Bài giảng Tiết 37 – Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat (tiết 5)

Mục tiêu : - Kiến thức: H/s biết được axit cacbonic là một axit yếu không bền ; muôí cacbonat có t/c của một muối ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao giải phóng khí cacbonic & có ứng dụng trong đ/s

 - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng biết tiến hành thí nghiệm để chứng minh t/c hoá học của muối cacbonat ; q/s thí nghiệm , giải thích & rút ra kết luận về t/c phân hủy của muối cacbonat

 - Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc trong học & tính cẩn thận

II. Chuẩn bị của g/v và h/s.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 979 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 37 – Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat (tiết 5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn: 13/01/2008 
 Giảng: 17/01/2008.
 Tiết 37 – Bài 29: axit cacbonic và muối cacbonat
I. Mục tiêu : - Kiến thức: H/s biết được axit cacbonic là một axit yếu không bền ; muôí cacbonat có t/c của một muối ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao giải phóng khí cacbonic & có ứng dụng trong đ/s
 - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng biết tiến hành thí nghiệm để chứng minh t/c hoá học của muối cacbonat ; q/s thí nghiệm , giải thích & rút ra kết luận về t/c phân hủy của muối cacbonat
 - Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc trong học & tính cẩn thận
II. Chuẩn bị của g/v và h/s.
 1. G/v : Thí nghiệm: T/d của NaHCO3 & Na2CO3 với HCl
 Thí nghiệm: t/d của dd muối K2CO3 & Ca(OH)2
 Thí nghiệm: t/d của dd Na2CO3 & dd CaCl2
 - Dụng cụ : 8 ống nghiệm , ống hút , giá gỗ , đũa thủy tinh , đền cồn , giá đỡ , ống thủy tinh hình L
 - Hoá chất: NaHCO3 . Na2CO3 , HCl , Ca(OH)2 , CaCl2 , K2CO3
 2. H/s : - Đọc trước bài 29 sgk
III. Hoạt động dạy & học
 1. ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ (7 phút ) ? nêu t/c hoá học của CO2 mối t/c lấy một ví dụ ?
 ? Chữa bài tập số 2 tr. 87sgk ?
 3. Bài mới : * Mở bài : axit cacbonic và muối cacbonat có những t/c hoá học gì chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
 H/đ của g/v và h/s
 Nội dung ghi bài
Hoạt động 1
- G/v thông báo sự tạo thành axit cacbonic trong tự nhiên
? Em lấy ví dụ chứng minh sự tạo thành axit cacbonic trong tự nhiên ?
- H/s trả lời h/s khác bổ sung..
? Em cho biết t/c vật lý của axit cacbonic ?
- H/s trả lời h/s khác bổ sung.
- G/v chốt kiến thức
- G/v làm thí nghiệm cho quỳ tím vào dd H2CO3
- Y/c học sinh q/s hiện tượng xảy ra & rút ra kết luận.
? Qua hiện tượng trên em có nhận xét gì về t/c hoá học của axit H2CO3 ?
- H/s trả lời h/s khác bổ sung.
? Em hãy viết phương trình p/ư chứng tỏ axit H2CO3 là axit không bền ?
- Đ/d học sinh lên viết phương trình h/s khác bổ sung..
- G/v chốt kiến thức 
Hoạt động 2
- G/v hướng dẫn h/s đọc thông tin phần 1 của (II) tr.88 sgk 
? Có mấy loại muối cacbonat ? Lấy ví dụ cho từng trường hợp ?
- Y/c hoạt động theo nhóm bàn – nhóm thảo luận thống nhất kết quả (2 phút)
- Đ/d nhóm báo cáo nhóm khác bổ sung.
- G/v chốt kiến thức.
- G/v làm thí nghiệm: Hoà tan muối KNO3 , Na2CO3 , Ca(HCO3)2 vào nước – h/s quan sát & nhận xét hiện tượng 
- Y/c hoạt động nhóm – nhóm thảo luận thống nhất kết quả & rút ra kết luận (2 phút)
- Đ/d nhóm báo cáo – nhóm khác bổ sung.
- G/v chốt kiến thức
- Y/c học sinh nhắc lại dụng cụ & cách tiến hành thí nghiệm .
- Đ/d học sinh trả lời h/s khác bổ sung.
- Y/c các nhóm tiến hành thí nghiệm – thảo luận ghi hiện tượng kết quả của thí nghiệm & q/s hình 3.14 để đối chiếu (4 phút)
- Đ/d nhóm báo cáo kết quả & viết phương trình p/ư – nhóm khác bổ sung.
- G/v chốt kiến thức
- Hướng dẫn h/s nhắc lại dụng cụ & cách tiến hành thí nghiệm
- G/v làm thí nghiệm h/s quan sát & ghi kết qủa thí nghiệm kết hợp với q/s hình 3.15 sgk
- Đ/d học sinh báo cáo kết quả & viết phương trình p/ư - h/s khác bổ sung.
- G/v chốt kiến thức
- Hướng dẫn h/s nhắc lại dụng cụ & cách tiến hành thí nghiệm.
- H/s trả lời h/s khác bổ sung.
- Y/c các nhóm tiến hành thí nghiệm – thảo luận ghi hiện tượng kết quả (3 phút)
- G/v quan sát uốn nắn sửa sai chonhững nhóm làm chưa được 
- Đ/d nhóm báo cáo & viết phương trình – nhóm khác nhận xét bổ sung.
- G/v chốt kiến thức
- Hướng dẫn h/s quan sát hình 3.16 sgk cho biết nội dung của thí nghiệm
? H/s lên viết phương trình ? H/s khác bổ sung.
- G/v chốt kiến thức
? Dựa vào t/c hoá học cho biết muối cacbonat có những ứng dụng gì trong thực tế ?
- H/s trả lời h/s khác bổ sung.
- G/v chốt kiến thức
Hoạt động 3
- G/v treo tranh vẽ hình 3.17 sgk lên bảng
? Em hãy giải thích sơ đồ trên & có nhận xét gì về sơ đồ đó ?
- H/s trả lời h/s khác bổ sung.
- Hướng dẫn h/s đọc phàn thông tin phần III 
tr.90 sgk
- G/v chốt kiến thức
- Hướng dẫn h/s đọc phần đọc thêm tr.91 sgk
I. Axit cacbonic (H2CO3).
 1/ Trạng thái tự nhiên & t/c vật lý.
- Nước tự nhiên & nước mưa có hoà tan khí cacbonic , một phần khí CO2 t/d với nước tạo thành dd axit cacbonic
 2/ Tính chất hoá học.
- H2CO3 là một axít yếu làm quỳ tím chuyển thành màu đổ nhạt
- H2CO3 là một axit không bền
 H2CO3 CO2 + H2O 
II. Muối cacbonat.
 1/ Phân loại.
- Muối cacbonat trung hoà : CaCO3 , MgCO3 ...
- Muối cacbonat axit: NaHCO3 , Ca(HCO3)2 ...
 2/ Tính chất
 a) Tính tan.
- Đa số muối cacbonat không tan trong nước (trừ muối cacbonat của kim loại kiềm như: Na2CO3 , K2CO3 ...)
- Hầu hết các muối hiđrocacbonat tan trong nước như: Ca(HCO3)2 , Mg(HCO3)2 ...
b) Tính chất hoá học
 * Tác dụng với axit
NaHCO3 + HCl NaCl + H2O + CO2
 (dd) (dd) (dd) (l) (k)
Na2CO3+ 2HCl2NaCl +H2O + CO2
 (dd) (dd) (dd) (l) (k)
- Muối cacbonat t/d với dd axit mạnh hơn axit cacbonic tạo thành muối mới & giải phóng khí CO2
 * Tác dụng với dd bazơ
K2CO3 + Ca(OH)2 CaCO3 + 2KOH
 (dd) (dd) (r) (dd)
- Một số dd muối cacbonat p/ư với dd bazơ tạo thành muối cacbonat không tan 
& bazơ mới
- Muối hiđrocacbonat t/d với kiềm tạo 
thành muối trung hoà & nước
NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O
 (dd) (dd) (dd) (l)
 * Tác dụng với dd muối 
Na2CO3 + CaCl2 CaCO3 + 2NaCl
 (dd) (dd) (r) (dd)
- dd muối cacbonat có thể t/d với một số dd muối khác tạo thành hai muối mới
 * Muối cacbonat bị nhiệt phân hủy.
NaHCO3 Na2CO3 + H2O + CO2
 (r) (r) (h) (k)
CaCO3 CaO + CO2
 (r) (r) (k)
- Nhiếu muối cacbonat dễ bị phân hủy
(nhưng trừ muối cacbonat trung hoà của kimloại kiềm)
3/ ứng dụng
- Học theo sgk phần 3 tr.90
III. Chu trình cacbon trong tự nhiên
- Học theo sgk tr.90
4. Củng cố, kiểm tra, đánh giá: (6 phút): 
 * Bài tập : Tính chất hoá học đặc trưng của muối cacbonat là p/ư được với:
 1/ muối ; 2/ kiềm ; 3/ axit ; 4/ oxit bazơ ; 5/ phân hủy khi bị đun nóng
Những t/c đúng là:
a) 1, 2, 3, 4 b) 1, 3, 5
c) 2, 3, 5, 6 c) 3, 4, 5, 6
Hãy tìm câu trả lời đúng
5. Dặn dò (1 phút) : - BTVN: từ bài 1 – bài 5 sgk tr.91
 - Đọc trước bài 30 sgk
IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctiet 37.doc
Giáo án liên quan