Bài giảng Tiết: 39 - Bài 35: Ưu thế lai
Kiến thức:
-Hs nắm được ưu thế lai, lai kinh tế.
-Hs hiểu và trình bày được:
+Cơ cở di truyền của ứu thế lai.
+Các biện pháp duy trì ứu thế lai, lí do không dùng F1 làm giống.
+Phương pháp dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta.
2. Kỷ năng: Rèn kỷ năng :
-Quan sát, tổng hợp, khái quát
-GIải thích hiện tượng bằng cơ cở khoa học.
3Thái độ:
Ngµy so¹n: 07/01/2012 Ngµy gi¶ng: 11/01/2012 Tiết: 39 Bài 35: ƯU THẾ LAI . I.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: -Hs nắm được ưu thế lai, lai kinh tế. -Hs hiểu và trình bày được: +Cơ cở di truyền của ứu thế lai. +Các biện pháp duy trì ứu thế lai, lí do không dùng F1 làm giống. +Phương pháp dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta. 2. Kỷ năng: Rèn kỷ năng : -Quan sát, tổng hợp, khái quát -GIải thích hiện tượng bằng cơ cở khoa học. 3Thái độ: Giáo dục ý thức tìm tòi, trân trọng thành tựu khoa học. II.CHUẨN BỊ: GV: -Tranh phóng to hinh 35 sgk. -Tranh 1 số giống động vật : bò, lợn, dê. Kết quả phép lai kinh tế. III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Trong chọn giống người ta dùng 2 phương pháp tự thụ phấn bắt buột và giao phấn gần nhằm mục đích gì? Sau khi hs trả lời -> gv dẫn dắt vào bài mới. Vào bài mới a. Hoạt động 1: Hiện tượng ưu thế lai: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh -Gv đưa vấn đề: So sánh bắp nhô ở 2 dòng tự thụ phấn với dòng lai F1 trong hình 32 sgk tr 102. -Gv nhận xét ý kiến của hs và dẫn dắt -> hiện tượng được gọi là ưu thế lai. -Gv hỏi: +Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ về ưu thế lai ở động vật và thực vật. -Hs quan sát hình phóng to. +Chiều cao thân cây ngô . +Chiều dài bắp, số lượng hạt. -Hs đưa ra nhận xét khi so sánh thân bắp ngô ở cơ thể lai F1 ở nhiều đặc điểm trội hơn so với mẹ -Hs ngiên cứu sgk kết hợp với nội dunng vừa so sánh -> khái quát hóa khái niệm Kết luận: Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về sự sinh trưởng và phát triển, khả năng chống chịu, năng xuất, chất lượng. b. Hoạt động 2: Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai. -Gv nêu vấn đề : để tìm hiểu cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai. Hs trả lời câu hỏi: +Tại sao khi lai 2 dòng thuần ưu thế lai thể hiện rõ nhất? +Tại sao ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở F1? Sau đó giảm dần qua các thế hệ? -Gv đánh giá và bổ sung thêm kiến thức về hiện tượng nhiều gen qui định 1 tính trạng để giải thích . -Gv hỏi tiếp: muốn duy trì ưu thế lai con người làm gì? -Hs nghiên cứu sgk tr 102-103 -Chú ý ví dụ lai 1 dòng thuần có 2 gen trội . Yêu cầu: -Ưu thế lai rõ vì xuất hiện ở gen trội và ở con lai F1. -Các thế hệ sau giảm dần , tỉ lệ dị hợp giảm (hiện tượng thoái hóa). -Đại diện trình bày lớp bổ sung. Kết luận: -Lai 2 dòng thuần (kiểu gen đồng hợp) con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp -> chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội,. -Tính trạng số lượng (hình thái, năng xuất) do nhiều gen trội qui định. Vd: P : AABBcc x aaBBCC -> F1 : AaBbCc. c. Hoạt động 3: Các phương pháp tạo ưu thế lai. -Gv giới tiệu: người ta có thể tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi. -Gv hỏi: +Con người tiến hành tạo ưu thế lai bằng phương pháp nào? +Nêu ví dụ? -Gv nên giải thích về khác dòng và lai khác thứ. -Gv hỏi : Con người tiến hành tạo ưu thế lai ở vật nuôi bằng phương pháp nào? +Cho ví dụ? -Gv hỏi thêm: +Tại sao không dùng con lai để nhân giống? -Gv mở rộng : +Lai kinh tế thường dùng con giống trong nước. +Áp dụng kỉ thuật giữ tính đông lạnh. +Lai bò vàng thoái hóa với bò Honten Hà Lan ->con F1 -Hs nghiên cứu sgk tr 103 và các tư liệu sưu tầm trả lời câu hỏi. -Yêu cầu: chỉ ra 2 phương pháp. -Hs nghiên cứu thông tin sgk 103 và 104 kết hợp tranh ảnh về giống vật nuôi -Yêu cầu: +Phép lai kinh tế. +Áp dụng ở lợn, bò. -Hs trình bày , lớp nhận xét bổ sung. -Cho hs đọc kết luận chung. Kết luận: 1. Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng: -Lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phối với nhau. Vd: ngô lai F1 năng xuất cao hơn 20-30% so với giống hiện có. -Lai khác thứ: kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới. 2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi. Lai kinh tế: Là cho giao phối giữa 2 cặp vật nuôi bố mẹ khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm Vd: lợn ỉ Móng Cái lai với lợn Đại bạch -> lợn con mới sinh nặng 0,8kg tăng lượng hanh, tì trọng nạc cao. 4,Củng cố - Dặn dò. a,Củng cố -Ưu thế lai là gì? Cơ cở di truyền của ưu thế lai? -Lai kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế như thế nào? b,Dặn dò: -Học bài và trả lời câu hỏi sgk. -Tìm hiều thêm về hành tựu lai ở việt Nam. Ngµy so¹n: 07/01/2012 Ngµy gi¶ng: 13/01/2012 Tiết: 40 BÀI 38: THỰC HÀNH TẬP DƯỢT THAO TÁC GIAO PHẤN I.MỤC TIÊU - Học sinh trình bày được các thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn. - Củng cố lí thuyết về lai giống. II.CHUẨN BỊ - Tranh phóng to H 38 SGK, tranh phóng to cấu tạo 1 hoa lúa. - Hai giống lúa có cùng thời gian sinh trưởng nhưng khác nhau về chiều cao cây, màu sắc, kích thước. - Kéo, kẹp nhỏ, bao cách li, ghim, cọc cắm, nhãn ghi công thức lai, chậu, vại để trồng cây. III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ 3. Tiến hành Có thể theo 2 cách tuỳ điều kiện của trường. Cách 1: ở các vùng trồng lúa, ngô thì tiến hành như hướng dẫn SGK. Cách 2: ở địa phương không có điều kiện tiến hành trực tiếp thì GV dùng đĩa băng hình. Hoạt động 1: Tìm hiểu các thao tác giao phấn Vì điều kiện của trường nên cho học sinh tiến hành theo cách thứ nhất . - GV chia 4 – 6 em/ nhóm, hướng dẫn HS cách chọn cây mẹ, bông hoa, bao cách và các dụng cụ dùng trong giao phấn. - Cho HS quan sát H 38 SGK về công tác giao phấn ở cây giao phấn và trả lời câu hỏi: - Trình bày các bước tiến hành giao phấn ở cây giao phấn? * Nội dung: Bước 1: Chọn cây mẹ, chỉ giữ lại bông và hoa chưa vỡ, không bị dị hình, không quá non hay già, các hoa khác cắt bỏ. Bước 2: Khử đực ở cây hoa mẹ + Cắt chéo vỏ trấu ở phía bụng để lộ rõ nhị. + Dùng kẹp gắp 6 nhị (cả bao phấn) ra ngoài. + Bao bông lúa lại, ghi rõ ngày tháng. - Bước 3: Thụ phấn + Nhẹ tay nâng bông lúa chưa cắt nhị và lắc nhẹ lên bông lúa đã khử nhị. + Bao nilông ghi ngày tháng. Hoạt động 2: Báo cáo thu hoạch - GV yêu cầu HS lên bảng trình bày lạic các thao tác giao phấn trên mẫu vật thật. - GV nhận xét, đánh giá - Yêu cầu HS về nhà viết báo cáo thu hoạch. 4,Củng cố - Dặn dò. a,Củng cố - GV nhận xét giờ thực hành. - Tuyên dương nhóm thực hành tốt, nhắc nhở nhóm làm chưa tốt. b,Dặn dò: - Nghiên cứu bài 39. - Sưu tầm tranh ảnh về giống bò, lợn, gà, vịt, cà chua, lúa, ngô có năng suất nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới. --------&--------
File đính kèm:
- SINH 9.21.doc