Bài giảng Tiết 39: Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại
- Củng cố kiến thức cơ bản về:
+ Nguyên tắc điều chế kim loại và các phương pháp điều chế kim loại
+ Bản chất của sự ăn mòn điện hóa học, điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hóa học, các kiểu ăn mòn hóa học và pp chống ăn mòn kim loại.
Ngày soạn:24/12/2009 Tiết 39: LUYỆN TẬP: ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI VÀ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải: - Củng cố kiến thức cơ bản về: + Nguyên tắc điều chế kim loại và các phương pháp điều chế kim loại + Bản chất của sự ăn mòn điện hóa học, điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hóa học, các kiểu ăn mòn hóa học và pp chống ăn mòn kim loại. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng giải thích, viết PTHH các phương pháp điều chế kim loại và giải thích cơ chế của sự ăn mòn kim loại. - Rèn luyện kỹ năng tính toán lượng chất sinh ra ở điện cực hoặc các đại lượng liên quan. - Giải các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và BT tự luận liên quan đến điều chế kim loại và ăn mòn kim loại. 3. Thái độ: - Tích cực, chủ động trong học tập hóa học, tinh thần thảo luận nhóm đạt hiệu quả cao. Nhận thức được tác hại nghiêm trọng của sự ăn mòn kim loại, nhất là nước ta ở vùng nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao. Từ đó HS có ý thức và hành động cụ thể để bảo vệ kim loại, tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện nhiệm vụ này. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Đàm thoại, hoạt động nhóm, thực hành giải bài tập. C. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS: 1. Giáo viên: - Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập. Hệ thống câu hỏi tự luận và bài tập trắc nghiệm liên quan đến bài luyện tập. 2. Học sinh: - Ôn tập tính chất hóa học của kim loại, dãy điện hóa của kim loại. Soạn bài mới theo yêu cầu của GVBM. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS Lớp 12B3 12B4 Vắng 2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) HS1: Trình bày các pp điều chế kim loại. Nêu VD cụ thể. HS2: Làm bài tập số 5 SGK trang 98. GV: Gọi HS khác ở lớp nhận xét, bổ sung sau đó GV chấm điểm cho từng HS. 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: (1 phút) Để củng cố những kiến thức cơ bản về điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại, đồng thời vận dụng các kiến thức đó vào việc giải quyết các dạng bài tập liên quan. Hôm nay các em sẽ luyện tập. “ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI VÀ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI” b. Triển khai bài:
File đính kèm:
- h12tiet39.doc