Bài giảng Tiết 36: Ôn tập học kì I (tiết 2)

CÂU HỎI ÔN TẬP

Biết :

1. Nêu tính chất hoá học của oxit? Viết PTHH minh hoạ.

2. Nêu tính chất hoá học của lưu huỳnh đioxit? Viết PTHH minh hoạ.

3. Nguyên liệu và nguyên tắc sản xuất canxi oxit?

4. Lưu huỳnh đioxit được sản xuất như thế nào? Viết PTHH nếu có.

5. Nêu tính chất hoá học của axit? Viết PTHH nếu có.

6. Axit clohiđric có những ứng dụng gì?

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 36: Ôn tập học kì I (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 36, 37
ÔN TẬP HỌC KÌ I
- Ngày soạn: 
- Ngày dạy:
- Dạy lớp: 91,2,4
CÂU HỎI ÔN TẬP
Biết :
1. Nêu tính chất hoá học của oxit? Viết PTHH minh hoạ.
2. Nêu tính chất hoá học của lưu huỳnh đioxit? Viết PTHH minh hoạ.
3. Nguyên liệu và nguyên tắc sản xuất canxi oxit?
4. Lưu huỳnh đioxit được sản xuất như thế nào? Viết PTHH nếu có.
5. Nêu tính chất hoá học của axit? Viết PTHH nếu có.
6. Axit clohiđric có những ứng dụng gì?
7. Axit sunfuric đặc có những tính chất hoá học nào?
8. Bazơ có những tính chất hoá học nào?
9. Thế nào là phản ứng trao đổi? Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch là gì? Viết PTHH minh hoạ.
10. Nêu ứng dụng của natri clorua.
11. Tính chất vật lí của kim loại?
12. Nêu ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại?
13. Tính chất hoá học của nhôm. Viết PTHH minh hoạ. 
14. Nêu ứng dụng của gang? Nguyên liệu sản xuất gang.
15. Các phản ứng trong quá trình sản xuất gang?
16. Thế nào là sự ăn mòn kim loại? Nêu các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn?
Hiểu :
1. Hoàn thành chuỗi phản ứng hoá học sau :
S SO2 NaHSO3 BaSO3 SO2 
2. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau :
Fe FeCl2 Fe(OH)2 Fe(OH)3 Fe2O3
3. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau :
CaO Ca(OH)2 CaCO3 CaCl2 CaSO4
4. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau :
Al Al2O3 AlCl3 Al(OH)3 Al2O3
5. Hoàn thành chuỗi phản ứng hoá học sau :
Na NaOH NaCl NaOH Fe(OH)2
6. Chọn chất và hệ số thích hợp điền vào chỗ trống :
a. . . . . . . . + O2 Fe3O4
b. Al + . . . . . . AlCl3
c. CuSO4 + . . . . . . . Cu + . . . . . . . 
d. Mg + . . . . . . . MgSO4 + H2
7. Chọn chất thích hợp điền vào chỗ trống :
a. . . . . . + H2O H2SO4
b. BaCl2 + . . . . . . BaSO4 + HCl
c. . . . . . . + HCl MgCl2 + H2O
d. Fe + . . .. . . . FeSO4 + H2 
Vận dụng :
1. Nêu cách phân biệt các chất lỏng trong các lọ mất nhãn sau bằng phương pháp hoá học. Viết các phương trình hoá học minh hoạ: HCl ; HNO3 ; H2SO4 ; H2O
2. Nêu cách phân biệt các chất lỏng trong các lọ mất nhãn sau bằng phương pháp hoá học. Viết các phương trình hoá học minh hoạ: NaNO3 ; Na2SO4 ; Na2CO3 ; BaCl2
3. Nêu cách phân biẹt các chất lỏng trong các lọ mất nhãn sau bằng phương pháp hoá học. Viết các PTHH minh hoạ: NaCl ; Na2S ; NaHCO3 ; NaNO3 
4. Nêu cách nhận biết các chất bột màu trắng sau bằng phương pháp hoá học. Viết PTHH minh hoạ: Na2O ; CaO ; MgO ; P2O5 
5. Hoà tan hoàn toàn 2,8g kim loại sắt vào 2,5l dung dịch H2SO4 1,25M.
a. Tính lượng khí thoát ra ở đktc.
b. Tính thể tích dung dịch H2SO4 đã tham gia phản ứng.
c. Tính nồng độ muối thu được sau phản ứng. Biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
6. Rót 650g dung dịch BaCl2 4,8% vào 100ml dung dịch H2SO4 20% ( D = 1,14g/ml )
a. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.
b. Chất nào còn dư và dư bao nhiêu gam?
c. Tính nồng C % các chất có trong dung dịch sau khi lọc bỏ kết tủa.
7. Biết 2,24l khí CO2 ( đktc ) tác dụngvừa hết với 200ml dung dịch Ba(OH)2 , sản phẩm là BaCO3 và H2O
a. Viết PTHH.
b. Tính nồng độ M của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng.
c. Tính khối lượng chất kết tủa thu được.
8. Nhúng một thanh nhôm có khối lượng 50g vào 400ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra, sấy khô và đem cân thầy kim loại lúc này nặng 51,38g. Biết rằng tất cả lượng đồng sinh ra bám vào thanh nhôm và thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể
a. Viết PTHH
b. Tính khối lượng đồng thoát ra 
c. Tính nồng độ của các chẩttong dung dịch sau phản ứng 
9. Khử hoàn toàn 1,6g bột của một oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao, dẫn khí sinh ra qua lọ chứa dung dịch NaOH dư, khi phản ứn kết thúc thấy khối lượng chất rắn giảm 0,48g
a. Xác định công thức của oxit sắt trên
b. Tính thể tích của khí CO cần dùng 
c. LỌ chứa dung dịch NaOH tăng hay giảm? Bao nhiêu gam?
10. Nhúng một thanh sắt có khối lượng 50g ( lượng sắt dư ) vào 100ml dung dịch CuSO4 . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy thanh kim loại ra, sấy khô và đem cân lại thấy thanh kim loại lúc này nặng 51g. Biết rằng tất cả lượng đồng sinh ra đều bám vào thanh sắt và thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể 
a. Viết PTHH 
b. Tính khố lượng đồng thoát ra 
c. Tính nồng độ của dung dịch CuSO4 cần dùng 
d. Tính nồng độ của dung dịch sau phản ứng 

File đính kèm:

  • docTiết 36 ÔN TẬP HỌC KÌ I.doc