Bài giảng Tiết 4: Kim loại kiềm thổ (tiếp)

1. Kiến thức:

* Biết:Vị trí, cấu hình electron, năng lượng ion hoá, số oxi hoá của kim loại kiềm thổ; một số ứng dụng của kim loại kiềm thổ.

* Hiểu:- Tính chất vật lí: nhiệt độ nống chảy và nhiệt độ sôi tương đối thấp, khối lượng riêng tương đối nhỏ, độ cứng nhỏ. - Tính chất hoá học đặc trựng của kim loại kiềm là tính khử mạnh, nhưng yếu hơn kim loại kim loại kiềm, tính khử tăng dần từ Be đến Ba.Phương pháp điều chế kim loại kiềm tổ là điện phân nóng chảy muối clorua hoặc florua

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 921 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 4: Kim loại kiềm thổ (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn 13/12/2008	Giảng /12/2008
Tiết 48	kim loại kiềm thổ
I. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức:
* Biết:Vị trí, cấu hình electron, năng lượng ion hoá, số oxi hoá của kim loại kiềm thổ; một số ứng dụng của kim loại kiềm thổ.
* Hiểu:- Tính chất vật lí: nhiệt độ nống chảy và nhiệt độ sôi tương đối thấp, khối lượng riêng tương đối nhỏ, độ cứng nhỏ. - Tính chất hoá học đặc trựng của kim loại kiềm là tính khử mạnh, nhưng yếu hơn kim loại kim loại kiềm, tính khử tăng dần từ Be đến Ba.Phương pháp điều chế kim loại kiềm tổ là điện phân nóng chảy muối clorua hoặc florua 
2. Kĩ năng: - Biết thực hiện các thao tác tư duy logictheo trình tự:
- Vị trí, cấu tạo nguyên tử đ tính chất chung đ phương pháp điều chế.
- Biết sử dụng các thông tin để kiểm tra dự đoán và rút ra kết luận về kim loại kiềm thổ căn cứ vào: kiến thực đã biết, thông tin ở bài học qua kênh chữ, kênh hinh, bảng số liệu, quan sát 1 số thí nghiệm.
II. Chuẩn bị 
1.Dụng cụ: - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Bảng tóm tắt cấu tạo và tính chất vật lí của kim loại kiềm thổ phóng to.
- Đĩa hình của 1 số phản ứng của can xi. - Đèn cồn, cốc, kẹp gỗ.
- Sơ đồ điện phân nóng chảy MgCl2, CaCl2, điện phân dung dịch MgCl2, CaCl2.
2. Hoá chất:- Dây Ma gie, - Nước cất,dung dịch CuSO4. 
III. Tiến trình dạy học
	1. ổn định lớp / 36
	2. Nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1
GV yêu cầu HS:
- Quan sát bảng tuần hoàn, nêu vị trí nhóm kim loại kiềm thổ, đọc tên các nguyên tố trong nhóm.
- Viết cấu hình electron thu gọn của Ca, Mg, Ba.
- Cho biết đặc điểm của lớp electron lớp ngoài cùng,khả năng cho electron của nguyên tử.
- Quan sát bảng và rút ra nhận xét về năng lượng ion hoá, mạng tinh thể của 1 số kim loại kiềm thổ.
- Dự đoán tính chất hoá học đặc trưng của kim loại kiềm thổ, kiểm tra dự đoán và rút ra kết luận.
 Hoạt động 2
- Qua bảng tóm tắt cấu toạ và tính chất vật lí của kim loại kiểm thổ, mục nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lương riêng, độ cứng, thể điện cực chuẩn.
- Đọc 1 số thông tin trong bài về tính chất vật lí.
- Rút ra nhận xét và phát biểu ý kiến.
- GV yêu cầu HS phát biểu, 2-3 HS nhận xét, bổ sung và hoàn thiện.
 Hoạt động 3 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu tính chất hoá học của kim loại kiểm thổ theo quy trình sau:
Dự đoán tính chất hoá học đ Kiểm tra dự đoán đ Kết luận
- GV có thể yêu cầu HS viết PTHH của phản ứng giữa magie với H2SO4 đặc, với dung dịch HNO3, phản ứng magie cháy trong CO2.
- Nếu có điều kiện, có thể cho HS quan sát thí nghiệm mô phong, thí nghiệm trên đĩa hình.
- GV tổ chức hướng dẫn cho HS làm việc, tổ chức thảo luận toàn lớp và hoàn thiện.
Hoạt động 4
- GV yêu cầu HS:
- Lựa chọn phương pháp phù hợp điều chế kim loại kiềm thổ trên cơ sở lí thuyết về điện phân, phương pháp chung điều chế kim loại, tính chất đặc trưng của kim loại kiềm thổ.
- Giải thích và viết sơ đồ điện phân MgCl2, CaCl2, các phản ứng trên mỗi điện cực và phương trình điện phân.
Hoạt động 5
Củng cố bài
- GV yêu cầu HS nêu lại nội dung chính của bài học và làm một số bài tập.
Thí dụ:
1. Hãy viết PTHH biểu diẽn các chuyển đổi sau (M là kim loại kiềm thổ):
M đ MO đ M(OH)2 đ MCO3đM(HCO)3
2. Chỉ có thể điều chế kim loại Ca bằng cách.
A. Điện phân dung dịch CaCl2
B. Điện phân dung dịch Ca(OH)2 
C. Điện phân nóng chảy CaCl2
D. Điện phân CaC2
Hãy chọn phương án đúng và giải thích.
I. Vị trí và cấu tạo
1. Vị trí của kim loại kiềm thổ trong BTH
- Các nguyên tố kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn.
2. Cấu tạo và tính chất của kim loại kiềm thổ
- nguyên tố chỉ có 2e ở lớp ngoài cùng ở phân lớp ns.
- Dự đoán tính chất: nguyên tử dễ dàng tách 2e để trở thành ion dương có điện tích dương 2+ ;
- Tính chất đặc trưng của kim loại kiềm thổ là tính khử mạnh (nhưng yếu hơn kim loại kiềm).
II. Tính chất vật lí
- Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp (trừ be ri), Khối lượng riêng tương đối nhỏ, độ cứng nhỏ.
- Thế điện cực chuẩn E0(M2+/ M) có giá trị thấp
III. Tính chất hoá học
- Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh, do:
+ Chỉ có 2e ở phân lớp ns ngoài cùng, nguyên tử dễ mấ 2e để trở thành ion mang điện tích 2+.
M M2+ + 2e
+ Thế điện cực chuẩn có giá trị nhỏ.
- Thể hiện tính khử trong phản ứng với kim loại axit và nước
1. Tác dụng với phi kim
+ Khử được các phi kim tạo thành oxit hoặc muối.
 2. Tác dụng với axit
+ Khử dễ dàng ion H+ trong dung dịch axit tạo thành khí H2
Ngoài ra, M cò tác dụng được với dung dịch muối của kim loại kém hoạt động, H2SO4 đặc, HNO3.
3. Tác dụng với nước
+ Khử được nước dễ dàng, tạo thành khí H2 như ở mức độ khác nhau:
M + 2M2O M(OH)2 + H2 
 (M là Ca, Ba, Sr)
Be không phản ứng với nước 
IV. ứng dụng và điều chế.
1. ứng dụng: sgk
2. Điều chế:
* Kết luận:
* Nguyên tắc: Do có tính khử mạnh nên phương pháp duy nhất điều chế kim loại kiềm thổ là phương pháp điện phân muối nóng chảy.
M2+ + 2e đpnc M
* Nguyên liệu: Khoáng chất chứa hợp chất kim loại kiềm thổ.
* Phương pháp: Điện phân muối nóng chảy.
Thí dụ: Điện phân MgCl2 nóng chảy.
Cực âm (catot)
MgCl2
Cực dương (atot)
Mg2+ + 2e Mg
2Cl - Cl2 + 2e
 MgCl2 đpnc Mg + Cl2

File đính kèm:

  • doctiet48.doc
Giáo án liên quan