Bài giảng Tiết 34: Sự ăn mòn kim loại
1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:
- Biết: Khái niệm về sự ăn mòn kim loại và các dạng ăn mòn chính (ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa); cách bảo các đồ dùng bằng kim loại và máy móc khỏi bị ăn mòn.
- Hiểu: Bản chất của sự ăn mòn kim loại là quá trình ôxi hóa – khử trong đó kim loại bị oxi hóa thành ion dương.
Ngày soạn:13/12/2009 Tiết 34: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI (tt) A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải: - Biết: Khái niệm về sự ăn mòn kim loại và các dạng ăn mòn chính (ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa); cách bảo các đồ dùng bằng kim loại và máy móc khỏi bị ăn mòn. - Hiểu: Bản chất của sự ăn mòn kim loại là quá trình ôxi hóa – khử trong đó kim loại bị oxi hóa thành ion dương. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng so sánh các kiểu ăn mòn ăn mòn kim loại. - Vận dụng được những hiểu biết về pin điện hóa để giải thích các hiện tượng ăn mòn điện hóa. - Giải các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và BT tự luận liên quan đến sự ăn mòn kim loại và phương pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn. 3. Thái độ: - Tích cực, chủ động trong học tập hóa học, tinh thần thảo luận nhóm đạt hiệu quả cao. Có ý thức bảo vệ kim loại, chống ăn mòn kim loại do hiểu rõ nguyên nhân và tác hại của hiện tượng ăn mòn kim loại. Qua đó tạo niềm đam mê khoa học bộ môn. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Đàm thoại, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm. C. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS: 1. Giáo viên: - Giáo án, bảng phụ, một số hình ảnh minh họa về sự ăn mòn kim loại, hình về cơ chế của sự ăn mòn điện hóa đối với sắt. 2. Học sinh: - Ôn tập các khái niệm về sự ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa, quá trình ăn mòn. Soạn bài mới theo yêu cầu của giáo viên. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS Lớp 12B1 12B2 12B3 Vắng 2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút). HS1: Nêu khái niệm về sự ăn mòn kim loại ? Khái niệm sự ăn mòn hóa học, điện hóa. VD HS2: Mô tả sự ăn mòn điện hóa học hợp kim của sắt trong không khí ẩm ? Làm thế nào để bảo vệ các đồ dùng bằng thép khỏi bị ăn mòn ? GV: Gọi các HS khác nhận xét câu trả lời của bạn, sau đó GV chuẩn kiến thức và chấm điểm từng HS. 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: (1 phút) Từ việc kiểm tra bài cũ HS, GV đặt vấn đề: Vậy điều kiện cần và đủ để có thể xảy ra các hiện tượng ăn mòn hóa học và điện hóa nêu trên là gì ? Làm thế nào để hạn chế được sự ăn mòn điện hóa ? Tất cả những điều đó sẽ được giải đáp trong bài học hôm nay “SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI” (tt) b. Triển khai bài: Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (10 phút) GV: Nêu vấn đề sau để HS thảo luận: ? Nêu các nguyên nhân, điều kiện xảy ra sự ăn mòn hợp kim Al-Cu khi đặt trong không khí ẩm. ?Nêu các điều kiện cần và đủ để xảy ra sự ăn mòn điện hóa học. HS: Thảo luận nhóm và đại diện trình bày theo gợi ý trên. GV: Lắng nghe, chuẩn kiến thức để HS cùng ghi nhận thông tin. * Lưu ý: Trong tự nhiên sự ăn mòn kim loại xảy ra phức tạp, có thể xảy ra đồng thời quá trình ăn mòn điện hóa học và ăn mòn hóa học. Hoạt động 2: (10 phút) GV: Đặt vấn đề sự ăn mòn kim loại gây tổn thất lớn cho nền kinh tế quốc dân. Mỗi năm lượng sắt, thép bị gỉ chiếm đến gần ¼ lượng được sản xuất ra. Vì vậy, chống ăn mòn kim loại là việc làm quan trọng cần phải thường xuyên. ? Hãy nêu các cách chống ăn mòn kim loại và cơ sở khoa học của các pp đó HS: Kếp hợp SGK và liên hệ thực tế để trình bày pp chống ăn mòn kim loại và cơ sở của các biện pháp đó. GV: Lắng nghe HS trình bày và chuẩn kiến thức và bổ sung thông tin cần thiết để HS cùng ghi nhận thông tin. Hoạt động 3: (10 phút) GV: Đưa ra nội dung 2 BT để HS thảo luận nhóm áp dụng những phần kiến thức cơ bản đã được nghiên cứu ở trên. * BT1: Có những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li: Al-Fe; Cu-Fe; Fe-Sn Cho biết KL nào trong mỗi cặp trên sẽ bị ăn mòn điện hóa học. * BT2: Ngâm 9 gam hợp kim Cu-Zn trong dd HCl dư thu được 896ml H2 (đktc). a) Xác định khối lượng muối được tạo ra. b) Xác định thành phần % khối lượng của hợp kim. HS: Thảo luận nhóm nhanh các BT này và đại diện lên bảng trình bày kết quả của nhóm mình. Nhóm HS khác nhận xét, bổ sung GV: Theo dõi HS làm và chuẩn kiến thức để HS cùng nắm bắt kiến thức. I. KHÁI NIỆM: II. CÁC DẠNG ĂN MÒN KIM LOẠI: Ăn mòn hóa học: Ăn mòn điện hóa học: a) Khái niệm: (SGK) b)Ăn mòn điện hóa học của HK sắt trong không khí ẩm: c) Điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hóa học: - Các điện cực phải khác nhau về bản chất. - Các điện cực phái tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn. - Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li. III. CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI: 1. Phương pháp bảo vệ bề mặt: - Dùng các chất bền với môi trường để phủ lên ngoài bề mặt đồ vật. - VD: Bôi sơn, dầu mỡ, mạ, tráng men, 2. Phương pháp điện hóa: - Nối KL cần bảo vệ với một KL hoạt động hơn để tạo thành pin điên hóa và KL hoạt động hơn sẽ bị ăn mòn, KL kia được bảo vệ. - VD: Bảo vệ vỏ tàu biển, IV. ÁP DỤNG: * BT1: Có những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li: Al-Fe; Cu-Fe; Fe-Sn Cho biết KL nào trong mỗi cặp trên sẽ bị ăn mòn điện hóa học. HD: - Dựa vào điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hóa học. - Dựa vào dãy điện hóa của kim loại. - Kết quả của sự ăn mòn điện hóa là: + Al (đc âm) bị ăn mòn, Fe(đc dương) không bị ăn mòn. + Fe (đc âm) bị ăn mòn, Cu (đc dương) không bị ăn mòn. + Fe (đc âm) bị ăn mòn, Sn (đc dương) không bị ăn mòn. * BT2: Ngâm 9 gam hợp kim Cu-Zn trong dd HCl dư thu được 896ml H2 (đktc). a) Xác định khối lượng muối được tạo ra. b) Xác định thành phần % khối lượng của hợp kim. HD: - Viết PTHH (Cu không tác dụng) - Tính n của H2, suy ra n của Zn và ZnCl2 - Tính m từng kim loại, suy ra thành phần %m. 4. Củng cố: (5 phút) 1/ Nêu cơ chế của sự ăn mòn điện hóa học và điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hóa học ? 2/ Nêu tác hại của sự ăn mòn kim loại và cách chống ăn mòn kim loại ? HS: Đại diện trình bày tại chổ sau đó GV chốt lại những phần kiến thức trọng tâm. 5. Dặn dò: (2 phút) - Nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của bài sự ăn mòn kim loại và phương pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn. - BTVN: Trả lời các câu hỏi ở SGK trang 95. - Chuẩn bị bài: “ ÔN TẬP HỌC KỲ I” + Hệ thống kiến thức cơ bản của phần hóa học hữu cơ HKI về: chương 1(Este-lipit), chương 2 (Cacbohiđrat), chương 3 (Amin-Amino axit-Protein), chương 4 (Polime) theo đề cương đã hướng dẫn. + Làm thật kỹ các dạng BTTN khách quan theo từng chương cụ thể và pp giải ở các tiết luyện tập chương.
File đính kèm:
- h12tiet34.doc