Bài giảng Tiết 39: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (tiếp theo)

Biết được:

- Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử . Lấy thí dụ minh hpạ.

- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm : ô, nhóm, chu kì. Lấy thí dụ minh hoạ.

- Quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim trong chu kì, nhóm. Lấy thí dụ minh hpạ.

- ý nghĩa của bảng tuần hoàn: Sơ lược về mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử, vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn và tính chất cơ bản của nó.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 39: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :..
Ngày giảng:  Tiết 39
SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYấN TỐ HểA HỌC
1. Mục tiờu
1.1. Kiến thức 
Biết được: 
- Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử . Lấy thí dụ minh hpạ.
- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm : ô, nhóm, chu kì. Lấy thí dụ minh hoạ.
- Quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim trong chu kì, nhóm. Lấy thí dụ minh hpạ.
- ý nghĩa của bảng tuần hoàn: Sơ lược về mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử, vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn và tính chất cơ bản của nó. 
 1.2. Kĩ năng 
- Quan sát bảng tuần hoàn, ô nguyên tố cụ thể, nhóm I, VII, chu kì 2,3 rút ra nhận xét về ô nguyên tố, về chu kì, nhóm.
- Từ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố điển hình (thuộc 20 nguyên tố đầu tiên) suy ra vị trí và tính chất cơ bản của chúng và ngược lại. 
- So sánh tính kim loại hoặc phi kim của một nguyên tố cụ thể với các nguyên tố lân cận (trong số 20 nguyên tố đầu tiên).
1.3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
2. Chuẩn bị
- GV:	+ Giáo án
	+ Bảng tuần hoàn, ô nguyên tố, chu kỳ 2, 3, nhóm I, VII, sơ đồ cấu tạo nguyên tử ( phóng to)
- HS:	 Nghiên cứu trước nội dung bài.
	3. Phương phỏp
- Trực quan, vấn đáp tìm tòi.
- Thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân 
4. Tiến trỡnh dạy học
4.1. ổn định lớp
4.2. Kiểm tra bài cũ
* Kiểm tra 15 phút
Đề bài:
Câu1: Viết các phương trình hoá học thực hiện những chuyển đổi hoá học sau:
 CaO --> Ca(OH)2 --> CaCO3 --> CO2 --> NaHCO3 
	 Na2CO3
Câu 2: Nêu các công đoạn chính của sản xuất thủy tinh, viết PTHH? 
Đáp án và biểu điểm:
Câu
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1
CaO + H2O --> Ca(OH)2
Ca(OH)2 + CO2 --> CaCO3 + H2O
CaCO3 --> CaO + CO2
CO2 + NaOH --> NaHCO3
CO2 + 2NaOH --> Na2CO3 + H2O.
1 đ
1 đ
1 đ
1 đ
1 đ
Câu 2
Các công đoạn sản xuất thuỷ tinh:
 + Trộn hỗn hợp cát, đá vôi, sôđa theo một tỉ lệ thích hợp
 + Nung hỗn hợp trong lò nung ở 900o C --> thuỷ tinh nhão.
 + Làm nguội --> thuỷ tinh dẻo, ép thổi thành các đồ vật.
Các phương trình hoá học:
 CaCO3 --> CaO + CO2
 CaO + SiO2 --> CaSiO3
 Na2CO3 + SiO2 --> Na2SiO3 + CO2.
2đ
1 đ
1 đ
1 đ
4.3.Bài mới
*Vào bài: Hàng năm thế giới mất đi khoảng 15% lượng gang, thép luyện được, do kim loại bị ăn mòn. Vậy thế nào là sự ăn mòn kim loại? Tại sao kim loại bị ăn mòn và có những biện pháp nào để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn? Để trả lời được các câu hỏi này chúng ta cùng đi nghiên cứu nội dung bài hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1: nguyờn tắc sắp xếp cỏc nguyờn tố trong bảng tuần hoàn
- GV treo bảng tuần hoàn và giới thiệu cách sắp xếp trong bảng tuần hoàn
+ Yêu cầu HS đọc SGK để tự rút ra thông tin một vài nét về lich sử bảng tuần hoàn .
? Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp dựa trên cơ sở nào.
-HS: Cỏc nguyờn tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tớch hạt nhõn nguyờn tử.
-GV: chốt kiến thức.
*Hoạt động 2: cấu tạo bảng tuần hoàn
-GV giới thiệu : Bảng tuần hoàn trên 100 nguyên tố và mõi nguyên tố đợc sắp xếp vào một ô .Yêu cầu quan sát ô số 12 phóng to treo ở trớc lớp .Nhìn vào ô 12 biết đợc thông tin gì về nguyên tố ?Yêu cầu HS biết thông tin về một ô nguyên tố khác 
? Số hiệu nguyên tử cho em biết những thông tin gì về nguyên tử ?
- HS: Biết được :Số hiệu nguyên tử , tên nguyên tố , nguyên tử khối của nguyên tố 
- GV: 
+ Số hiệu nguyên tử = số thứ tự = số đơn vị điện tích hạt nhân =số electron trong nguyên tử .
?Số hiệu nguyên tử Natri là 11 cho biết gì về nguyên tố đó .
- HS: Số hiệu nguyên tử của Natri cho biết Natri ở ô số 11 , điện tích hạt nhân của nguyên tử natri là 11+ , có 11 electon trong nguyên tử natri .
- GV: yêu cầu HS tìm hiểu trong SGK để thấy được các chu kì có đặc điểm gì giống nhau ? chu kì là gì ?
- HS nghiên cứu SGK : trao đổi thảo luận để hiểu : Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và đợc sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần 
?Nhìn vào bảng tuần hoàn em cho biết có mấy chu kì.
-HS: Có 7 chu kì 
- GV: giới thiệu có 7 chu kì trong đó các chu kì 1, 2, 3, là các chu kì nhỏ , các chu kì 4 , 5 , 6 , 7 là các chu kì lớn 
- HS quan sát trên bảng hệ thống tuần hoàn lần lượt các chu kì . Thảo luận để phân biệt chu kì nhỏ với chu kì lớn .
- GV yêucầu HS quan sát , tìm hiểu chu kì I và trả lời câu hỏi :
?Số lượng nguyên tố và tên các nguyên tố.
? Từ H đến He điện tích hạt nhân thay đổi như thế nào.
? Số lớp electron của H, He.
- Kết hợp quan sát sơ đồ nguyên tử hidro , oxi , natri để nêu lên nhận xét :
+ Chi kì 1:2 nguyên tố : hidro và heli ,
+ Có 1 lớp electron trong nguyên tử 
+ Điện tích hạt nhân tăng từ H là 1+ đến He là 2+ 
- GV: Tương tự đối với chu kì 2 , Gv yêu cầu HS xét chu kì 2 có gì giống với chu kì 1 về sự biến thiên điện tích hạt nhân , về số lớp electron trong nguyên tử tứ Li đến Ne .
+ Chu kì 2 : 8 nguyên tố ...
Điện tích hạt nhân tăng từ Li đến Ne .
-GV: Yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu chu kì 3 và nêu lên những thông tin về số lớp electron và sự biến đổi điện tích hạt nhân .
+ Chu kì 3 : 8 nguyên tố 
 Có 3 lớp electron trong nguyên tử 
? Qua quan sát các chu kì , em có kết luận gì về số đơn vị điện tích hạt nhân , số lớp electron của các nguyên tử trong chu kì.
-HS:Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và đợc xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần .Số thứ tự của chu kì băng số lớp electron . 
-GV: Yêu cầu HS quan sát nhóm I , nhóm VII của bẳng tuần hoàn , đồng thời xem sơ đồ cấu tạo nguyên tử Li , Na ( nhóm I ) và nguyên tử Cl , Br ( nhóm VII ) để trả lời câu hỏi 
? Các nguyên tố trong cùng một nhóm có đặc điểm gì giống nhau.
-HS: hoạt động theo nhóm , quan sát nhóm I , nhóm VII , thảo luận để trả lời câu hỏi :
+ Các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau .
+ Số thứ tự của nhóm bằng số elẻcton lớp ngoài cùng của nguyên tử .
Sau khi HS trả lời GV chốt lại đặc điểm của nhóm .
- Dựa vào thông tin về nhóm nguyên tố , GV yêu cầu các nhóm HS quan sát nhóm I và nhóm VII ,thảo luận rút ra nhận xét đúng về nhóm nh SGK.
- Quan sát nhóm I và nhóm VII rút ra nhận xét :+ Nhóm I: các nguyên tử đều có 1 electron lớp ngoài cùng .Điện tích hạt nhân tăng đần từ Li đến Fr 
+ Nhóm VII :các nguyên tử đều có 7 electron lớp ngoài cùng .Điện tích hạt nhan tăng dần từ F đến At
- GV nhấn mạnh :
+ Nhóm I gồm các nguyên tố hoạt động hóa học mạnh .
 + Nhóm VII gồm các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh .
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Cỏc nguyờn tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tớch hạt nhõn nguyờn tử.
II.Cấu tạo bảng tuần hoàn
1. Ô nguyên tố cho biết
- Số hiệu nguyên tử
- Kí hiệu hóa học
- Tên nguyên tố
- Nguyên tử khối
+ Số hiệu nguyên tử = STT=Số đơn vị ĐThn = Số electron trong nguyên tử 
2. Chu kì
- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số e và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần
- Số thứ tự của chu kì bằng số lớp e
3. Nhóm
- Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số lớp electron lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó tính chất tơng tự nh nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử .
Số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử .
4.4. Củng cố
- Chốt lại kiến thức toàn bài.
- làm cỏc bài tập trong SGk
4.5. Hướng dẫn về nhà 
- Đọc trước nội dung phần III.
5. Rút kinh nghiệm
.

File đính kèm:

  • docT39.doc