Bài giảng Tiết 36: Đề kiểm tra học kì I (tiếp)

1. Kiến thức:

a) Quan hệ giữa số p, số e, số n, số Z với vị trí các nguyên tố và với quy luật biến thiên tính chất các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

b) Liên kết hoá học và độ âm điện nguyên tố

c) Phản ứng oxi hoá - khử và phân loại phản ứng hoá học.

2. Kĩ năng:

a) Giải câu hỏi trắc nghiệm khách quan

b) Viết và cân bằng phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 36: Đề kiểm tra học kì I (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 36 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 10
 Môn Hóa học 
 I. Mục tiêu đề kiểm tra:
1. Kiến thức:
a) Quan hệ giữa số p, số e, số n, số Z với vị trí các nguyên tố và với quy luật biến thiên tính chất các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
b) Liên kết hoá học và độ âm điện nguyên tố
c) Phản ứng oxi hoá - khử và phân loại phản ứng hoá học.
2. Kĩ năng:
a) Giải câu hỏi trắc nghiệm khách quan
b) Viết và cân bằng phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử
c) Tính toán theo phương trình hoá học 
3. Thái độ:
a) Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của HS khi giải quyết vấn đề. 
b) Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khoa học.
II. Ma trận đề kiểm tra:
- Tỷ trọng mức độ nhận thức: Nhận biết (25%) ; Thông hiểu (35%) ; Vận dụng (40%) 
- Tổng số câu : TNKQ (8 câu) và Tự luận (2 câu)
- Trọng số điểm tối thiểu : TNKQ (0,5 điểm/câu) và Tự luận (0,25 điểm/đơn vị kiến thức)
- Tổng số điểm : TNKQ (4,0 điểm) + Tự luận (6,0 điểm) = 10 điểm
MẠCH KIẾN THỨC
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Quan hệ giữa số p, số e, số n, số Z với vị trí các nguyên tố và với quy luật biến thiên tính chất 
4
(0,5)
5
(0,5)
I.1
(1,0)
2
(0,5)
3
(0,5)
I.2
(0,5)
1
(0,5)
I.3
(0,5)
 4,5
2. Liên kết hoá học và độ âm điện
6
(0,5)
 0,5
3. Phản ứng oxi hoá - khử và phân loại phản ứng hoá học.
II.1a
(0,5)
7
(0,5)
8
(0,5)
II.1b
(1,0)
II.2
(2,5)
 5,0
 Tổng
1,0
1,5
2,0
1,5
1,0
3,0
10,0
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 10
Môn HÓA HỌC
10
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm).
(Thời gian: 15 phút, không kể thời gian giao đề)
Hãy khoanh tròn một trong các chữ A, B, C, D đứng trước phương án chọn đúng.
1. Một nguyên tử của nguyên tố M có 19 electron và 20 nơtron. Kí hiệu nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố M ?
A. B. C. D. 
2. Số đơn vị điện tích hạt nhân của sắt là 26. Sắt thuộc loại nguyên tố
 A. s. B. p. C. d D. f
3. Trong nhóm IA, khi đi từ Li đến Cs, khả năng nhường electron của nguyên tử các nguyên tố tăng dần. Nguyên nhân là do:
A. điện tích hạt nhân tăng.
B. số lớp electron giảm.
C. số lớp electron tăng làm bán kính nguyên tử các nguyên tố tăng nhanh.
D. bán kính nguyên tử của các nguyên tố giảm.
4. Trong dãy các nguyên tố thuộc chu kì 3, khi đi từ Na đến Cl, 
A. độ âm điện giảm dần	 
B. tính khử giảm dần
C. bán kính nguyên tử của các nguyên tố tăng dần	
D. tính bazơ của các hiđroxit tương ứng tăng dần
5. Số thứ tự của nguyên tố clo là 17, clo thuộc
A. chu kì 3, nhóm VIIB . 	B. chu kì 4, nhóm VIIA.
C. chu kì 3, nhóm VIIA	D. chu kì 4, nhóm VIA.
6. Cho độ âm điện của Mg = 1,31 ; Cl = 3,16. Liên kết hóa học trong phân tử MgCl2 là liên kết
 A. cộng hóa trị. 	B. cộng hóa trị không cực.
	C. ion. 	 	D. cộng hóa trị có cực.
	7. Phản ứng 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 thuộc loại
A. phản ứng hóa hợp B. Phản ứng oxi hóa khử
C. phản ứng thế D. Phản ứng trao đổi	
8. Trong phản ứng hoá học: 3Cl2 + 6KOH KClO3 + 5KCl + 3H2O. 
 Cl2 đóng vai trò 
A. là chất oxi hóa B. không phải là chất oxi hóa, chất khử 
C. là chất khử D. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử 
Phần II. Tự luận (6,0 điểm).
 (Thời gian: 30 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu1: (2,0 điểm)
	Cho biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố N, F và P lần lượt là 7, 9 và 15. Dựa vào cấu hình electron và qui luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy so sánh (có giải thích) tính phi kim của P và F .
Câu 2: (4,0 điểm)
Hoà tan hoàn toàn 0,45 gam hỗn hợp gồm Fe và FeO trong dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau đó thêm từ từ dung dịch KMnO4 0,040 M vào dung dịch thu được và lắc liên tục cho đến khi màu tím bắt đầu xuất hiện thì hết 37,50 ml dung dịch KMnO4.
1. Viết các phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
2. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu.
 ( Cho : Fe = 56 ; O = 16) 
 Học sinh không được dùng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - LỚP 10
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm).
Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm : 0,5 .8 = 4,0 điểm.
Cõu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
C
C
B
C
C
B
D
Phần II. Tự luận (6,0 điểm).
Câu1: (2,0 điểm)
Từ số hiệu nguyờn tử của nguyờn tố N là 7 ( nguyờn tử của nguyờn tố N cú 7 electron. Cấu hỡnh electron của N là: 1s22s22p3 ( N thuộc chu kỡ 2, nhúm VA).	(0,50 điểm)
Tương tự F: 1s22s22p5 ® F thuộc chu kì 2, nhúm VIIA 	(0,25 điểm)
 P: 1s22s22p63s23p3 ® F thuộc chu kì 3, nhúm VA 	(0,25 điểm)
Như vậy N, F thuộc cùng 1 chu kì. Trong 1 chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thỡ tớnh phi kim tăng (do số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố bằng nhau, nhưng điện tích hạt nhân tăng dần, làm cho lực hút của hạt nhân với các electron lớp ngũai cựng tăng, do đó bán kính nguyên tử giảm dần, khả năng thu electron tăng dần). Như vậy F có tính phi kim mạnh hơn N (1).	(0,5 điểm)
Mặt khác N và P lại thuộc cùng nhóm VA. Trong cùng nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới, tuy điện tích hạt nhân tăng, nhưng quan trọng hơn là số lớp electron cũng tăng, làm bán kính nguyên tử các nguyên tố tăng nhanh, nên khả năng nhận electron của các nguyên tố giảm, tính phi kim giảm, do đó N có tính phi kim mạnh hơn P (2).	(0,25 điểm)
Từ (1) và (2) suy ra F có tính phi kim mạnh hơn P.	(0,25 điểm)
Câu 2: (4,0 điểm)
1. Các phương trỡnh hoỏ học: (1,5 điểm)
	Fe + H2SO4 ® FeSO4 + H2 	(0,25 điểm)
FeO + H2SO4 ® FeSO4 + H2O	 	 (0,25 điểm)
 10 FeSO4 + 2KMnO4 + 8 H2SO4 ® 5 Fe2(SO4)3 + 2Mn SO4 + K2SO4 + 8H2O (1,0 điểm)
2. Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong hỗn hợp . (2,5 điểm)
 Theo (1), (2), (3) tổng số mol Fe = tổng số mol FeSO4 = 5 ´ số mol KMnO4 
	 = 5 ´ 0,040 ´ 37,50.10-3 = 7,5.10-3 mol 	(0,5 điểm)
 Tổng khối lượng Fe trong hỗn hợp = 7,5 .10-3 ´.56 = 0,42 (gam) 	(0,5 điểm)
	 Khối lượng của oxi = 0,45 - 0,42 = 0,03 (gam)	(0,25 điểm)
	 Khối lượng FeO = = 0,135 gam chiếm = 30%.	(1,0 điểm)
	và % khối lượng Fe = 100 – 30 = 70% 	(0,25 điểm)
 	(Học sinh có thể giải theo cách khác, nếu đúng vẫn được đủ điểm tối đa)

File đính kèm:

  • docKiem tra hoc ky I.doc