Bài giảng Tiết 4 - Bài 2: Lipit (tiếp theo)

/ Kiến thức: Hs biết: - Khái niệm, các loại lipit, trạng thái tự nhiên của lipit.

 - Cấu tạo và tính chất của chất béo.

 - Sử dụng chât béo một cách hợp lí.

 2/ Kĩ năng : Rèn kĩ năng nghiên cứu và vận dụng kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm.

B. Phương pháp chủ yếu : Nghiên cứu, thảo luận nhóm.

C. Chuẩn bị:

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 4 - Bài 2: Lipit (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28-08-2009.	 Ngày dạy
Tiết 4. Bài 2. LIPIT
A. Mục tiêu.
 1/ Kiến thức: Hs biết: - Khái niệm, các loại lipit, trạng thái tự nhiên của lipit.
 - Cấu tạo và tính chất của chất béo.
 - Sử dụng chât béo một cách hợp lí.
 2/ Kĩ năng : Rèn kĩ năng nghiên cứu và vận dụng kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm.
B. Phương pháp chủ yếu : Nghiên cứu, thảo luận nhóm.
C. Chuẩn bị: 
	1. Giáo viên : Giáo án + Thí nghiệm xà phòng hoá chất béo.
	2. Học sinh : Mẫu chất béo, sáp ong.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp.
II. Kiểm tra bài cũ : 
 Nêu tính chất hoá học của este, viết ptpư minh hoạ. 
III. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1
GV: Yêu cầu Hs nghiên cứu SGK, thảo luận, nêu 
 khái niệm và các loại lipit.
HS: nghiên cứu SGK, thảo luận, nêu khái niệm
 và các loại lipit.
GV: Cho Hs biết chỉ nghiên cứu chất béo.
Yêu cầu Hs nghiên cứu SGK, thảo luận, nêu khái niệm chất béo. Từ đó, hướng dẫn Hs viết CTCT chất béo dạng tổng quát
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận, nêu khái niệm viết CTCT chung của chất béo.
GV: Nêu một số axit béo thường gặp. Yêu cầu Hs viết các chất béo tạo ra từ glixerol với các axit béo C17H35COOH : axit stearic
C17H33COOH : axit oleic (cis)
C15H31COOH : axit panmitic
C17H31COOH : axit linoleic
HS: Viết các chất béo tạo ra từ glixerol với các axit béo trên.
Hoạt động 2
GV: Yêu cầu Hs nghiên cứu SGK, thảo luận, liên hệ thực tế, nêu trạng thái thiên nhiên của lipit.
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận, liên hệ thực tế, nêu trạng thái thiên nhiên của lipit.
Hoạt động 3
GV: Yêu cầu Hs nghiên cứu SGK, thảo luận, liên hệ thực tế, quan sát mẫu chất béo, nêu tính chất vật lí của chất béo.
HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận, liên hệ thực tế, quan sát mẫu chất béo, nêu tính chất vật lí của chất béo.
GV: Chú ý trạng thái rắn hay lỏng của chất béo có liên quan đến cấu tạo no hay không no của gốc axit béo.
Hoạt động 4
GV: Yêu cầu Hs dự đoán tính chất của chất béo dựa vào CTCT.
HS : Dự đoán tính chất của chất béo dựa vào CTCT. 
GV : Yêu cầu Hs nêu các phản ứng, viết ptpư minh hoạ.
HS: Nêu các phản ứng, viết ptpư minh hoạ.
GV: Làm ths nghiệm minh hoạ phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit, trong môi trường kiềm. Yêu cầu Hs quan sát, nêu và giải thích hiện tượng.
HS: Quan sát, nêu và giải thích hiện tượng.
GV : Hướng dẫn Hs hình thành pt phản ứng thuỷ phân dạng tổng quát.
GV : Nêu pư oxi hoá chất béo, giải thích hiện tượng mỡ ôi.
Hoạt động 5
GV : Nêu vai trò của chất béo trong cơ thể, từ đó, yêu cầu Hs biết được không nên dùng quá nhiều chất béo để tránh béo phì và các bệnh khác có liên quan. 
Hoạt động 6
GV: Yêu cầu Hs nghiên cứu SGK, thảo luận, liên hệ thực tế, nêu ứng dụng của chất béo trong CN. 
HS : Nghiên cứu SGK, thảo luận, liên hệ thực tế, nêu ứng dụng của chất béo trong CN.
I- KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
1. Khái niệm và phân loại
- Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng tan trong nhiều dung môi hữu cơ không phân cực 
- Lipit là những este phức tạp, gồm các loại: chất béo, sáp, steroit, photpholipit...
- Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử cacbon (khoảng từ 12C đến 14C) không phân nhánh (axit béo), gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. Chất béo có công thức chung là :
 R, R’, R’’ là các gốc của các axit béo có thể giống hoặc khác nhau. 
2. Trạng thái tự nhiên
- Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, 
 thực vật. 
- Sáp điển hình là sáp ong. 
- Steroit và photpholipit có trong cơ thể sinh vật .
II. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT BÉO
1. Tính chất vật lí
Chất béo ở thể lỏng (dầu thực vật) hoặc rắn (mỡ động vật), nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan nhiều trong nhiều dm hữu cơ.
2. Tính chất hoá học.
 a. Phản ứng thuỷ phân trong môi trường
 axit:
 H+, t0 RCOOH +
 + 3H2O R’COOH +
 R’’COOH +
 C3H5(OH)3 . 
Là pư thuận nghịch. 
b. Phản ứng xà phòng hoá(mt bazơ) :
 C3H5(OH)3 +
 t o RCOONa + 
 + 3NaOH R’COONa + Xà
 R’’COONa phòng
Là pư 1 chiều, pư xà phòng hoá.
c. Phản ứng hiđro hoá chất béo lỏng 
 triolein (lỏng) tristearin (rắn) 
d. Phản ứng oxi hoá.
Nối đôi C = C ở gốc axi không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit => mỡ ôi.
III - VAI TRÒ CỦA CHẤT BÉO.
1. Vai trò của chất béo trong cơ thể
+ Chất béo "Glixerol + Axit béo" Chất béo" Tb" CO2 + H2O + năng lượng. Phần chất béo thừa được tích lũy vào các mô mỡ.
+ Chất béo còn có tác dụng bảo đảm sự vận chuyển và hấp thụ các chất hòa tan được trong nó.
2. Ứng dụng trong công nghiệp.
- Điều chế xà phòng, glixerol và chế biến thực phẩm. 
- Một số dầu thực vật làm nhiên liệu cho động cơ điezen.
IV. Củng cố bài :
Nhấn mạnh kthức trọng tâm, liên hệ thực tế.
Yêu cầu Hs vận dụng kiến thức làm bài tập SGK trang 12.
V. Hướng dẫn về nhà:
 1. Học bà, làm bài tập SBT.
 2. Chuẩn bị bài sau: Chất giặt rửa.
*****************

File đính kèm:

  • docTIET 4.doc