Bài giảng Tiết 40: Thực hành: Tính chất, điều chế và sự ăn mòn kim loại

 Củng cố kiến thức về: dãy điện hoá của kim loại, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại.

 Tiến hành một số thí nghiệm:

 - So sánh phản ứng của Al, Fe, Cu với ion H+ trong dung dịch HCl (dãy điện hoá của kim loại).

 - Fe phản ứng với Cu2+ trong dung dịch CuSO4 (điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử kim loại yếu trong dung dịch).

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 40: Thực hành: Tính chất, điều chế và sự ăn mòn kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 40 Ngày soạn:3/12/2008
THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT, ĐIỀU CHẾ VÀ 
SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 v Củng cố kiến thức về: dãy điện hoá của kim loại, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại.
 v Tiến hành một số thí nghiệm:
 - So sánh phản ứng của Al, Fe, Cu với ion H+ trong dung dịch HCl (dãy điện hoá của kim loại).
 - Fe phản ứng với Cu2+ trong dung dịch CuSO4 (điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử kim loại yếu trong dung dịch).
 - Zn phản ứng với dung dịch H2SO4, dung dịch H2SO4 thêm CuSO4 (sự ăn mòn điện hoá học).
 2. Kĩ năng: 
 - Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng thực hành hoá học: làm việc với dụng cụ thí nghiệm, hoá chất, quan sát hiện tượng.
 - Vận dụng để giải thích các vấn đề liên quan đến dãy điện hoá của kim loại, về sự ăn mòn kim loại, chống ăn mòn kim loại.
 3. Thái độ: Cẩn thận trong các thí nghiệm hoá học.
II. CHUẨN BỊ: 
 1. Dụng cụ: Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, đèn cồn, kéo, dũa hoặc giấy giáp.
 2. Hoá chất: Kim loại: Na, Mg, Fe (đinh sắt nhỏ hoặc dây sắt); Dung dịch: HCl. H2SO4, CuSO4
III. PHƯƠNG PHÁP: HS tiến hành làm các thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV.
IV. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:
 1. Ổn định lớp: Chào hỏi, kiểm diện. Nhắc nhở nội quy PTN, những lưu ý trước khi tiến hành các thí nghiệm hoá học.
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Công việc đầu buổi thực hành
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết thực hành và một số điểm cần lưu ý trong buổi thực hành.
- GV có thể làm mẫu một số thí nghiệm.
Hoạt động 2:
- HS tiến hành các thí nghiệm như yêu cầu của SGK
Thí nghiệm 1: Dãy điện hoá của kim loại 
Hoạt động 3:
- HS tiến hành thí nghiệm như SGK.
- Lưu ý là đánh thật sạch gỉ sắt để phản ứng xảy ra nhanh và rõ hơn.
Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion kim loại trong dung dịch.
Hoạt động 4:
- HS tiến hành thí nghiệm như SGK.
- GV hướng dẫn HS quan sát hiện tượng. 
Thí nghiệm 3: Ăn mòn điện hoá
Hoạt động 5: Công việc cuối buổi thực hành.
- GV nhận xét, đánh giá buổi thực hành.
- HS thu dọn dụng cụ, hoá chất, vệ sinh PTN, lớp học, viết tường trình thí nghiệm theo mẫu.
V. CỦNG CỐ: Trong tiết thực hành.
VI. DẶN DÒ: Xem trước bài KIM LOẠI KIỀM. 

File đính kèm:

  • doctiet 40.doc