 :x = 32 ị x:y = 2:3. ị CTHH của oxit sắt là: Fe2O3. b: Khí sinh ra là CO2 cho vào bình nước vôi trong xảy ra phản ứng. CO2 + Ca(OH)2 đ CaCO3 + H2O Số mol CO2 = 0,4.3:2= 0,6 mol.ị số mol CaCO3 = 0,6 mol. khối lượng CaCO3 = 0,6 .100 = 60 ( g). IV: Củng cố - đánh giá. BTVN: 6(103). Thực hiện dãy biến hoá: C đ CO đ CO2 đ NaHCO3 đ Na2CO3 đ NaCl đ CL2 đ FeCl3 đ Fe. V. dặn dò Chuẩn bị nội dung bài thực hành. Phiếu học tập theo mẫu. Chuẩn bị: Than gỗ( nghiền nhỏ) và muối ăn.( nghiền nhỏ)
File đính kèm:
- H H 9 tiet 41.doc