Bài giảng Tiết 37: Tính chất của oxi (tiết 3)

. Kiến thức

- HS mô tả được tính chất vật lý của oxi: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan trong nước và tỉ khối đối với không khí.

- HS mô tả được tính chất hoá học của oxi: Ở điều kiện nhất định oxi rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng hoá học với nhiều phi kim, kim loại, hợp chất. Trong các hợp chất oxi có hoá trị II.

- HS viết được các phương trình hoá học minh hoạ các tính chất hoá học của oxi.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng viết phương trình hoá học thể hiện tính chất hoá học của oxi.

 

doc99 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 37: Tính chất của oxi (tiết 3), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 + 3H22Fe + 3H2O
Theo đề bài ta có:
 = 3,2 gam.
Số mol của mỗi kim loại thu được sau phản ứng là:
Theo phản ứng 1 ta có:
 = 0,05 mol
Theo phản ứng 2 ta có:
 = 0,075 mol
Vậy tổng số mol H2 cần dùng là:
 = 0,075 + 0,05 = 0,125 mol
Vậy thể tích khí H2 cần dùng là:
= 0,125 . 22,4 = 2,8 lít.
Bài tập 6.
Phản ứng hóa học:
1. Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 
2. 2Al+3H2SO4Al2(SO4)3+3H2
3. Fe + H2SO4 FeSO4 + H2.
4. Dặn dò - 2 phút
- Bài tập về nhà: làm lại các bài tập trong sgk và bài tập trong sách bài tập.
- Đọc bài thực hành: Xem xét dụng cụ, hoá chất, cách tiến hành những thí nghiệm như thế nào - Chuẩn bị bản tường trình.
--------—–&—–--------
Ngày soạn: 10 - 03 - 2010	Ngày giảng	8A: 12 - 03
	 8B: 11 - 03
Tiết 52 bài thực hành số 5
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về tính chất của khí hiđro và điều chế hiđrô trong phòng thí nghiệm. 
- Cách thu khí hiđrô trong phòng thí nghiệm.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng, thao tác tiến hành thí nghiệm (lắp ráp, nhận biết độ tinh khiết của khí H2).
- Kĩ năng thu khí hiđrô bằng phương pháp đẩy nước và đẩy không khí.
- Quan sát nhận xét và giải thích hiện tượng thí nghiệm.
3. Thái độ
- Giáo dục tính cẩn thận, gọn gàng, hợp tác khi làm thí nghiệm Hóa học.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên 
Dụng cụ cho 4 nhóm mỗi nhóm gồm:
Thí nghiệm
Dụng cụ
Hóa chất
Điều chế và đốt cháy khí H2
ống nghiệm, ống dẫn khí, đèn cồn, que đóm, giá sắt, nút nhám, vuốt thuỷ tinh.
Kẽm viên.
Dung dịch HCl.
Thu khí H2
Kẹp gỗ, ống nghiệm, ống dẫn khí, nút cao su, giá sắt, chậu thủy tinh chứa nước.
Kẽm viên.
Dung dịch HCl.
H2 khử CuO
ống nghiệm, ống dẫn khí, đèn cồn, que đóm, giá sắt, nút nhám, vuốt thuỷ tinh, ống thủy tinh chữ Z.
Kẽm viên.
Dung dịch HCl.
Bột CuO.
2. Học sinh
- Chuẩn bị bản tường trình.
iii. Phương pháp
- Phương pháp thí nghiệm thực hành.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
Iv. Tổ chức giờ học
1. ổn định tổ chức - 1 phút
2. Khởi động - 2 phút
GV kiểm tra sự chuẩn bị bản tường trình của HS.
3. Các hoạt động
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
Hoạt dộng 1. Tìm hiểu các thí nghiệm - 10 phút
- Mục tiêu: HS nhận biết cách tiến hành các thí nghiệm có liên quan tới kiến thức đã học: Dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành
- Đồ dùng: 
- Cách tiến hành: 
GV yêu cầu HS báo cáo phần chuẩn bị bản tường trình của mình: Tên thí nghiệm, mục tiêu, dụng cụ, hóa chất và cách tiến hành các thí nghiệm.
GV nhận xét và chốt lại các thí nghiệm cho HS.
GV lưu ý: 
Trước khi đốt khí H2 cần thử độ tinh khiết của khí hiđro.
Khi tiến hành thí nghiệm cần chú ý ghi chép hết các hiện tượng xảy ra và giải thích dựa vào kiến thức đã học.
HS báo cáo lại kết quả chuẩn bị:
- Tên thí nghiệm.
- Dụng cụ.
- Hóa chất.
- Cách tiến hành: 
HS chú ý nghe và ghi nhớ.
HS chú ý.
1. Thí nghiệm 1. Điều chế khí hiđro từ axit clohiđric HCl, kẽm. Đốt cháy khí hiđro trong không khí.
- sgk - 
2. Thí thiệm 2. Thu khí hiđro.
- sgk -
3. Thí nghiệm 3. Hiđro khử đồng (II) oxit
- sgk -
Hoạt động 2. Tiến hành các thí nghiệm - 20 phút
- Mục tiêu: HS biết cách lắp đặt và tiến hành các thí nghiệm.
- Đồ dùng: Dụng cụ - Hóa chất.
- Cách tiến hành: 
GV giao dụng cụ và hóa chất cho các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành lắp đặt và tiến hành thí nghiệm như đã hướng dẫn.
GV đến từng nhóm bao quát hoạt động thí nghiệm của các nhóm và có thể hướng dẫn những nhóm chưa thành thạo.
HS các nhóm nhận dụng cụa và hóa chất, tiến hành lắp đặt và làm các thí nghiệm, cử người ghi chép các hiện tượng, kết quả thí nghiệm và giải thích:
Thí nghiệm 1. Có bọt khí xuất hiện ở bề mặt các hạt kẽm và thoát ra khỏi dung dịch. Viên kẽm tan dần.
Thí nghiệm 2. Có tiếng nổ "Poc" nhẹ, trong thành của ống nghiệm có những giọt nước nhỏ li ti.
Thí nghiệm 3. Bột CuO từ màu đen chuyển dần thành màu đỏ gạch đồng thời ở đầu ống thủy tinh chữ Z thấy xuất hiện những giọt nước.
Hoạt động 3. Hoàn thiện bản tường trình - Thu dọn thí nghiệm - 10 phút
- Mục tiêu: HS giải thích được kết quả thí nghiệm.
- Đồ dùng: 
- Cách tiến hành: 
GV yêu cầu HS hoàn thiện bản tường trình.
GV yêu cầu HS thu dọn dụng cụ, hóa chất và dọn vệ sinh khu thực hành, rửa dụng cụ thí nghiệm.
HS hoàn thiện bản tường trình theo yêu cầu của GV dựa và kết quả thảo luận và tiến hành thí nghiệm.
HS chú ý thu dọn theo yêu cầu của GV.
4. Dặn dò - 2 phút
- Hoàn thiện bản tường trình và hoàn thiện các thí nghiệm vào vở.
- Nghiên cứu trước bài 36 Nước.
--------—–&—–--------
Ngày soạn: 13 - 03 - 2010	Ngày giảng	8A: 17 - 03
	 8B: 15 - 03
Tiết 53 Nước
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- HS xác định được thành phần định tính và định lượng của nước.
- HS nhận xét tính chất hóa học của nước.
2. Kỹ năng
	- Kỹ năng quan sát hình ảnh thí nghiệm phân tích và tổng hợp nước, từ đó rút ra nhận xét và thành phần hóa học của nước.
	- Kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
	- HS yêu thích môn học, say mê tìm hiểu khoa học.
ii. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên
	- Dụng cụ điện phân nước - Hóa chất: nước cất, H2SO4 loãng.
	- Tranh hình 5.10 và 5.11 phóng to.
	- Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh
	- Bảng phụ.
iii. Phương pháp
	- Phương pháp trực quan.
	- Phương pháp thí nghiệm.
	- Phương pháp thảo luận nhóm.
iv. Tổ chức giờ học
1. ổn định tổ chức - 1 phút
2. Khởi động - 2 phút
	Nước có vai trò rất quan trọng đối với sự sống. Vậy nước có thành phần hóa học như thế nào? Nước có những tính chất gì?
3. Các hoạt động
Giáo viên
Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu sự phân hủy nước - 15 phút
- Mục tiêu: HS mô tả được thí nghiệm phân hủy nước bằng dòng điện và qua đó nhận ra được thành phần định tính của nước.
- Đồ dùng: Bình điện phân nước, tranh hình 5.10 phóng to.
- Cách tiến hành: 
GV treo tranh hình 5.10 và lắp đặt thí nghiệm như hình 5.10 - sgk.
GV biểu diễn thí nghiệm: 
- Đổ nước cất vào bình điện phân, dùng ống hút pha thêm 2 tới 3 giọt H2SO4 loãng vào bình. 
- Dùng dòng điện một chiều chạy qua.
- Dùng que đóm xác định các khí thoát ra ở hai điện cực.
? Khi cho dòng điện một chiều chạy qua ta thấy hiện tượng gì?
? Dùng que đóm thử khí thoát ra ta có nhận xét gì?
? Thể tích các khí thoát ra? 
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 phút viết phương trình hóa học vào bảng phụ.
GV yêu cầu 1 nhóm báo cáo kết quả, 2 nhóm còn lại trao đổi kết quả để nhận xét và đánh giá cho nhau.
GV nhận xét và chốt kiến thức.
HS chú ý quan sát và theo dõi
HS chú ý quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV và trả lời các câu hỏi của GV:
- ở hai điện cực thấy có khí thoát ra.
- Hai khí đó là O2 và H2.
- 2: 1
HS hoạt động nhóm 2 phút hoạt động cá nhân và 2 phút hoạt động thống nhất theo nhóm hoàn thiện phương trình hóa học vào bảng phụ.
HS chú ý nhận xét và đánh giá kết quả hoạt động của nhóm bạn.
HS chú ý nghe và ghi nhớ kiến thức.
i. Thành phần hóa học của nước
1. Sự phân hủy nước
- Thí nghiệm: - sgk -
- Phương trình hóa học:
2H2O 2H2 + O2
Hoạt động 2. Tìm hiểu sự tổng hợp nước - 15 phút
- Mục tiêu: HS mô tả được thí nghiệm tổng hợp nước bằng dòng điện và qua đó nhận ra được thành phần định lượng của nước.
- Đồ dùng: Tranh hình 5.11.
- Cách tiến hành: 
GV treo hình 5.11 - sgk và hướng dẫn HS quan sát tranh.
GV phát phiếu học tập cho HS yêu cầu HS hoạt động nhóm 5 phút hoàn thiện vào bảng phụ:
? Thể tích các khí nạp vào bình trước khi phản ứng là bao nhiêu?
? Thể tích khí sau phản ứng còn lại bao nhiêu? Đó là khí gì?
? Tỉ lệ về thể tích giữa khí O2và H2 khi chúng hóa hợp với nhau là bao nhiêu?
? Tìm thành phần % của mỗi nguyên tố trong nước? Từ đó cho biết tỉ lệ theo khối lượng của các nguyên tố trong nước?
GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
GV nhận xét và yêu cầu một HS lên bảng viết phương trình hóa học.
? Thông qua phần 1 và 2 chúng ta có kết luận gì về thành phần hóa học của nước?
GV hoàn thiện kiến thức.
HS chú ý quan sát tranh theo sự hướng dẫn của GV.
HS chú ý hoạt động nhóm và hoàn thiện phiếu học tập:
- Thể tích khí O2 bằng thể tích khí H2.
- Còn lại 1/4 ban đầu. Đó là khí O2.
- 2 thể tích khí H2 và 1 thể tích khí O2.
%H = 11,11%
%O = 88,89%
 mH : mO = 1 : 8
HS báo cáo kết quả.
HS chú ý viết phương trình hóa học.
HS kết luận.
HS chú ý nghe và ghi nhớ kiến thức.
2. Sự tổng hợp nước
- Thí nghiệm: - sgk -
- Phương trình hóa học:
2H2 + O2 2H2O
3. Kết luận
- sgk -
Hoạt động 3. Tìm hiểu tính chất vật lý của nước - 10 phút
- Mục tiêu: HS nêu được các tính chất vật lý của nước: trạng thái, màu sắc, mùi vị ...
- Đồ dùng: ống nghiệm chứa nước.
- Cách tiến hành: 
GV yêu cầu HS hoạt động 3 cá nhân đọc thông tin trong sgk, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau:
? Trạng thái, màu sắc và mùi vị của nước?
? Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và khối lượng riêng của nước là bao nhiêu?
? Ngoài ra nước còn có thêm những tính chất gì?
GV yêu cầu một số HS đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi, HS khác nhận xét câu trả lời.
GV nhận xét và chốt lại những kiến thức cơ bản.
HS hoạt động cá nhân nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi:
- Là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị.
- Sôi ở C, nóng chảy ở C và ở C có khối lượng riêng là 1g/ml.
- Nước có thể hòa tan được nhiều chất rắn, lỏng và chất khí: NaCl, NH3, cồn ...
HS chú ý trả lời câu hỏi của GV.
HS chú ý nghe và ghi nhớ kiến thức.
ii. Tính chất của nước
1. Tính chất vật lý
- sgk -
4. Dặn dò - 2 phút
	- Nghiên cứu trước phần 2. Tính chất hóa học.
	- Các nhóm hãy tìm hiểu thực trạng của nguồn nước hiện nay trên Trái Đất (tình hình sử dụng, sự ô nhiễm ...) và hiện trạng của nước ở địa phương em.
--------—–&—–--------
Ngày soạn: 17 - 03 - 2010	Ngày giảng	8A: 19 - 03
	 8B: 18 - 03
Tiết 54 nước
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
	- HS nêu được các tính chất hóa học của nước: Tác dụng với kim loại, tác dụng với oxit bazơ, tác dụng với oxit axit.
	- HS viết được phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của nước.
	- HS nhận ra vai trò của nước và thực trạng của việc sử dụng nước của con người hiện nay.
2. Kỹ năng
	- Kỹ năng viết phương trình hóa học.
	- Kỹ năng làm thí nghiệm.
	- Kỹ năng hoạt động nhóm và báo cáo nhóm.
3. Thái độ
	- Thái độ bảo vệ n

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa 8 Ki II Chuan.doc