Bài giảng Tiết 4: Một số oxít quan trọng (tiết 1)

. kiến thức:

- hs hiểu được những tính chất hoá học của canxioxít (vôi sống), lưu huỳnh đi oxít (so2) viết đúng các ptpư minh hoạ.

- biết được những ứng dụng của cao trong đời sống và sản xuất, các phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

- biết ứng dụng và những tác hại của so2 trong đời sống, sản xuất và môi trường, điều chế so2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 4: Một số oxít quan trọng (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng Tiết 4
Lớp:9A: một số oxít quan trọng
Lớp: 9B 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được những tính chất hoá học của canxioxít (vôi sống), lưu huỳnh đi oxít (SO2) viết đúng các PTPƯ minh hoạ.
- Biết được những ứng dụng của CaO trong đời sống và sản xuất, các phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Biết ứng dụng và những tác hại của SO2 trong đời sống, sản xuất và môi trường, điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng viết PTPƯ và khả năng làm các bài tập hoá học.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính tự giác và nghiêm túc trong giờ học.
- Lòng say mê nghiên cứu bộ môn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
+ Dụng cụ: ống nghiệm, bình cầu, nút cao su, dây dẫn, phễu thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, ống hút, giá TN, kẹp gỗ.
+ Hoá chất: d2 HCl , H2SO4(l) , Ca(OH)2 , CaO , CaCO3 , Na2SO3 .
2. Học sinh:
- Đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp (1 phút)
 	 9A:..
 	 9B:...
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Thế nào là oxít bazơ, oxít axít, oxít lưỡng tính, oxít trung tính? Cho ví dụ từng loại oxít ?
Đáp án:
- Oxít bazơ là những oxít t/d với d2 axít muối và nước.
+ Ví dụ: CuO , Na2O ..
- Oxít axít là những oxít t/d với d2 bazơ muối và nước.
+ Ví dụ: SO3 , CO2 
 Oxít lưỡng tính là những oxít t/d với d2 bazơ , d2 a xít muối và nước.
+ Ví dụ: Al2O3 , ZnO .
- Oxít trung tính còn gọi là oxít không tạo muối, là những oxít không t/d với axít, bazơ, nước.
+ Ví dụ: CO , NO ..
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1(10 phút) Tìm hiểu tính chất của can xi oxít:
- GV: Khẳng định CaO thuộc loại oxít bazơ, nó có các t/c của oxít bazơ.
- Cho hs qs mẫu CaO và nêu các t/c vật lý cơ bản.
- HS: HĐ cá nhân, qs trình bày t/c vật lý của CaO lớp nhận xét, bổ sung.
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu hs làm TN 1:
+ Cho mẩu nhỏ CaO vào ống nghiệm .
+ Nhỏ từ từ nước vào ống nghiệm dùng đũa thuỷ tinh trộn đều .
- HS: Làm TN theo sự hướng dẫn của gv, qs, nhận xét và viết PTPƯ.
+ Đại diện nhóm trình bày và viết PTPƯ, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV: pư của CaO với H2O gọi là pư tôi vôi .
+ Ca(OH)2 tan ít trong nước, phần tan tạo thành d2 bazơ.
+ CaO hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất .
- GV:Hướng dẫn hs làm TN2: CaO t/d với axít
- HS: Các nhóm làm TN, qs, nhận xét hiện
 tượng và viết PTPƯ.
+ Đại diện nhóm trình bày, viết PTPƯ, nhóm khác nhận xét , bổ sung.
- GV: Nhờ tính chất này CaO được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lý nước thải của nhiều nhà máy hoá chất.
- GV: Tương tự ở mục 1 tiết 2.
+ Từ những t/c của CaO đã nghiên cứu hãy rút ra kết luận?
* Hoạt động 2(2 phút) Tìm hiểu về ứng dụng của can xi oxít.
- GV: Từ những t/c của CaO liên hệ thực tế cho biết CaO có những ứng dụng gì?
- HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất đáp án đại diện nhóm trình bày.
* Hoạt động 3(4 phút)
- GV: Y/c hs cho biết nguyên liệu sx vôi ?
- Miêu tả quá trình sx vôi ở địa phương.
- Trong quá trình sx vôi sảy ra những PTPƯ nào? Hãy viết các PTPƯ đó?
- GV: Giới thiệu lò nung vôi cômg nghiệp.
- HS: Đọc mục “em có biết”
* Hoạt động 4(10 phút) tìm hiểu về tính chất của SO2
- GV: Giới thiệu t/c vật lý của SO2 .
- HS: Nghe và ghi vở.
- GV: Làm TN biểu diễn đ/c SO2 từ Na2SO3 và axít H2SO4 loãng.
- Hs: qs, nhận xét TN và viết PTPƯ.
- GV: SO2 là chất gây ô nhiễm không khí, là một trong những nguyên nhân gây mưa axít.
GV: Tiếp tục TN dẫn khí SO2 vào d2 Ca(OH)2 cho hs qs, nhận xét.
- HS: 1-2 em trả lời, lớp nhận xét và bổ sung.
GV: SO2 tương tự nh CO2 t/d với oxit bazơ tạo thành muối.
- Từ những t/c trên rút ra kết luận về lưu huỳnh đi oxít.
- HS: Rút ra kết luận.
* Hoạt động5(2 phút) ứng dụng của SO2.
- GV: Cho hs đọc thông tin SGK.
* Hoạt động 6(5 phút) Điều chế lưu huỳnh đi oxít.
- GV: Y/c hs trả lời câu hỏi:
+ Qua các TN hãy cho biết h/c và cách đ/c SO2 trong phòng thí nghiệm.
A. Can xi oxít.
I. Tính chất vật lý.
- CaO là chất rắn mằu trắng, nóng chảy ở to rất cao(25850c)
II. Tính chất hoá học:
1. Tác dụng với nước:
- Khi cho CaO t/d với H2O , pư toả nhiều nhiệt, sinh ra chất rắn màu trắng, tan ít trong nước làm quỳ tím xanh
 bazơ.
CaO(r) + H2O(l) Ca(OH)2 (r) 
2. Tác dụng với axít:
- CaO t/d với d2 HCl pư toả nhiều nhiệt tạo thành d2 CaCl2
CaO(r) +2HCl(dd) CaCl2 (dd) + H2O(l) 
3. Tác dụng với oxít axít:
CaO(r) + CO2 (k) CaCO3 (r) 
- Can xi oxít là một oxít bazơ.
II. ứng dụng của CaO:
- SGK trang 8.
III. Sản xuất can xi oxít:
1. Nguyên liệu:
- Đá vôi, củi, than đá ..
2. Các phản ứng hoá học:
C(r) + O2 (k) CO2 (k) + Q
CaCO3 (r) CaO(r) + CO2 (k) 
B. Lưu huỳnh đi oxít(SO2).
I. Tính chất vật lý:
- Là chất khí không màu, mùi hắc, độc.
II. Tính chất hoá học:
1. Tác dụng với nước.
- SO2 t/d với H2O tạo thành a.H2SO3
SO2 (k) + H2O(l) H2SO3 () 
2. Tác dụng với bazơ.
- SO2 t/d với bazơ muối và nước.
SO2(k)+ Ca(OH)2(d) CaSO3(r)+ H2O(l)
3. Tác dụng với oxít bazơ.
- SO2(k) + Na2O(r) Na2SO3 (r) 
- SO2 là một oxít axít.
III. ứng dụng:
- SO2 phần lớn dùng để sx axít H2SO4
IV. Điều chế:
1. Trong phòng thí nghiệm:
Na2SO3 (r)+ H2SO4(dd)Na2SO4(dd)+ H2O(l)+ SO2(k)
2. Trong công nghiệp:
+ Đốt S trong không khí :
 S + O2 SO2 
+ Đốt quặng pi rít sắt FeS2
4. Củng cố (6 phút):
- GV yêu cầu học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: Viết PTPƯ cho mỗi biến đổi sau:
 Ca(OH)2
CaCO3 CaO CaCl2
 Ca(NO3)2
 CaCO3
Bài tập 2: Trình bày phương pháp để phân biệt các chất rắn sau: CaO , P2O5 , SiO2 .
5. Hướng dẫn học ở nhà(1 phút):
- Về nhà học bài và làm bài tập 1,2,3,4 SGK trang 9.
- Đọc trước bài lưu huỳnh đi oxít.

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 9 tiet 4.doc