Bài giảng Tiết 33 - Bài 27: Cacbon (tiết 2)

Kiến thức:

 HS biết được:

- Đơn chất C có 3 dạng thù hình chính, dạng hoạt động hóa học nhất là cacbon vô định hình, biết sơ lược về tính chất vật lý của 3 dạng thù hình.

- Tính chất của cacbon: tính hấp phụ, hóa tính: C có 1 số tính chất hóa học của phi kim, có tính khử ở nhiệt độ cao.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 952 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 33 - Bài 27: Cacbon (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/12/200	Tiết : 33
Ngày dạy : ................................................................................................................
BÀI 27: CACBON
KHHH: C
MC = 12
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 HS biết được:
- Đơn chất C có 3 dạng thù hình chính, dạng hoạt động hóa học nhất là cacbon vô định hình, biết sơ lược về tính chất vật lý của 3 dạng thù hình.
- Tính chất của cacbon: tính hấp phụ, hóa tính: C có 1 số tính chất hóa học của phi kim, có tính khử ở nhiệt độ cao.
- Một số ứng dụng tương ứng với tính chất vật lý và tính chất hóa học của C.
2. Kỹ năng:
- Biết suy luận từ tính chất của phi kim nói chung, dự đoán tính chất hóa học của cacbon.
- Biết nghiêncứu thí nghiệm để rút ra tính hấp phụ của than gỗ, tính chất đặc biệt của cacbon là tính khử.
3. Thái độ:
- Lòng yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV chuẩn bị: Hóa chất và các dụng cụ cần thiết cho việc tiến hành các thí nghiệm tính hấp phụ của than, TN cacbon khử CuO.
2. HS chuẩn bị: - Đọc và tìm hiểu bài.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Biểu diễn thí nghiệm - tìm tòi, đàm thoại, thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi: Viết PT điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp? Nêu ứng dụng của clo.
3. Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu các dạng thù hình của cacbon.
- GV: nêu khái niệm như SGK.
- HS đọc thông tin.
? C có những dạng thù hình nào? Chúng có tính chất gì? Dạng thù hình nào hoạt động hóa học nhất?
- HS trả lời. GV nhận xét.
Hoạt động 2: Nghiên cứu tính chất của cacbon.
* GV đặt vấn đề: ngoài những tính chất vật lý đã nêu ở mục 2, C còn có tính chất vật lý nào đặc biệt?
- GV làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát.
- HS quan sát nhận xét hiện tượng và giải thích.
? Rút ra kết luận về tính chất của than?
? Trong thực tế người ta đã ứng dụng tính chất này của than như thế nào?
- GV giới thiệu về than hoạt tính.
- GV đặt vấn đề: Liệu cacbon có tính chất hóa học của phi kim nói chung không?
- GV thông báo: C tác dụng với O2, H2, một số kim loại ở điều kiện rất khó khăn.
? Em có nhận xét gì về khả năng hoạt động hóa học của C.
? Viết PTHH của phản ứng giữa C với O2, nêu hiện tượng?
- GV biểu diễn TN CuO + C.
- HS quan sát, nhận xét và giải thích hiện tượng.
? Theo em, sàn phẩm tạo ra là gì?
- HS so sánh màu sắc của chất tạo thành với màu dây đồng và từ hiện tượng nước vôi bị đực suy ra chất tạo thành.
? Viết PTHH?
? Nêu vài ví dụ về tính khử của C, viết PTHH?
- GV lưu ý cho HS về khả năng khử của C. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng của cacbon.
- HS đọc thông tin, thảo luận nhóm nhỏ, trả lời câu hỏi:
? Trình bày ứng dụng của cacbon?
? Những ứng dụng của cacbon là dựa vào tính chất nào của cacbon?
I. Các dạng thù hình của cacbon:
1. Dạng thù hình là gì?
- Các dạng thù hình của 1 nguyên tố hóa học là những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên.
2. Cacbon có những dạng thù hình nào?
- Có 3 dạng thù hình: kim cương, than chì, cacbon vô định hình.
II. Tính chất của cacbon:
1. Tính chất hấp phụ:
a. Thí nghiệm: SGK
b. Hiện tượng: Dung dịch thu được trong cốc không màu..
c. Giải thích: Do than gỗ xốp, có khả năng giữ lại chất màu trên bề mặt của nó.
Kết luận: Than gỗ có tính hấp phụ.
2. Tính chất hóa học:
a. Cacbon tác dụng với oxi tạo thành oxit axit.
C + O2 t0 CO2 + Q
b. Cacbon tác dụng với oxit kim loại.
- TN: SGK
- Hiện tượng: Có chất rắn màu đỏ được tạo thành, nước vôi trong vẩn đục.
- Nhận xét: C khử Cuo thành Cu.
- Phương trình:
2CuOr + Cr t0 2Cur + CO2k
(đen) (đen) (đỏ) (không màu)
III. ứng dụng của cacbon
- Làm chất khử mùi, khử màu,
- Nhiên liệu.
- Điều chế kim loại.
- Làm đồ trang sức, điện cực,
4. Kiểm tra đánh giá
- HS làm bài tập 2/84 SGK.
5. Dặn dò: 
- HS về nhà học bài, làm bài tập 3,4,5/84 vào vở bài tập.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài 28.
V. RÚT KINH NGHIỆM :
......................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 33.doc