Bài giảng Tiết: 40 - Bài: Luyện tập

Kiến thức: Các phản ứng chính của hiđrocácbon no.

 Đặc điểm cấu tạo và công thức tổng quát

 Cách viết đồng phân vàgọi tên ankan

 Tính chất hóa học đặc trương của ankan và Xicloankan

 2.Kỹ năng:Viết công thức tổng quát, lập CTPT và viết CTCT

 3.Thái độ:Tư duy logích và tính cẩn thận trong là bài tập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 40 - Bài: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15.1.2008
Tiết: 40	 Bài: LUYỆN TẬP
 I.MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức:	Các phản ứng chính của hiđrocácbon no.
	Đặc điểm cấu tạo và công thức tổng quát
	Cách viết đồng phân vàgọi tên ankan
	Tính chất hóa học đặc trương của ankan và Xicloankan
	2.Kỹ năng:Viết công thức tổng quát, lập CTPT và viết CTCT
	3.Thái độ:Tư duy logích và tính cẩn thận trong là bài tập.
 II.CHUẨN BỊ.
	1.Chuẫn bị của giáo viên. Kẻ sẳn bảng tổng kết như trong sách giáo khoa và hệ thống bài tập.
	2.Chuẩn bị của học sinh.Chuẩn bị các bài tập luyện tập chương 5
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1.Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số lớp.
	2.Kiểm tra bài cũ.
	 Câu hỏi: Kiểm tra trong quá trình luyện tập
	3.Giảng bài mới
	-Giới thiệu bài mới. Các em đã học qua lý thuyết về đặc điểm cấu tạo và tính chất của Hidro cacbon no. Hôm nay chúng ta cùng vận dụng tính chất vào làm bài tập.
	4-Tiến trình tiết dạy.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
HOẠT ĐỘNG 1.Kiến thức cần nắm vững
15’
Giáo viên lập bảng như trong sách giáo khoa để trống phần cấu tạo và tính chất yêu cầu học sinh dựa vào tính chất đã học để hoàn thành.
Với 3 vấn đề trên giáo viên để các nhóm tự ôn tập.
I. Kiến thức cần nắm vững.
1.Các phản ứng chính của Hiđro cacbon No: Phản ứng thế, phản ứng tách.
2. CTTQ của ankan và Xicloankan.
3.Ankan từ C4H10 trở đi có đồng phân mạch cacbon.
4.Tính chất hóa học đặc trưng của ankan và xicloankan là phản ứng thế, riêng xiclo ankan vòng nhỏ có khả năng mở vòng
5. Các ankan là thành phần chính trong các loại nhiên liệu và là nguồn nguyên liệu phong phú trong CN hóa học.
HOẠT ĐỘNG2. Luyện tập các bài tập trong sách giáo khoa.
5’
Giáo viên hướng dẫn cách viết học sinh viết các đồng phân.
Học sinh viết các đồng phân.
Bài1.Viết công thức cấu tạo của các ankan.
CH3 – CH – CH2 – CH3 
 CH3 izopentan
CH3 – CH – CH3 
 CH3 2- metyl propan
HOẠT ĐỘNG3.
7’
Hs Sử dụng điều kiện của an kan để xác định CTPT.
Từ công thức phân tử viết phương trình tác dụng với clo.
Bài 2
a. CTĐG nhất C2H5 
=> CTTQ có dạng: (C2H5)n
Hay C2nH5n
Hay 5n =2.2n +2
=> n = 2 
=> CTPT: C4H10
Vậy CTCT của Y là:
CH3 – CH2 – CH2 – CH3
b.Viết phương trình phản ứng tạo sản phẩm chính và sản phẩm phụ.
HOẠT ĐỘNG 5.
7’
 Giáo viên hướng dẫn cách làm
Học sinh làm bài tập và báo cáo kết quả
Bài 3.Tìm % về thể tích các chất khí.
 -Gọi x và y lần lược là số mol của các chất
- Viết 2 phương trình đốt cháy
-Lập hệ phương trình, suy ra số mol suy ra thành phần % của các chất.
HOẠT ĐỘNG6.
8’
Giáo viên hướng dẫn cách làm 
Gọi một học sinh lên bảng làm.
Bài tập 4.
- Nâng nhiệt độ của 1(g) nước lên1 độ tiêu tốn 4,18 j
-Khi nâng nhiệt độ nước từ 25oc đến 1000c tăng 75 độ
=> cần tiêu tốn năng lượng 75.4,18 = 314j
=> Năng lượng cần tiêu tốn cho 1(l) nước =314.1000=314kj.
Mặt khác: 1g CH4 cần đốt cháy là: 314/55,6 = 5,64(g)
=> V = 5,64/16 x22,4 = 7,9(l)
5.Củng cố: Chú ý cách viết đồng phân và đọc tên đồng phân.và làm các dạng bài tập cơ bản.
6.Dặn dò, bài tập về nhà. Về nhà ôn lại cách viết đồng phân ankan và cách đọc ten ankan.
IV.RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG.

File đính kèm:

  • doc40.doc