Bài giảng Tiết : 37 - Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat (tiết 1)

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức.HS biết

- Axit cacbonic là axit yếu, không bền.

- Muối caacbonat có tính chất của muối như: Tác dụng với axit, với muối, với dd kiềm.

- Muối cacbonat dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao giải phóng khí CO2.

- Ứng dụng của muối cacbonat trong sản suất.

2. Kỹ năng.

- Làm thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của muối cacbonat.

- Quan sát thí nghiệm, giải thích- nêu kết luận.

3. Thái độ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1021 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 37 - Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kỳ II
Ngày soạn: 5/1/08
Ngày dạy :
Tiết : 37
bài29. axit cacbonic và muối cacbonat.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.HS biết
- Axit cacbonic là axit yếu, không bền.
- Muối caacbonat có tính chất của muối như: Tác dụng với axit, với muối, với dd kiềm.
- Muối cacbonat dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao giải phóng khí CO2.
- ứng dụng của muối cacbonat trong sản suất.
2. Kỹ năng.
- Làm thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của muối cacbonat.
- Quan sát thí nghiệm, giải thích- nêu kết luận.
3. Thái độ.
- Có ý thức tự giá trong tiết học.
II. Phương pháp.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thực hành.
- Hợp tác nhóm.
III. Chuẩn bị.
- Hóa chất. NaHCO3, HCl, K2CO3, Ca(OH)2.
- Dụng cụ. Đèn cồn, ống nghiệm, giá đỡ, kẹp gỗ.
- Bảng phụ. bảng tính tan của các chất.
- Tranh chu trình cacbon trong tự nhiên.
IV. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (0)
3. Bài mới: (35')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (10')
Tìm hiểu tính chất của axit cacbonic.
GV. giới thiệu trạng thái tự nhiên và tính chất vậtlysh của H2CO3.
HS. nghe và ghi nhớ.
? Axit cacbonic có những tính chất hóa học gì.
HS. Trả lời- nhận xét - bổ xung.
I. Axit cacbonic (H2CO3)
1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý.
2. Tính chất hóa học.
a, Làm quỳ tím đổi màu đỏ nhạt (Axit yếu)
b, H2CO3 là axit không bền bị nhiệt phân hủy tạo H2O và CO2.
PT, H2CO3 H2O + CO2
Hoạt động 2: (20')
Tìm hiểu tính chất của muối cacbonat.
? Có mấy loại muối cacbonat.
HS. Trả lời gồm 2 loại.
GV. cho hs quan sát một số mẫu muối cacbonat.
HS. quan sát nêu nhận xét về trạng thái, màu sắc.
GV. cho hs quan sát bảng tính tan.
HS. quan sát trao đổi về tính tan của muối cacbonat.
HS. đọc yêu cầu thí nghiệm sgk/88.
? Nêu các hóa chất và dụng cụ cần cho thí nghiệm.
HS. trả lời Hóa chất cần muối cacbnat. dd HCl.
Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ.
GV. tiến hành làm thí nghiệm.
HS. quan sát nêu nhận xét - viết PTPU.
GV. thông tin tính chất này giúp ta phân biệt muối cacbonat với các muối khác.
HS. nêu yêu cầu thí nghiệm.
GV. tiến hành thí nghiệm cho dd Na2CO3 vào ống ghiệm chứa dd Ca(OH)2.
HS. quan sát - nêu nhận xét - viết PT.
HS. Nêu yêu cầu thí nghiệm.
GV. chuẩn bị sẵn dụng cụ hóa chất cho hs tiến hành làm thí nghiệm.
HS. làm thí nghiệm theo nhóm - quan sát - nêu nhận xét, kết luận và viết PT.
HS. quan sát tranh thí nghiệm sgk/89.
trao đổi nêu nhận xét.
GV. cho hs liên hệ thực tế nung vôi bằng muối CaCO3.
HS. viết PTPU.
HS. nghiên cứu thông tin sgk liên hệ thực tế trả lời câu hỏi.
? Muối cacbonat có những ứng dụng gì.
GV. giới thiệu qua bình cứu hỏa.
II. Muối cacbonat.
1. Phân loại.
a, Muối cacbonat trung hòa.
VD. Na2CO3, K2CO3, CaCO3....
b, Muối cacbonat axit.(Hiđrocacbonat)
VD. NaHCO3, KHCO3, Ca(HCO3)2...
2. Tính chất.
a, Tính tan.
- Đa số các muối cacbonat không tan. trừ một số muối cacbonat của kim loại kiềm. như: Na2CO3, K2CO3.
- Hầu hết các muối hiđro cacbonat đều tan trong nước: KHCO3, Ca(HCO3)2...
b, Tính chất hóa học.
* Tác dụng với axit.
Na2CO3(dd)+2HCl(dd) -> 2NaCl(dd)+H2O(l)+CO2(k)
NaHCO3(dd)+ HCl(dd)->NaCl(dd)+ H2O(l)+CO2(k)
=> Muối cacbonat tác dụng với cac dd axit mạnh hơn axitcacbonic giải phóng khí CO2.
* Tác dụng với dd bazơ.
Na2CO3(dd)+Ca(OH)2(dd)-> CaCO3(r)+ H2O(l)
=> DD muối cacbonat tác dụng với dd bazơ tạo muối cacbonat không tan.
* Tác dụng với dd muối.
Na2CO3(dd)+CaCl2(dd)-> CaCO3(r)+2NaCl(dd)
=> DD muối cacbonat tác dụng với một số dd muối khác tạo 2 muối mới.
* Muối cacbonat bị nhiệt phân hủy.
CaCO3(r)CaO(r)+CO2(k)
=> Muối cacbonat bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao (trừ muối cacbnat của kim loại kiềm).
3. ứng dụng.
- CaCO3 là nguyên liệu để sản xuất vôi.
- Na2CO3 là nguyên liệu nấu xà phòng, thủy tinh.
- NaHCO3 là nguyên liệu dược phẩm và hóa chất trong bình cứu hỏa.
Hoạt động3: (5')
Tìm hiểu chu trình cacbon trong tự nhiên.
GV. treo tranh chu trình cacbon trong tự nhiên.
HS. quan sát trao đổi và giải thích chu trình cacbon theo sơ đồ.
GV. nhận xetsvaf chột lại trên sơ đồ.
III. Chu trình của cacbon trong tự nhiên.
4. Củng cố: (8')
- HS đọc kết luận sgk.
 đọc phần em có biết.
 làm bài tập3/91.
 C + O2 CO2
 CO2+ Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O
 CaCO3 CaO + CO2
5. Dặn dò: (1')
- BTVN. 1, 2, 4, 5 sgk/91.
- Chuẩn bị trước bài 30

File đính kèm:

  • docTiet 37.doc