Bài giảng Tiết 40 - Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (tiếp theo)

1.1. kiến thức: hs biết được:

- quy luật biến đổi chất trong chu kỳ, nhóm. ap dụng chu kỳ 2, 3, nhóm i, vii.

- ý nghĩa của bảng tuần hoàn: sơ lược về mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử, vị trí nguyên tố và tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố đó.

1.2. kỹ năng:

- dựa vào vị trí của nguyên tố (20 nguyên tố đầu) suy ra cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.

 - so sánh tính kim loại hoặc phi kim của một nguyên tố cụ thể với các nguyên tố lân cận.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 40 - Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Ngày dạy: ..
Tiết ppct: 40	 Bài 31 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN
 CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (Tiếp theo)
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: HS biết được:
- Quy luật biến đổi chất trong chu kỳ, nhóm. Aùp dụng chu kỳ 2, 3, nhóm I, VII.
- Ý nghĩa của bảng tuần hoàn: Sơ lược về mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử, vị trí nguyên tố và tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố đó.
1.2. Kỹ năng:
- Dựa vào vị trí của nguyên tố (20 nguyên tố đầu) suy ra cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.
 - So sánh tính kim loại hoặc phi kim của một nguyên tố cụ thể với các nguyên tố lân cận.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục HS biết cách tra bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, lòng yêu thích bộ môn.
2.TRỌNG TÂM: 
	-Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nghuyên tố hóa học
3.CHUẨN BỊ:
3.1. GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học; chu kì 2,3, nhóm I, VII phóng to.
3.2. HS: Tìm hiểu phần còn lại của bài, Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS.
4.2. kiểm tra miệng:
Câu 1: Bài tập 2 SGK/101 , có vở BT đầy đủ.(10đ).
Đáp án: 
+ X thuộc ô 11, chu kì 3, nhóm I. X là natri (Na)
+ Tính chất hóa học cơ bản của Na là tính khử:
Phản ứng với phi kim: 4Na + O2 2Na2O
Phản ứng với axit: 2Na + 2HCl 2NaCl + H2­ 
Phản ứng với nước: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2­
Câu 2: Cho biết ý nghĩa bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học? (8đ)
Đáp án: 
+Biết vị trí của nguyên tố, ta có thể dự đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.
+Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất của nguyên tố đó.
4.3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV &HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Hoạt động 1:GTB
GV: Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn như thế nào? Bảng tuần hoàn có ý nghĩa như thế nào? Ta tìm hiểu phần còn lại của bài.
2. Hoạt động 2: Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại,hđ cá nhân:
GV: Thông báo quy luật biến đổi tính chất chung trong 1 chu kỳ và yêu cầu HS vận dụng.
GV: Yêu cầu HS quan sát chu kỳ 2. Trả lời cá nhân: 
- Số electron lớp ngoài cùng biến đổi như thế nào từ Li ® Ne?
- Sự biến đổi tính chất kim loại và phi kim thể hiện như thế nào?
- Đầu chu kỳ là kim loại gì? Cuối chu kỳ? Kết thúc chu kỳ?
HS:
- Số electron lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 ® 8.
- Li là kim loại mạnh, F là phi kim mạnh nhất nên tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.
- Kim loại mạnh Li, cuối chu kỳ phi kim F, kết thúc chu kỳ là khí hiếm Ne.
GV: Nhận xét, chấm điểm (Nếu có).
GV: yêu cầu HS làm tương tự như chu kỳ 2 để nêu lên tính biến thiên của các nguyên tố trong chu kỳ 3.
HS: 
- Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố tăng từ 1 ® 8 (Na ® Ar).
- Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.
- Đầu chu kỳ là kim loại mạnh (Na), cuối chu kỳ là phi kim mạnh (Cl), kết thúc chu kỳ là khí hiếm (Ar).
GV: Hãy rút ra sự biến thiên tính chất của các nguyên tố trong 1 chu kỳ?
GV: Sự biến đổi số lớp electron, quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim trong nhóm có gì khác trong chu kỳ?
GV: Yêu cầu HS tự đọc thông tin SGK. Trả lời:
- Nêu quy luật.
- Phân tích ví dụ đối với nhóm I, VII để chứng minh cho quy luật?
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời 2 câu hỏi trên.
HS: Trong cùng 1 nhóm đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, số lớp electron của nguyên tử tăng dần, tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.
2. Hoạt động 2: Ý nghĩa.
Phương pháp: hoạt động nhóm
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn ví dụ. 
Yêu cầu HS hoàn thành bảng 1:
HS:
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn ví dụ. 
Yêu cầu HS hoàn thành bảng 2.
HS: 
HS: Rút ra nhận xét chung.
GV: Chốt lại ý nghĩa bảng tuần hoàn.
III. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
1. Trong một chu kỳ:
- Chu kỳ 2: 8 nguyên tố.
- Chu kỳ 3: 8 nguyên tố.
* Trong chu kỳ đi từ đầu đến cuối chu kỳ theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
- Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 ® 8.
- Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần. 
- Đầu chu kỳ là một kim loại kiềm, cuối chu kỳ là halogen ( phi kim mạnh), kết thúc chu kỳ là khí hiếm.
2. Trong một nhóm:
* Trong cùng 1 nhóm đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
- Số lớp electron của nguyên tử tăng dần.
- Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.
IV. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học:
Ví dụ 1: Nguyên tố A có số hiệu 9, điện tích hạt nhân 9+, có 9 electron.
 Nguyên tố A ở chu kỳ 2, nhóm VII nên có 2 lớp electon và 7 electron lớp ngoài cùng ® Nguyên tố X là: F.
F là nguyên tố phi kim mạnh vì đứng gần 
đầu nhóm 7, gần cuối chu kì 2 
F > O ( cùng Chu kỳ 2)
F > Cl (cùng Nhóm VII).
Ví du 2: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp eletron, lớp ngoài cùng có 2 electron nên X ở chu kỳ 3, nhóm II ® Nguyên tố X là: Mg
Mg là một nguyên tố kim loại mạnh vì đứng đầu chu kỳ 3 và gần đầu nhóm II.
 Na > Mg > Al ( cùng chu kì 3)
 Mg < Ca ( cùng nhóm II)
Nhận xét:
- Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố đó và ngược lại.
- So sánh tính kim loại hay phi kim của nguyên tố này với các nguyên tố lân cận.
4.4. Củng cố và luyện tập:
a. Nhắc lại nội dung chính của bài.
b. Hoàn thành nội dung còn thiếu ở bảng dưới đây:
TT
Kí hiệu
Vị trí trong bảng HTTH
Cấu tạo nguyên tử
Tính chất HH cơ bản
Thứ tự
Chu kì
Nhóm
Số p
Số e
Số lớp e
Số e lớp ngòai
1
Na
11
3
I
2
O
8
2
6
3
Ca
20
4
II
Đáp án:
TT
Kí hiệu
Vị trí trong bảng HTTH
Cấu tạo nguyên tử
Tính chất HH cơ bản
Thứ tự
Chu kì
Nhóm
Số p
Số e
Số lớp e
Số e lớp ngòai
1
Na
11
3
I
13
13
3
1
Kim loại
2
O
8
2
VI
8
8
2
6
Phi kim 
3
Ca
20
4
II
20
20
4
2
Kim loại
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Đối với tiết học này: 
V VI VII
N O F 
P 
As
2
3
4
 + Học bài, làm bài tập 5,6,7 / 101 SGK.
 + Hướng dẫn bài tập 6/101 SGK:
 Chiều tăng dần của phi kim: As < P < N < O < F.
 Vì As, P, N ( cùng nhóm V).
 Vì O, F ,N (cùng chu kỳ 2).
- Đối với tiết học sau: 
+ Xem lại TCHH của phi kim: Clo, C, hợp chất C
+ Làm trước bài tậâp 1,2,3,4 SGK/ 103, HS hoàn thành trước sơ đồ 1,2,3. 
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung: 	
Phương pháp:	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	

File đính kèm:

  • docH9-40.doc
Giáo án liên quan