Bài giảng Tiết 37: Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần (tiếp)

A. Mục tiêu:

 - Học sinh nắm được khái niệm thoái hóa giống. HS hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò của 2 trường hợp trên trong chọn giống. Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn.

 - Rèn kĩ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức, tổng hợp kiến thức. Hoạt động nhóm.

 - Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.

B. Chuẩn bị:

 

doc76 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 37: Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học.
Hoạt động 5: Củng cố.
	- Đọc kết luận sgk.
	- Làm bài tập sgk.
Hoạt động 6. Hướng dẫn - dăn dò
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK.
- Lấy thêm VD về quần xã.
	- Tìm hiểu về lưới thức ăn, chuỗi thức ăn.
Ngày soạn: 
Ngày giảng:	
Tiết 52 bài 50: hệ sinh thái
A. Mục tiêu:
	- Học sinh hiểu được khái niệm hệ sinh thái, nhận biết được hệ sinh thái trong thiên nhiên. Nắm được chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, cho được VD. Giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng rộng rãi hiện nay.
	- Rèn kỹ năng quan sát tranh hình nhận biết kiến thức. Kĩ năng khái quát tổng hợp. Vận dụng bài học giải thích hiện tượng thực tế.
	- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, ý thức xây dựng mô hình sản xuất.
B. Chuẩn bị:
	- Tranh phóng to H 50.1; 50.2 SGK.
- Một số tranh ảnh và tài liệu về các hệ sinh thái điển hình (nếu có đĩa hình về hệ sinh thái thì rất tốt).
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định:	9A:	
2. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:	1. Thế nào là 1 quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật khác quần thể sinh vật ở đặc điểm nào?
	2. Thế nào là cân bằng sinh học? Cho ví dụ?
Hoạt động 2:
I. Thế nào là một hệ sinh thái ?
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi mục sgk tr.150.
- GV cho HS thảo luận toàn lớp.
+ Những nhân tố vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng?
+ Lá và cây mục là thức ăn của những sinh vật nào?
- GV: lá và cành cây mục là những nhân tố vô sinh.
- Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật rừng?
- Động vật rừng có ảnh hưởng như thế nào tới thực vật?
- Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao?
+ Vậy em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các loài sinh vật với nhân tố vô sinh của môi trường?
+ Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu nào?
- GV lưu ý HS: Sinh vật sản xuất (sinh vật cung cấp): ngoài thực vật còn có nấm, tảo.
- HS quan sát H.50 và các tranh hình sưu tầm.
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lời các câu hỏi.
+ Nhân tố vô sinh: đất, lá cây mục, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm...
+ Nhân tố hữu sinh: thực vật (cây cỏ, cây gỗ...) động vật: hươu, nai, hổ, VSV...
- HS trả lời câu hỏi:
+ Lá và cành cây mục là thức ăn của các VSV phân giải: vi khuẩn, nấm, giun đất...
+ Cây rừng là nguồn thức ăn, nơi ở, nơi trú ẩn, nơi sinh sản, tạo khí hậu ôn hoà.... cho động vật sinh sống.
+ Động vật rừng ảnh hưởng tới thực vật: động vật ăn thực vật đồng thời góp phần phát tán thực vật, cung cấp phân bón cho thực vật, xác động vật chết đi tạo chất mùn khoáng nuôi thực vật.
+ Nếu rừng cháy: động vật mất nơi ở, nguồn thức ăn, nơi trú ngụ, nguồn nước, khí hậu khô hạn... động vật sẽ chết hoặc phải di cư đi nơi khác.
- HS dựa vào vốn kiến thức vừa phân tích, đọc SGK và rút ra kết luận.
+ Hệ sinh thái bào gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (gọi là sinh cảnh). Trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
+ Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm các thành phần: Nhân tố vô sinh
 Nhân tố hữu sinh:	 Sinh vật sản xuất
 Sinh vật tiêu thụ: bậc 1, bậc 2, bậc 3...
 Sinh vật phân huỷ.
Hoạt động 3:
II. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
+ Thế nào là chuỗi thức ăn?
- GV gợi ý: Nhìn theo chiều mũi tên: sinh vật đứng trước là thức ăn cho sinh vật đứng sau mũi tên.
- GV cho HS làm bài tập mục tr.152 sgk.
- GV gọi 1 số HS lên bảng viết chuỗi thức ăn còn ở dưới viết ra giấy.
- GV chữa và yêu cầu HS năm được nguyên tắc viết chuỗi thức ăn.
- GV giới thiệu 1 chuỗi thức ăn điển hình:
Cây sâu ăn lá cầy đại bàng 
 Sv phân huỷ.
- GV phân tích: + Cây là svsx
+ Sâu, cầy, đại bàng là SVtiêu thụ bậc1,2, 3
+ SV phân huỷ: nấm, vi khuẩn.
+ Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa 1 mắt xích với mắt xích đứng trước và mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn? (mối quan hệ dinh dưỡng)
- Yêu cầu HS làm bài tập điền từ vào chỗ chấm tr.152.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi lúc đầu đã nêu ra: Chuỗi thức ăn là gì?
- GV cho HS quan sát hình ảnh 1 tấm lưới với nhiều mắt xích để HS có khái niệm về lưới.
- GV hỏi: + Sâu ăn lá tham gia vào những chuỗi thức ăn nào?
+ Một chuỗi thức ăn gồm những thành phần sinh vật nào?
- GV nhận xét ý kiến của HS và khẳng định lại: Chuỗi thức ăn gồm 3 loại SV.
Vậy lưới thức ăn là gì?
- GV mở rộng:
+ Chuỗi thức ăn có thể bắt đầu từ TV hay từ SV bị phân giải.
+ Sự trao đổi vật chất trong hệ sinh thái tạo thành chu trình kín nghĩa là:
TV ĐV Mùn, muối khoáng TV
+ Sự trao đổi năng lượng trong HST tức là dòng năng lượng trong chuỗi thức ăn bị tiêu hao rất nhiều thể hiện qua tháp sinh thái.
* Liên hệ: Trong thực tiễn sx người nông dân có biện pháp kĩ thuật gì để tận dụng nguồn thức ăn của sinh vật?
1. Chuỗi thức ăn.
- HS quan sát H.50.2 tr.151 Kể tên 1 vài chuỗi thức ăn đơn giản.
- HS dựa vào H.50.2 tìm những mũi tên chỉ vào chuột đó là thức ăn của chuột và mũi tên chỉ từ chuột đi ra sẽ là con vật ăn thịt chuột.
Yêu cầu: Cây cỏ chuột rắn
 Sâu chuột rắn
- HS trả lời : SV đứng trước là thức ăn của SV đứng sau. 
+ Con vật ăn thịt và con mồi.
+ Quan hệ thức ăn.
- HS dựa vào chuỗi thức ăn tìm từ điền, HS khác bổ sung.
- HS dựa vào bài tập vừa làm phát biểu :
+ Chuỗi thức ăn là 1 dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là 1 mắt xích vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sv bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
2. Lưới thức ăn.
- HS quan sát lại H.50.2 chỉ ra những chuỗi thức ăn có mặt của sâu ăn lá (ít nhất là 5 chuỗi)
- Chuỗi thức ăn gồm 3 đến 5 thành phần sinh vật
- HS dựa vào kiến thức trả lời.
+ Lưới thức ăn bao gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung 
+ Lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm 3 thành phần: SV sản xuất, SV tiêu thụ, SV phân huỷ.
- HS trả lời:
+ Thả nhiều loại cá trong ao.
+ Dự trữ thức ăn cho động vật trong mùa khô hạn.
Hoạt động 4: Củng cố
- Viết sơ đồ chuỗi thức ăn, lưới thức ăn trong hệ sinh thái ruộng nước.
Hoạt động 5. Hướng dẫn , dặn dò
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
- Đọc mục “em có biết”
- Chuẩn bị cho bài thực hành.
	 Tổ chuyên môn duyệt
Ngày soạn: 
Ngày giảng:	
Tiết 53: bài 51, 52
Thực hành - hệ sinh thái
A. Mục tiêu:
	- HS nêu được các thành phần của hệ sinh thái và một chuỗi thức ăn.
	- Qua bài học, HS thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
B. Chuẩn bị:
	- Dao con, dụng cụ đào đất, vợt bắt côn trùng, túi nilon thu nhặt mẫu sinh vật, 
kính lúp, giấy, bút chì.
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn dịnh:	9A:	
2. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1 : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho giờ thực hành.
- Dao con, dụng cụ đào đất, vợt bắt côn trùng, túi nilon thu nhặt mẫu sinh vật, 
kính lúp, giấy, bút chì.
Hoạt động 2 : Điền vào bảng 51.1 sách giáo khoa.
- GV hướng dẫn cho học sinh quan sát vườn trường và điền các nội dung vào bảng 51.1.
- GV nhận xét, củng cố , kết luận.
1. Hệ sinh thái.
- HS quan sát vườn trường để tìm các thông tin điền vào bảng 51.1.
- HS hoàn thành nội dung theo nhóm (mỗi bàn là 1 nhóm).
+ Các nhân tố vô sinh trong tự nhiên: đất, độ ẩm cao.
+ Các nhân tố vô sinh do con người tạo nên: Tưới nước, cuốc xới tơi đất.
+ Các nhân tố hữu sinh trong tự nhiên: SVSX: Cây cỏ, cây gỗ nhỏ
SV tiêu thụ cấp 1: Sâu ăn lá cây, châu chấu.
SV tiêu thụ cấp 2: bọ ngựa, chuột
SV phân giải: nấm, giun đất
+ Các nhân tố hữu sinh do con người tạo nên: cây trồng.
Hoạt động 3: Xác định thành phần sinh vật trong khu vực quan sát.
- GV hướng dẫn HS quan sát, đếm các SV và ghi vào bảng tên các loài có nhiều, ít và rất hiếm.
- HS lên bảng điền nội dung vào bảng.
- GV hướng dẫn HS thực hành phần 2 chuỗi thức ăn.
- HS làm việc theo nhóm hoàn thành bảng 51.2, 51.3 sgk.
* Bảng 51.2: Thực vật.
+ Loài có nhiều cá thể nhất: cỏ.
+ Loài có nhiều cá thể: phượng, cây cảnh...
+ Loài có ít cá thể: Bàng, sữa
+ Loài có rất ít cá thể: chuối
* Bảng 51.3: Động vật.
+ Loài có nhiều cá thể nhất: giun đất
+ Loài có nhiều cá thể: Sâu ăn lá.
+ Loài có ít cá thể: châu chấu
+ Loài có rất ít cá thể: chim
- Hoàn thành bảng 51.4 và vẽ sơ đồ từng chuỗi thức ăn đơn giản.
Hoạt động 4: Hướng dẫn.
	- Về nhà tiếp tục hoàn thành nội dung phần 2 và xem trước phần hướng dẫn viết thực hành.
Ngày soạn: 
Ngày giảng:	
Tiết 54: bài 51, 52
Thực hành - hệ sinh tháI ( tiếp theo)
A. Mục tiêu:
	- HS nêu được các thành phần của hệ sinh thái và một chuỗi thức ăn.
	- Qua bài học, HS thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
B. Chuẩn bị:
	- Bảng 51.4 sgk tr.156
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn dịnh:	9A:	
2. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1 : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho giờ thực hành.
- Bảng 51.4 sgk tr.156
Hoạt động 2 : Xây dựng sơ đồ về chuỗi thức ăn.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 51.4 sgk tr.156.
- GV gọi đại diện nhóm lên viết trên bảng.
- GV giúp HS hoàn thành bảng 51.4 sgk
- GV yêu cầu HS viết thành chuỗi thức ăn.
- GV giao 1 bài tập nhỏ:
+ Trong hệ sinh thái gồm các sinh vật: Thực vật, sâu, ếch, dê, thỏ, hổ, báo, đại bàng, rắn, gà, châu chấu, sinh vật phân huỷ.
+ Hãy thành lập lưới thức ăn.
- GV chữa bài và hướng dẫn thành lập lưới thức ăn:
 Châu chấu ếch rắn
Thực vật Sâu gà
 Dê hổ Đại bàng
 Thỏ cáo
 VSV
2. Chuỗi thức ăn.
- Các nhóm trao đổi nhớ lại mình đã quan sát và phần thực vật ở lớp 6, phần động vật ở lớp 7 cùng những kiến thức thực tế để điền vào bảng.
- Đại diện nhóm viết kết quả lên bảng, các nhóm khác theo dõi nhận xét.
- HS lên bảng viết chuỗi thức ăn, các nhóm nhận xét , bổ sung.
- HS trao đổi và viết lưới thức ăn.
- Đại diện lên bảng viết, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi và sửa chữa.
Hoạt động 3: Đề xuất các biện pháp để bảo vệ tốt hệ sinh thái.
+ Số lượng các loài SV ở trong vùng quan sát nhiều hay ít?
+ Các loài có bị đánh bắt và bị tiêu diệt không?
+ Môi trường ở đây có được bảo vệ không?
+ Người dân có ý thức bảo vệ khu vực này không?
- GV giúp các nhóm viết thu hoạch nội dung như s

File đính kèm:

  • docSinh 9 Ki II.doc
Giáo án liên quan