Bài giảng Tiết 33: Hợp kim

 1. Về kiến thức: HS biết

 - Khái niệm hợp kim, tính chất( dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy.) ứng dụng của một số hợp kim(thép không gỉ, đuyra.)

 2. Về kĩ năng :

 - Sử dụng có hiệu quả tốt một số đồ dùng bằng hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng.Xác định thành phần phần trăm về khối lượng kim loại trong hợp kim.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 33: Hợp kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
 /12/2010
12D
26/11/2010
 /12/2010
12E
Tiết 33: HỢP KIM
I. Mục tiêu bài học: 
 1. Về kiến thức: HS biết 
 - Khái niệm hợp kim, tính chất( dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy...) ứng dụng của một số hợp kim(thép không gỉ, đuyra...) 
 2. Về kĩ năng : 
 - Sử dụng có hiệu quả tốt một số đồ dùng bằng hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng.Xác định thành phần phần trăm về khối lượng kim loại trong hợp kim. 
 3. Về thái độ: 
 - Có ý thức sử dụng, bảo quản hợp lí, hiệu quả đồ dùng bằng kim loại một cách khoa học. Sử dụng phế liệu kim loại và chống ô nhiễm môi trường.
II. Chuẩn bị :
 GV: Một số vật bằng hợp kim.
 HS: Ôn tập kiến thức hợp kim sắt ở lớp 9
III. Tiến trình bài giảng :
 1. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra 15 phút
 Câu hỏi:Điện phân dd AgNO3 với các điện cực trơ 
 a) Trình bày sơ đồ điện phân dd AgNO3 và viết phương trình hóa học của sự điện phân
 b) Thời gian điện phân 14 phut 15 giây với cường độ dòng điện không đổi là 0,8A. Tính khối lượng Ag điều chế được.
 c)Tính thể tích khí(ở đktc) thu được ở anot
 Đáp án: a) sơ đồ điện phân dd AgNO3 với điện cực trơ
 Cực âm dung dịch cực dương
 Ag+, H2O NO3-, H2O 
 Ag+ + 1e Ag 2H2O 4H+ + O2 + 4e 
Phương trình điện phân : 4AgNO3 + 2H2O 4Ag + O2 + 4HNO3 
Sau khi hết AgNO3 , H2O bị điện phân
b) khối lượng Ag điều chế được: m = = 0,765 (gam) 
c) thể tích khí (ở đktc) thu được ở anot: Theo phương trình điện phân 
Số mol oxi = ¼ số mol Ag = = 0,00177(mol)
Thể tích oxi = 22,4 . 0,00177 = 0,0396 lit = 39,6 ml 
 2. Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Khái niệm hợp kim
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho biết khái niệm về hợp kim
HS: nêu KN hợp kim và lấy VD một số đồ vật bằng hợp kim
Hoạt động 2: Tính chất
GV: Cho HS nghiên cứu SGK và từ thực tế trả lời câu hỏi:
- Vì sao hợp kim dẫn điện, dẫn nhiệt kém các kim loại thành phần?
- Vì sao hợp kim cứng hơn các kim loại thành phần?
- Vì sao hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn?
HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Trong hợp kim có Lk cộng hoá trị. Vì vậy mật độ e tự do trong hợp kim giảm rõ dệt → tính dẫn điện, dẫn nhiệt giảm
Hợp kim cứng hơn do có sự thay đổi về cấu tạo mạng tinh thể, thay đổi về thành phần ion trong mạng tinh thể.
Hoạt động 3: Ứng dụng
HS: Nghiên cứu SGk và từ thực tế nêu ứng dụng của hợp kim
GV: có thể bổ sung
I. Khái niệm:
Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác 
VD: Thép là hợp kim của Fe với C và một số nguyên tố khác
II. Tính chất: 
- Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần các đơn chất tham gia cấu tạo mạng tinh thể của hợp kim
- Tính chất của hợp kim tương tự tính chất các đơn chất tham gia tạo thành hợp kim
- Tính chất vật lí và tính chất cơ học khác với các đơn chất
+Hợp kim dẫn điện, dẫn nhiệt kém hơn
+Tính cứng hơn các kim loại thành phần
+ Có nhệt độ nóng chảy thấp hơn
VD: Hợp kim không bị ăn mòn
 Hợp kim siêu cứng
 Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp
 Hợp kim nhẹ, cứng và bền...
III. Ứng dụng:
- Hợp kim được sử dụng rộng dãi trong các ngành kinh tê quốc dân
- Chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay, ôtô
- Các thiết bị trong nghành dầu mỏ, hoá chất
- Xây dựng nhà cửa, cầu cống
- Chế tạo dụng cụ y tế, dụng cụ làm bếp
- Đồ trang sức...
3. Củng cố- Luyện tập: 
HS thảo luận trả lời câu hỏi:
1. Trên thực tế chúng ta thường chế tạo các dụng cụ, máy móc bằng kim loại tinh khiết hay hợp kim? Vì sao?
2.So sánh tính chất vật lí của hợp kim với tính chất vật lí của các kim loại thành phần? giải thích nguyên nhân của sự khác nhau?
GV: Hướng dẫn bài tập về nhà:
Bài 2: PTHH: Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O (1)
 AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3 (2)
 Theo (1) và (2) ta có: n Ag= 0,00277 mol
 → %m Ag = = 59,9 %
Bài 4: Chọn A PTHH: Zn + 2H+ → Zn2+ + H2 
 Fe + 2H+ → Fe2+ + H2 ; n H2 = = 0,04 (mol)
Đặt x,y là số mol Zn và Fe . Ta có hệ phương trình
 65x + 56y = 2,33
 x + y = 0,04 Giải hệ x = 0,01; y = 0,03
 % m Zn = = 27,9% ; % m Fe = 72,1 % 
4.Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Học thuộc lí thuyết
 Chuẩn bị bài ôn tập học kì I 
Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH)
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tổ Trưởng 

File đính kèm:

  • docTiet 33-Hop kim.doc
Giáo án liên quan