Bài giảng Tiết: 37 - Tuần: 19 - Bài 29: Axít cacbonic và muối cacbonat (tiếp)

1. Kiến thức: Giúp Hs biết được:

- Axít cacbonic làaxit yếu, không bền.

- Muối cacbonat có những tính chất của muối như: tác dụng với axit, với dd muối, với dd kiềm. Ngoài ra muối cacbonat còn dễ bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao giải phóng khí cacbonic.

- Muối cacbonat có ứng dụng trong đời sống và sản xuất.

2. Kĩ năng:

- Biết tiến hành thí nghiệm để chứng minh tính chất hóa học của muối cacbonat: tác dụng với axit, với dd muối, với dd kiềm.

 

doc78 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết: 37 - Tuần: 19 - Bài 29: Axít cacbonic và muối cacbonat (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ ? à C2H2Br2 
 C2H4 + ? à C2H4Br2 
 C6H6 + ? à CO2 + ?
 C6H6 + ? à C6H12 
- Hs nhận phiếu học tập và thảo luận nhóm
D/. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1 phút).
- Học bài.
- BTVN: 1, 2, 3, 4, 5 (sgk - tr.125) 
 - Xem trước bài 40 và sưu tầm các mẫu vật về dầu mỏ.
Bài 40: DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN
Tiết: 50
Tuần: 25
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nắm được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, thành phần, cách khai thác, chế biến và ứng dụng của dầu mỏ, khí thiên nhiên.
- Biết crăckinh là một phương pháp quan trọng để chế biến dầu mỏ.
- Nắm được đặc điểm cơ bản của dầu mỏ Việt Nam, vị trí một số mỏ dầu, mỏ khí và tình hình khai thác dầu mỏ ở nước ta
2. Kĩ năng: Biết cách bảo quản và phòng tránh cháy, nổ, ô nhiễm môi trường khi sử dụng dầu, khí.
B. CHUẨN BỊ:
* GV: 
- Tranh vẽ sơ đồ chưng cất dầu mỏ, ứng dụng sản phẩm dầu mỏ, cách khai thác
- Mẫu vật dầu mỏ, các sản phẩm chưng cất dầu mỏ.
- Phiếu học tập, bảng phụ.
* HS:
- Các mẫu vật (sgk), tài liệu, sách báo nói về dầu mỏ.
	 - Dụng cụ học tập.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Sửa bài tập - Vào bài (10 phút)
 Kiểm tra bài cũ:
1) Viết CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo và trình bày tính chất hóa học của benzen. 
 2) Hoàn thành và phân loại phản ứng:
CH4 + Cl2 à C6H6 + Br2 à 
 C2H4 + Br2 à C6H6 + H2 à 
Sửa bài tập:
- Yêu cầu Hs sửa bài tập 3 (sgk)
? Viết PTHH.
 ? Nêu các bước tính 
 m m m
- Yêu cầu Hs sửa bài tập 4 (sgk)
? CTCT nào đúng, nào sai.
? Vì sao đúng, vì sao sai.
? Viết các PTHH của phản ứng xảy ra
Gv nhắc lại các công thức tính hiệu suất phản ứng và lưu ý sản phẩm của bài 4 (có thể cộng với brôm của chất b)
* Gv nhận xét, cho điểm
 - HS trả lời lí thuyết (nêu tính chất và viết PTHH).
- HS lên bảng viết các PTHH.
- Hs dưới lớp làm vào giấy nháp. 
- Hs đọc thông tin sgk và tính toán
- Hs còn lại chú ý theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu có).
Vào bài: Chúng ta đã biết không có ngành nào, lĩnh vực nào, từ công việc gần gũi nhất như nấu ăn hằng ngày đến phương tiện giao thông, nhà máy sản xuất nông nghiệp, công nghiệp mà không sử dụng sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên? Vậy chúng có tính chất, thành phần, trạng thái, cách khai thác nguồn nguyên liệu từ đâu, chế biến như thế nào. Bài học hôm nay chúng ta sẽ trả lời những câu hỏi này
Hoạt động 2: DẦU MỎ (17 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được tính chất vật lí, trạng thái thiên nhiên, thành phần của dầu mỏ và các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
* Gv yêu cầu các nhóm quan sát các mẫu vật đã sưu tầm và bộ mẫu vật Gv phát và trả lời câu hỏi:
? Trạng thái, màu sắc của dầu mỏ (Gv lấy một ít dầu mỏ cho vào cốc nước)
? Nêu tính tan củ dầu mỏ.
? Nặng hay nhẹ hơn nước
? Khi rót dầu hoả thấy hiện tượng gì
? Vậy em có kết luận gì về t1inh chất vật lí của dầu mỏ.
- Hs các nhóm quan sát mẫu vật và thảo luận .
- Lỏng, màu đen và quan sát TN
- Không tan.
- Nhẹ hơn
- Sánh.
- Hs trả lời theo sgk
I/. DẦU MỎ
1/. Tính chất vật lí:
- Là chất lỏng, màu đen, sánh.
- Không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
Gv chuyển ý: Vậy trong thiên nhiên dầu mỏ có ở đâu, được khai thác như thế nào. Ta nghiên cứu tiếp trạng thái tự nhiên và thành phần của dầu mỏ.
* Gv yêu cầu Hs đọc thông tin sgk và đọc các bài của nhóm sưu tầm được, sau đó trả lời câu hỏi:
? Dầu mỏ có ở đâu.
? Cấu tạo của dầu mỏ như thế nào (gồm mấy lớp, đặc điểm củ mỗi lớp)
? Ở nước ta, dầu mỏ có ở đâu.
* Gv yêu cầu Hs quan sát hình 4.16 (sgk)
? Nêu cách khai thác dầu mỏ.
? Ở nước ta đã khai thác dầu mỏ như thế nào? Ở đâu.
* Gv giới thiệu sơ đồ khai thác dầu mỏ (sgk) và bổ sung (nếu có)
- Hs các nhóm đọc thông tin sgk và các bài sưu tầm.
- Hs đọc thông tin sgk, thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời.
- Hs quan sát hình.
- Hs trả lời.
- Vũng Tàu.
- Hs quan sát hình và trả lời.
2/.Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ:
a) Dầu mỏ có ở đâu?
Có trong lòng đất, chia làm 3 lớp:
- Lớp khí ở trên.
- Lớp dầu mỏ ở giữa.
- Lớp nước mặn ở dưới
b) Dầu mỏ được khai thác như thế nào?
 Muốn khai thác người ta khoan những giếng dầu
Gv chuyển ý: Khi khai thác dầu mỏ ta thu được những sản phẩm gì? Chế biến như thế nào? Ta quan sát hình vẽ 4.17 (sgk)
? Tại sao phải chế biến dầu mỏ.
? So sánh nhiệt độ sôi của một số sản phẩm thu được khi chưng cất dầu mỏ.
? Người ta chế biến dầu mỏ như thế nào.
? Nêu những sản phẩm chính thu được khi chế biến dầu mỏ.
* Gv bổ sung thêm cách chế biến xăng từ dầu nặng bằng phương pháp Crăckinh
- Hs thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời.
- Hs chú ý nghe và ghi nhớ
3/. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ:
- Xăng, dầu thắp, dầu diezen, dầu mazút, nhựa đường.
- Phương pháp Crăckinh
 Dầu nặng Crăckinh xăng
Gv chuyển ý: Ngoài dầu mỏ, khí thiên nhiên cũng là một nguồn hiđrocacbon quan trọng. Vậy nó có ở đâu? Thành phần như thế nào? Khai thác ra sao? Ta nghiên cứu tiếp phần II.
Hoạt động 3: KHÍ THIÊN NHIÊN (5 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được khí thiên nhiên có ở đâu, thành phần và hàm lượng các khí có trong khí thiên nhiên và cách khai thác
* Gv yêu cầu Hs đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi:
? Khí thiên nhiên có ở đâu.
? Thành phần của khí thiên nhiên gồm những khí gì.
? Cách khai thác khí thiên nhiên như thế nào
? Ứng dụng của khí thiên nhiên.
- Hs thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời.
II/. KHÍ THIÊN NHIÊN
- Có trong các mỏ khí dưới lòng đất.
- Chủ yếu là khí metan (95%).
- Khai thác bằng cách khoan xuống mỏ khí, khí tự phun lên.
- Dùng làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp và đời sống.
Hoạt động 4: DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN Ở VIỆT NAM (5 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh biết các địa danh, trữ lượng và thành phần của dầu mỏ và khí thiên nhiên có ở Việt Nam
? Các em đã biết gì về dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam.
? Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam có ở đâu.
? Trữ lượng như thế nào
? Thành phần ra sao.
? Nêu tên các địa danh khai thác dầu và khí.
? Chúng ta đã có nhà máy dầu nào mới
- Hs đọc thông tin sgk, và trả lời câu hỏi.
- Thềm địa lục ở phía nam.
- 3 đến 4 tỉ tấn
- Chứa nhiều parafin nhưng ít S nên dễ bị đông đặc
- Bạch Hố, Đại Hùng.
- Nhà máy hóa lỏng khí ở Dinh cố.
III/. DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN Ở VIỆT NAM
(sgk)
Hoạt động 5: LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (5 phút).
* Gv treo sơ đồ tổng kết:
- Dầu mỏ có ở đâu, được khai thác như thế nào? Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ?
- Khí thiên nhiên có ở đâu? cách khai thác và ứng dụng.
- Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam có ở đâu? Thành phần và trữ lượng như thế nào?
* Gv phát phiếu học tập:
1) Dầu mỏ là
A: Một đơn chất C: Một hiđrocacbon
B: Một hợp chất phức tạp
D: Một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hiđrocacbon
2) Phương pháp để tách riêng các sản phẩm từ dầu thô là:
A: Khoan giếng dầu B: Crăckinh
C: Chưng cất dầu mỏ.
D: Khoan giếng dầu và bơm nước hoặc khí xuống
3) Dầu mỏ có
A: Nhiệt độ sôi nhất định
B: Nhiệt độ sôi khác nhau tuỳ thuộc vào thành phần có trong dầu mỏ.
C: Thành phần chủ yếu là khí metan
D: Thành phần chủ yếu chỉ gồm xăng và dầu lửa.
 - Đáp án: D
 - Đáp án: C
 - Đáp án: B
D/. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1 phút).
- Học bài
- BTVN: 1, 2, 3, 4 (sgk - tr.129) 
 - Xem trước bài: Nhiên liệu
Bài 41: NHIÊN LIỆU
Tiết: 51
Tuần: 26 
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nắm nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
- Nắm được cách phân loại nhiên liệu, đặc điểm và ứng dụng, tác dụng của một số nhiên liệu thông dụng.
2. Kĩ năng: Nắm được cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả.
B. CHUẨN BỊ:
* GV: 
- Bản đồ hàm lượng hình 4.21, 4.22 (sgk), bảng phụ, phiếu học tập
- Tranh vẽ về các nhiên liệu rắn, lỏng, khí.
* HS: - Sưu tầm các kiến thức về nhiên liệu ở VN và nước ngoài (mẫu vật, tranh ảnh, bài viết)
	 - Dụng cụ học tập.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Sửa bài tập - Vào bài (10 phút)
 Kiểm tra bài cũ:
1) Em hãy cho biết các sản phẩm của quá trình chế biến dầu mỏ? 
2) Dầu mỏ có ở đâu và được khai thác như thế nào?
Sửa bài tập:
- Yêu cầu Hs sửa bài tập 3, 4 (sgk) 
? Nêu các dữ kiện đề bài cho và tìm
 ? Nêu các bước tính. 
Gv nhận xét, cho điểm.
- 2 HS trả lời lí thuyết 
 - Hs trả lời và 1 Hs lên bảng làm
Vào bài: Chúng ta đã biết, mỗi ngày không một gia đình nào không chỉ dùng một loại chất đốt để đun nấu. Đó có thể là bếp ga, bếp than, bếp củi,....Chất đốt đó gọi là nhiên liệu? Vậy nhiên liệu là gì? Được phân loại như thế nào? Sử dụng chúng như thế nào cho có hiệu quả. Bài học hôm nay chúng ta sẽ trả lời những câu hỏi này.
Hoạt động 2: NHIÊN LIỆU LÀ GÌ? (5 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu nhiên liệu là gì?Biết được một số nhiên liệu và

File đính kèm:

  • docgiao an hoa hoc 9 ki 2.doc
Giáo án liên quan