Bài giảng Tiết 35 – Bài 24: Ôn tập học kì I

. Mục tiêu : - Kiến thức: Củng cố , hệ thống hoá kiến thức về t/c của các hợp chất vô cơ , kim loại để h/s thấy được mối quan hệ giữa đơn chất & hợp chất vô cơ

 - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng : biết thiết lập sơ đồ biến đổi từ kim loại thành các chất vô cơ & ngược lại , đồng thời xác định được mối liên hệ giữa từng loại chất ; chọn đúng các chất để viết các PTHH biểu diễn sự biến đổi giữa các chất

 - Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 35 – Bài 24: Ôn tập học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn: 22/12/06 Tiết 35 – Bài 24: ôn tập học kì I 
 Giảng: 25/12
I. Mục tiêu : - Kiến thức: Củng cố , hệ thống hoá kiến thức về t/c của các hợp chất vô cơ , kim loại để h/s thấy được mối quan hệ giữa đơn chất & hợp chất vô cơ
 - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng : biết thiết lập sơ đồ biến đổi từ kim loại thành các chất vô cơ & ngược lại , đồng thời xác định được mối liên hệ giữa từng loại chất ; chọn đúng các chất để viết các PTHH biểu diễn sự biến đổi giữa các chất
 - Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học
II. Chuẩn bị của g/v và h/s
 1. G/v: Hệ thống câu hỏi & bài tập , phiếu học tập
 2. H/s: Ôn tập kiến thức đã học trong học kì I
III. Hoạt động của g/v và h/s
 1. ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ ( lồng vào giờ ôn tập )
 3. Bài mới: * Mở bài: Chúng ta sẽ đi ôn tập về tính chất của các loại hợp chất vô cơ và kim loại Để vận dụng giải một số bài toán.
Tg
 H/đ của g/v và h/s
 Nội dung ghi bài
 20
phút
 23
phút
Hoạt động 1
- G/v nêu mục tiêu của tiết học & nội dung kiến thức cần được luyện tập trong tiết này
- G/v đưa ra nôi dung sau:
 + Từ kim loại có thể chuyển hoá thành những loại hợp chất nào ? Viết sơ đồ chuyển hoá đó ?
 + Viết PTHH minh hoạ cho các dãy chuyển hoá mà em lập được
- Y/c hoạt động theo nhóm bàn – nhóm thảo luận thống nhất kết quả (7 phút)
- Đ/d nhóm báo cáo – nhóm khác bổ xung
 + Viết dãy chuyển hoá
 + Viết các phương trình minh hoạ
a) kim loại muối
b) Kim loại bazơ muối 1 muối 2
c) kim loại oxit bazơ bazơ muối 1
 muối 2
d) kim loại oxit bazơ muối bazơ 
 muối muối
- G/v đưa ra nội dung sau: Viết các sơ đồ chuyển hoá các hợp chất vô cơ thành kim loại 
( lấy ví dụ minh hoạ & viết PTHH )
- Y/c hoạt động nhóm bàn – nhóm thảo luận thống nhất kết quả (4 phút)
- Đ/d nhóm báo cáo – nhóm khác nhận xét & bổ xung
a) Muối kim loại
b) Muối bazơ oxit bazơ kim loại
c) Bazơ muối kim loại
d) oxit bazơ kim loại
Hoạt động 2
- G/v đưa nội dung bài tập lên bảng: Cho các chất sau : CaCO3 , FeSO4 , H2SO4 , K2CO3 , Cu(OH)2 , MgO
Trong các chất trên chất nào t/d với:
 a) dd HCl b) dd KOH c) dd BaCl2
Viết các phương trình p/ư sảy ra
- Y/c hoạt động nhóm bàn – nhóm thảo luận thống nhất kết quả (4 phút)
- Gọi 3 h/s lên bảng viết các phương trình
- Đ/d học sinh nhận xét & bổ xung
- G/v đưa đáp án đúng
- G/v đưa nội dung bài tập : Hoà tan hoàn toàn 4,54g hỗn hợp gồm Zn , ZnO bằng 100ml dd HCl 1,5M. Sau p/ư thu được 448 cm3 khí 
(ở đktc) 
a) Viết các phương trình p/ư sảy ra
b) Tính khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu
c) Tính nồng độ mol của các chất có trong dd khi p/ư kết thúc ( giả thiết rằng thể tích của dd 
sau p/ư thay đổi không đáng kể sovới thể tích của dd axit)
- Y/c hoạt động nhóm bàn – nhóm thảo luận thống nhất kết quả (3 phút)
- Gọi 3 h/s lên giải mỗi h/s giải một phần
- Đ/d học sinh nhận xét & bổ xung
- G/v đưa đáp án đúng
I. Kiến thức cần nhớ
 1/ Sự chuyển đổi kim loại thành các loại hợp chất vô cơ
 a) Zn ZnSO4
 - Cu CuCl2
 - Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2
 - Cu + Cl2 CuCl2
b) Na NaOH Na2SO4 NaCl
Phương trình:
 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + 2H2O
Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl
 c) Ba à BaO à Ba(OH)2 à BaCO3 à BaCl2
Phương trình:
2Ba + O2 2BaO
BaO + H2O Ba(OH)2
Ba(OH)2 + CO2 BaCO3 + H2O
BaCO3 + 2HCl BaCl2 + H2O + CO2 
d) Cu CuO CuSO4 Cu(OH)2
 CuCl2 Cu(NO3)2
Phương trình:
2Cu + O2 2CuO
CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O
CuSO4 + 2KOH Cu(OH)2 + K2SO4
Cu(OH)2 + 2HCl CuCl2 + 2H2O
CuCl2 + 2AgNO3 à Cu(NO3)2 + 2AgCl
a) CuCl2 Cu
CuCl2 + Fe Cu + FeCl2
b) Fe2(SO4)3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe 
Phương trình:
Fe2(SO4)3 + 6KOH à 2Fe(OH)3 + 3K2SO4 
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
c) Cu(OH)2 CuSO4 Cu
Phương trình:
Cu(OH)2 + H2SO4 CuSO4 + 2H2O
3CuSO4 + 2Al Al2(SO4)3 + 3Cu
d) CuO Cu
Phương ttrình:
CuO + H2 Cu + H2O
II. Bài tập.
 1/ Bài tập 1:
a) Các chất t/d với dd HCl : CaCO3 , K2CO3 , Cu(OH)2 , MgO
- Phương trình:
CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2
K2CO3 + 2HCl 2KCl + H2O + CO2 
Cu(OH)2 + 2HCl CuCl2 + 2H2O
b) Các chất t/d được với dd KOH :
 FeSO4 , H2SO4
- Phương trình :
FeSO4 + 2KOH Fe(OH)2 + K2SO4 
H2SO4 + 2KOH K2SO4 + 2H2O
c) Các chất t/d được với dd BaCl2 :
FeSO4 , H2SO4 , K2CO3
- Phương trình:
FeSO4 + BaCl2 FeCl2 + BaSO4
H2SO4 + BaCl2 2HCl + BaSO4
K2CO3 + BaCl2 2KCl + BaCO3 
 2/ Bài tập 2:
a) Phương trình p/ư:
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
1mol 2mol 1mol 1mol
 0,04mol 0,02mol
ZnO + 2HCl ZnCl2 + H2O
1mol 2mol 1mol
b) Số mol HCl ban đầu là:
nHCl = CM . V = 1,5 . 0,1 = 0,15mol
 448 cm3 = 0,448 lít
- Số mol của hiđro thu được là:
- Theo phương trình 1 ta có: 
- Khối lượng của Zn yham gia p/ư là:
m = n . M = 0,02 . 65 = 1,3g
- Khối lượng của ZnO là:
 4,54 – 1,3 = 3,24g
c) Dung dịch sau p/ư có ZnCl2 & có thể HCl dư
- Theo phương trình 1:
Ta lại có 
- Theo phương trình 2:
(2) = nZnO = 0,04 mol
nHCl (2) = 2 . nZnO = 2 . 0,04 = 0,08 mol
- Tổng số mol HCl đã p/ư 
 0,04 + 0,08 = 0,12 mol
Như vậy dd sau p/ư có HCl dư
CM HCl dư = 
 4.Dặn dò(2 phút) : - Ôn tập chương 1 , 2 để giờ sau kiểm tra học kì I
 - Bài tập về nhà : từ bài 1 – bài 10 tr.72 sgk
5. rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • doctiet 35.doc