Bài giảng Tiết: 37, 38: Tính chất của oxi

A.Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :

 1.Trong điều kiện thường về nhiệt độ và áp suất, O2 là một chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.

 2.Khí O2 là một đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia PỨ với nhiều phi kim, nhiều kim loại, nhiều hợp chất.Trong các hợp chất hóa học Oxi chỉ có há trị II

 3.Viết được PTHH của O2 với S,P & Fe.

 4.Nhận biết khí Oxi, cách sử dụng đèn cồn & cách đốt một số chất trong O2.

B.Chuẩn bị :

 

doc15 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 37, 38: Tính chất của oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với O2, C với O2& nhiệt sau PỨ?
 => Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng như thế nào?
 HĐ 3: Ứng dụng của Oxi:
 -Xem hình 4.4 SGK: Nêu các ứng dụng của Oxi?
 -Kết luận về ứng dụng của Oxi?
 -Đọc phần đọc thêm.
 I. Sự oxi hóa: 
 Là sự tác dụng của Oxi với một chất khác.
Vd: 2C2H6O + 3O2 2CO2 + 3H2O
 II.Phản ứng hóa hợp:
 Là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được sinh ra từ hai hay nhiều chất ban đầu.
 Vd: CaCO3 + H2O + CO2 à Ca(HCO)2
 *Phản ứng tỏa nhiệt: là phản ứng có sinh nhiệt trong quá trình phản ứng.
 Vd: 
 CH4 (k)+2O2 (k) CO2 (k)+2H2O (h)+ Q
 III.Ứng dụng của Oxi:
 Khí Oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật, cần cho sự đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
4. Củng cố : 
 -BT 1/87 SGK.
 - BT 3/87 SGK: Mg + S à MgS ; Fe + S à FeS ;
 Zn + S à ZnS ; 2Al + 3S à Al2S3;
 - BT 4/87 SGK: a,Nến sẽ cháy một thời gian đén khi hết oxi trong lọ.
 b,Để cồn khỏi bay hơi; và cắt nguồn cung cấp oxi cho sự cháy.
 5. Bài tập về nhà :
 BT 3, 5/87 SGK 
Tieát: 	40.	
OXIT
A.Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :
 -Oxit là một hợp chất tạo bởi hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là Oxi. 
 -Công thức hóa học và cách gọi tên oxit.
 -Gồm hai loại oxit lầ oxit bazơ và oxit axit. Cho vd minh họa.
 -Vận dụng thành thạo qui tắc hóa trị để lập CTHH của oxit.
B.Chuẩn bị : 
 Bài cũ: công thức hóa học & hóa trị. 
C.Hoạt động trên lớp :
1. Ổn định ; Điểm danh , chuẩn bị vở học hóa , vở bài tập hóa , vở nháp .
2. Kiểm tra :
 -Sự oxi hóa là gì? Cho vd minh họa?
 -Cho nhiều PỨHH khác nhau, PỨ nào là PỨ hóa hợp? Định nghĩa?
3. Bài mới : 
 Hoạt động của thầy và trò.
 Nội dung bài ghi.
 HĐ 1: Oxit:
 -Kể tên ba hợp chất có chứa nguyên tố Oxi mà em biết?
 -Hợp chất Oxit? 
==> Oxit là gì?
 HĐ 2: Công thức hóa học của Oxit: 
 -Viết CTHH tổng quát của oxit?
 -Vận dụng qui tắc hóa trị?
 -Kết luận?
HĐ 3: Phân loại oxit. Đọc tên.
 -N2O5 là một oxit axit, có axit tương ứng là axitnitric HNO3.
 -Nhưng NO không phải là một oxit axit vì nó không có axit tương ứng.
 -Hoặc CO cũng không phải là một oxit axit vì nó không có axit tương ứng.
 -Kim loại ở trạng thái hóa trị cao cũng là oxit axit;
 Vd: Mn2O7 có axit tương ứng là axitmanganic HMnO4 
=> Mn2O7 (ĐiManganoxit) là một oxit axit.
 -Lập CTHH oxitaxit của các phi kim có trong bảng 1/42 SGK.
-Lập CTHH oxitbazơ của các kim loại có trong bảng 1/42 SGK.
 -Đọc tên các oxit vừa lập?
 I. Định nghĩa:
 Oxit là một hợp chất tạo bởi hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là Oxi. 
 Vd: Đồng (II) oxit CuO
 Cacbonđioxit CO2
 II. Công thức hóa học:
 Cách lập: (SGK)
 III. Phân loại: 2 loại:
 a, Oxit axit:
 Là một oxit phi kim và tương ứng là một axit.
 Vd: SO2, N2O5, CO2, P2O5.
 SO2 tương ứng với axitsunfurơ H2SO3
 N2O5 tương ứng với axitnitric HNO3
 CO2 tương ứng với axitcacbonic H2CO3 
 P2O5 tương ứng với axitphotphoric H3PO4
 b, Oxit bazơ:
 Là một oxit kim loại và tương ứng là một bazơ.
 Vd: Na2O; CaO; CuO.
Na2O: có bazơ tương ứng là Natrihiđroxit NaOH.
CaO: có bazơ tương ứng là Canxihiđroxit
 Ca(OH)2 . 
CuO: có bazơ tương ứng là Đồng(II)hiđroxit.
 Cu(OH)2
 IV.Cách gọi tên:
 Tên oxit = Tên nguyên tố+oxit
 Vd: Na2O: Natrioxit
 NO: Nitơoxit
 *Nếu kim loại có nhiều hóa trị thì: 
Tên oxit bazơ = Tên kim lọai + (hóa trị)+oxit
 Vd: FeO: Sắt (II) oxit.
 HgO: Thủy ngân oxit.
 *Nếu phi kim có nhiều hóa trị: 
Tên oxit axit =Tên phi kim + oxi 
(có tiền tố chỉ số ntửPk)(có tiền tố chỉ số ntửO)
 Vd: CO: Cacbon mono oxxit
 SO2: Lưu huỳnh đioxit
 SO3: Lưu huỳnh trioxit
 P2O5: ĐiPhôtpho pentaoxit
4. Củng cố :
 4.1, BT 1/91 SGK
 4.2,BT 1/91 SGK.
 4.3,Các chất sau đây chất nào là:
 a,Oxit.
 b,Oxit axit.
 c,Oxit bazơ.
 Đọc tên?
 Mn2O7; MgO; SO2; H2O; H2S; HClO3; P2O5; CuO; NO; HgO; NH4OH; Al2O3.
 5. Bài tập về nhà : BT 4, 5/91 SGK 
Tieát: 	41.	
ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY
A.Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :
 -Phương pháp điều chế, cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm(đun nóng hợp chất giàu oxi & dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao) & cách thu khí oxi trong công nghiệp(cho không khí lỏng bay hơi hoặc điện phân nước)
 -Phản ứng phân hủy là gì & dẫn vd minh họa.
 -Củng cố khái niệm chất xúc tác, biết vì sao MnO2 được gọi là chất xúc tác trong phản ứng đun nóng KClO3 & MnO2.
B.Chuẩn bị :
 -Dụng cụ, hóa chất điều chế oxi từ KMnO4.
 -Thu oxi bằng cách đẩy nước hoặc đẩy không khí.
C.Hoạt động trên lớp :
1. Ổn định ; Điểm danh , chuẩn bị vở học hóa , vở bài tập hóa , vở nháp .
2. Kiểm tra : 
 a,Oxit là gì? Cho vd?
 b,Phân loại? Đọc tên?
3. Bài mới : 
 Hoạt động của thầy và trò.
 Nội dung bài ghi.
 HĐ 1: Điêù chế Oxi trong phòng thí nghiệm:
 -Để điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm dùng các chất có nguyên tố O & dễ bị phân hủy bởi nhiệt.
 -Cho vd các chất có nguyên tố O?
 Mn2O7; MgO; SO2; H2O; KMnO4; KClO3.
 .Chất nào kém bền vì nhiệt?
 KMnO4; KClO3.
 -Cho HS làm thí nghiệm:
 3 nhóm:
 *Nhóm 1: Nung KMnO4.
 Thử khí sinh ra bằng que đóm?
 *Nhóm 2: Nung KClO3.
 *Nhóm 2: Nung KClO3, có MnO2.
 Nhận xét?
 *GV làm thí nghiệm; Thu oxi bằng cách đẩy nước hoặc đẩy không khí?
 HĐ 2: Sản xuất Oxi trong công nghiệp:
 -Trong tự nhiên chất nào giàu O?
 Oxi đơn chất có ở đâu?
 -Dựa vào tính chất khác nhau của O2 & N2?
 -Không khí gồm?
 -Điện phân nước?
 PTHH?
 H2O à ?
 HĐ 3: Phản ứng phân hủy:
 -Nhận xét một số chất tham gia, sản phẩm trong các PỨ: nung KMnO4; KClO3 & điện phân nước?
 - Phản ứng phân hủy là gì?
 Có gì khác với phản ứng hóa hợp?
 I. Điêù chế Oxi trong phòng thí nghiệm:
 Trong phòng thí nghiệm khí Oxi được điều chế bằng cách đun nóng nhưngz hợp chất giàu Oxi và dễ bị phân hủy bởi nhiệt như KMnO4 & KClO3.
 PTHH:
 2KMnO4(r)K2MnO4(r)+MnO2(r)+O2(k)
 2KClO3(r)2KCl(r)+3O2(k)
 II.Sản xuất Oxi trong công nghiệp:
 1,Sản xuất Oxi từ không khí:
 Hóa lỏng không khí ở nhiệt đọ thấp & áp suất cao, sau đó cho không khí lỏng bay hơi. Thu khí Nitơ(-1960C) rồi đến Oxi(-1830C)
 2,Sản xuất Oxi từ nước:
 Điện phân nước bằng bình điện phân thu được H2 & O2
 PTHH:
 2H2O(l)2H2 ↑+O2↑
 III.Phản ứng phân hủy:
 Là phản ứng hóa học trong đó từ một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
 Vd: CaCO3CaO + CO2
4. Củng cố :
 4.1,BT 1/94 SGK.
 4.2,Điều chế Oxi trong công nghiệp cần chú í đến vấn đề gì?
 4.3,Nung KMnO4 & KClO3 với số mol bằng nhau. PỨ nào thu được nhiều Oxi hơn? Vì sao? Dùng các PTHH để giải thích.
 5. Bài tập về nhà : Các BT còn lại SGK.
Tieát: 	42.	
 KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY (2 tiết) 
THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ
A.Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :
 -Không khí là một hỗn hợp nhiều chất khí, thànhphanf của không khí theo thể tích là: 78% N2, 21% O2, 1% các khí khác.
 -Có í thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm & phòng chống cháy. 
 -Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hóa chậm cũng là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và nhưng không phát sáng.
 -Điều kiện phát sinh sự cháy & biết cách dập tắt sự cháy là hạ nhiệt độ chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy & cách li chất cháy với khí Oxi.
B.Chuẩn bị :
 -Dụng cụ, hóa chất cần thiết.
 -Tranh ảnh về tình hình ô nhiễm không khí & các biện pháp phòng tránh.
C.Hoạt động trên lớp :
1. Ổn định ; Điểm danh , chuẩn bị vở học hóa , vở bài tập hóa , vở nháp .
2. Kiểm tra :
 a,Viết PTPỨ điều chế O2 trong phòng thí nghiệm?
 b,Viết PTPỨ điều chế O2 trong công nghiệp? 
 c,Thế nào là phản ứng phân hủy? Cho vd?
3. Bài mới : 
 Hoạt động của thầy và trò.
 Nội dung bài ghi.
 HĐ 1: Tìm hiểu thành phần của không khí:
 -GV biểu diễn thí nghiệm h.4.7 SGK. Hỏi:
 .Mực nước trong ống thủy tinh thay đổi như thế nào khi P cháy?
 .Chất nào trong ống đã tác dụng với P tạo ra P2O5?
 . P2O5 có tan trong nước không?
 -Mực nước dâng lên 1/5 thể tích.
 => ?
 .Chất khí còn lại trong ống là N2? Thành phần N2 trong không khí?
 -Kết luận?
 -Lấy một cốc nước đá lạnh đặt trên bàn. Quan sát? Kết luận?
 -Quan sát lớp nước trên mặt hố vôi, thấy có màng trắng mỏng. Kết luận?
 -Các chất khác? 
 HĐ 2: Bảo vệ không khí:
 -Không khí bị ô nhiễm khi nào?
 -Để không khí trong lành cần phải làm gì?
 -Đọc bài đọc thêm?
 I.Thành phần của không khí:
 Không khí là một hỗn hợp gồm nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là; 78% N2, 21%O2 và 1% các khí khác(CO2, hơi nước, khí hiếm,)
 * Bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm :
 (SGK)
4. Củng cố :
 4.1,BT 7/99 SGK:
 Giải: 
 a,Lựơng không khí cần dùng trong một ngày:
 0,5 . 24 = 12(m3)
 b,Lượng O2 cơ thể giữ trong một ngày(24 giờ):
 0,1 . 24 . 1/3 =0,8(m3)
 *Cách 2: VKK = o,5 . 24 =12(m3)
 hoặc: 
Tiết 43 : SỰ CHÁY VÀ SỰ OXI HÓA CHẬM
 Hoạt động của thầy và trò.
 Nội dung bài ghi.
 HĐ 1: Phân biệt sự cháy và sự oxi hóa chậm:
 -Sự cháy của một chất trong không khí và trong Oxi có gì giống và khác nhau?
 Cho vd về sự oxi hóa chậm?
 -Sự tự bốc cháy như thế nào?
 -Khi nào thì sự oxi hóa chậm biến thành sự cháy?
 -Cho vd?
 HĐ 2: Điều kiện để phát sinh sự cháy & biết cách dập tắt sự cháy:
 -Để sự cháy xảy ra cần có điều kiện gì?
-Làm thế nào để dập tắt sự cháy?
 -BT 6/99 SGK: Dập tắt lửa do xăng dầu?
-BT 3/99 SGK: Giải thích sự cháy trong không khí có nhiệt độ thấp hơn trong Oxi ?
 II. Sự cháy và sự oxi hóa chậm:
 1, Sự cháy:
 Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
 2, Sự oxi hóa chậm:
 Sự oxi hóa chậm cũng là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và nhưng không phát sáng.
 Vd: Sự oxi hóa chậm các chất hữu cơ.
 3, Điều kiện phát sinh sự cháy & các biện pháp để dập tắt sự cháy:
 * Điều kiện phát sinh sự cháy:
 +Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
 +Đủ khí Oxi cho sự cháy.
 * Dập tắt sự cháy:
 (Một trong hai biện pháp sau:)
 +Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
 +Cách li chất cháy với Oxi.
4. Củng cố :
 Từng phần.
 *Không khí có < 1% CO2.
 1m3 không khí có < 0,01 m3 CO2.
 phải ít hơn 10 dm3/ m3 không khí hay < 0,4 mol/ m3 không khí.
 5. Bài tập về nhà :
 Các BT còn lại. 
 Chuẩn bị bài luyện tập.
tiết:44.	 BÀI LUYỆN TẬP 5.
A.Mục tiêu : Giúp học sinh:
 -Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức đã học trong chương 4

File đính kèm:

  • docHOA 8 - CHUONG 4.doc