Bài giảng Tiết 33 – Bài 27: Cacbon (c = 12)
Kiến thức :
- Biết được ba dạng thù hình của cacbon: Than chì, kim cương và cacbon vô định hình.
- Biết được cacbon vô định hình có tính hấp phụ và hoạt động hóa học mạnh nhất (tính phi kim yếu, tác dụng với oxi và một số oxit kim loại.
- Nêu được các ứng dụng chính của cacbon.
2/ Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất của cacbon.
- Viết các phương trình hóa học của cacbon với oxi, với một số oxit kim loại.
- Tính lượng cacbon và hợp chất của cacbon tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
Ký duyệt Ngày soạn: ...... / 12 / 2012. Ngày giảng: ......../12/2012. TIẾT 33 – BÀI 27: CACBON (C = 12) I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức : - Biết được ba dạng thù hình của cacbon: Than chì, kim cương và cacbon vô định hình. - Biết được cacbon vô định hình có tính hấp phụ và hoạt động hóa học mạnh nhất (tính phi kim yếu, tác dụng với oxi và một số oxit kim loại. - Nêu được các ứng dụng chính của cacbon. 2/ Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất của cacbon. - Viết các phương trình hóa học của cacbon với oxi, với một số oxit kim loại. - Tính lượng cacbon và hợp chất của cacbon tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. 3/ Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ, thái độ nghiêm túc trong học tập. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: - C(bột); CuO; mực màu; giá thí nghiệm; ống nghiệm; cốc thủy tinh; .... 2/ Học sinh: - Đọc trước bài. 3/ Phương pháp: - Sử dụng phương pháp thí nghiệm kết hợp đàm thoại, vấn đáp. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....; 2/ Kiểm tra bài cũ: (không tiến hành) 3/ Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung kiến thức GV HS GV 1/ Hoạt động 1: Lấy ví dụ về dạng thù hình; giảng và giải thích cho học sinh: Đó là các dạng tồn tại ở các trạng thái đơn chất khác nhau của cùng một nguyên tố hóa học. Nghe, nhận xét, ghi vở. Giảng và giới thiệu về các dạng thù hình của Cacbon. Lấy ví dụ thực tế. Nghe, nhận xét, liên hệ thực tế, ghi vở. I/ CÁC DẠNG THÙ HÌNH CỦA CACBON: 1, Dạng thù hình là gì? - Các dạng thù hình của một nguyên tố hóa học là các đơn chất khác nhau do NTHH đó tạo nên. 2, Cacbon có những dạng thù hình nào? - Cacbon có 3 dạng thù hình là: + Kim cương. + Than chì. + Cacbon vô định hình (là dạng có hoạt tính hóa học cao nhất). GV HS ? ? HS GV ? HS 2/ Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm về tính hấp phụ chất màu của than gỗ. Quan sát, ghi nhớ hiện tượng. Nhận xét hiện tượng của thí nghiệm? Em hiểu như thế nào là tính hấp phụ? Trả lời, nhận xét, lấy ví dụ. Giảng, giải thích, kết luận. Trong thực tế, tính hấp phụ của Cacbon được ứng dụng như thế nào? Trả lời, nhận xét. II/ TÍNH CHẤT CỦA CACBON: 1, Tính chất hấp phụ: - Tính hấp phụ của một chất là khả năng giữ trên bề mặt của chất đó các chất khí, chất hơi, chất tan trong dung dịch. - Than gỗ có tính hấp phụ. - Than gỗ mới điều chế có tính hấp phụ cao được gọi là "Than hoạt tính". GV ? HS ? HS GV GV HS ? HS HS 3/ Hoạt động 3: Yêu cầu học sinh tái hiện lại kiến thức đã học trong chương trình lớp 8, chương Oxi - Không khí. Trình bày hiện tượng của phản ứng giữa Cacbon và Oxi (C + O2)? Trả lời, nhận xét, bổ sung. Viết PTHH của phản ứng? Viết PTHH: C + O2 CO2. Nhận xét, kết luận. Tiến hành TN: Khử CuO bằng C Quan sát hiện tượng và ghi nhớ. Nhận xét hiện tượng? Viết PTHH? Nhận xét: Màu đen của hỗn hợp chuyển dần sang màu đỏ, nước vôi vẩn đục do tạo thành khí CO2. Viết PTHH, kết luận. 2, Tính chất hóa học: a, Cacbon tác dụng với Oxi: - Ở nhiệt độ cao, Cacbon tác dụng với Oxi tạo thành Cacbondioxit. Phản ứng tỏa nhiều nhiệt. C(r) + O2 (k) CO2 (k). => Cacbon (than) được dùng làm nhiên liệu trong đời sống và trong công nghiệp. b, Cacbon tác dụng với oxit kim loại: - Ở nhiệt độ cao, C khử được CuO tạo thành kim loại Cu C(r) + CuO(r) Cu(r) + CO2 (k). - Ngoài ra, cũng ở nhiệt độ cao, C còn khử được nhiều oxit kim loại thành kim loại tương ứng và CO2. GV HS 4/ Hoạt động 4: Giới thiệu một số ứng dụng chính của Cacbon trong thực tế cuộc sống và sản xuất cũng như trong công nghiệp. Nghe, nhận xét, ghi vở và liên hệ thực tế; lấy ví dụ minh họa. III/ ỨNG DỤNG CỦA CACBON: - Cacbon có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống và sản xuất: + Làm nhiên liệu (các loại than, ...) + Phòng độc, lọc nước, khử mùi, màu, .... + Làm điện cực, đồ trang sức, trang trí,... + Dùng để khử các oxit kim loại,... 4. Tổng kết- đánh giá: ? Tính chất của Cacbon? Ứng dụng của Cacbon? ? Làm bài tập số 2/84? 5. Hướng dẫn về nhà. - Bài tập về nhà 1, 2, 3, 4, 5 – SGK / 84. - Chuẩn bị nội dung: “Các oxit của cacbon”. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Ký duyệt Ngày soạn: ........ / 12 / 2012. Ngày giảng: ........../12/ 2012. TIẾT 34 – BÀI 28: CÁC OXIT CỦA CACBON. I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức : - Biết được CO là oxit không tạo muối, độc, khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao. - Biết được CO2 có những tính chất hóa học của oxit axit. 2/ Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét về tính chất của CO và CO2. - Nhận biết được khí Clo bằng giấy màu ẩm. - Tính thành phần phần trăm thể tích CO và CO2 trong hỗn hợp. 3/ Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ, thái độ nghiêm túc trong học tập. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: - Khí CO; khí CO2; CuO; dung dịch Ca(OH) 2; giá thí nghiệm; ống nghiệm; cốc thủy tinh; bộ thí nghiệm CO + CuO;.... 2/ Học sinh: - Chuẩn bị bài; Chuẩn bị đồ dùng theo yêu cầu. 3/ Phương pháp: - Sử dụng phương pháp thí nghiệm kết hợp đàm thoại và vấn đáp. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....; 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Nêu các tính chất hoá học của cacbon? Viết các PTHH minh hoạ? 3/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung GV HS ? HS GV HS GV GV HS GV HS GV HS ? 1/ Hoạt động 1: Giới thiệu lọ đựng khí CO. Quan sát, nhận xét. Nhận xét những tính chất vật lí của CO? CO là chất khí không màu, nhẹ hơn không khí. Bổ sung một số tính chất khác của CO: CO ít tan trong nước và là một chất khí rất độc. Nghe, nhận xét, ghi vở. Oxit trung tính không tác dụng với nước, dung dịch axit và dung dịch bazơ ở điều kiện thường. Bổ sung, giảng về tính chất của CO. Nghe, nhận xét, ghi vở. Giới thiệu thí nghiệm: CO + CuO. Nghe, nhận xét, ghi vở. Giới thiệu một số ứng dung quan trọng của CO trong công nghiệp. Nghe, nhận xét, ghi vở. Oxit trung tính có những tính chất hóa học nào? Lấy ví dụ? I/ CACBON OXIT (CO = 28): 1/ Tính chất vật lí: - Cacbon oxit (CO) là chất khí không màu, không mùi; ít tan trong nước; nhẹ hơn không khí (dCO/kk = ), rất độc. 2/ Tính chất hóa học: a/ CO là Oxit trung tính: - Ở điều kiện thường, CO không phản ứng với nước, dung dịch axit và kiềm. b/ CO là chất khử: - Ở nhiệt độ cao, CO khử được nhiều oxit kim loại tạo thành kim loại tương ứng: CO(k) + CuO(r) Cu (r) + CO2(k) 3 CO(k) + Fe2O3(r) 2 Fe (r) + 3 CO2(k) - CO cháy trong không khí hoặc trong oxi với ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt: CO(k) + O2 (k) CO2(k) 3/ Ứng dụng của CO: - CO có nhiều ứng dụng rất quan trọng trong công nghiệp: + Làm nhiên liệu. + Làm chất khử. + Làm nguyên liệu trong công nghiệp hóa học. GV HS ? HS GV HS GV HS ? GV GV ? HS GV GV HS ? HS ? HS 2/ Hoạt động 2: Giới thiệu lọ đựng khí CO2. Quan sát, nhận xét. Nhận xét những tính chất vật lí quan sát được của Cacbondioxit? Trả lời, nhận xét. Bổ sung một số tính chất vật lí khác và kết luận. Nghe, ghi vở. Tiến hành thí nghiệm: CO2 + H2O. Quan sát, nhận xét và ghi nhớ hiện tượng của phản ứng. Viết PTHH của phản ứng? Bổ sung, giới thiệu một số kiến thức về H2CO3: Là một axit yếu và không bền, dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O khi bị đun nóng. Yêu cầu học sinh tái hiện lại kiến thức đã học trong chương I - Bài 8. Viết PTHH và nhận xét trong cả hai trường hợp phản ứng của CO2 + NaOH? Trả lời, viết PTHH và nhận xét. Bổ sung, kết luận. Nhắc lại kiến thức, hướng dẫn học sinh tìm hiểu. Nghe, nhận xét, ghi vở. Kết luận về tính chất hóa học của CO2? Trả lời nhận xét, ghi vở. Trình bày những ứng dụng cơ bản của Cacbondioxit? Trả lời, nhận xét. II/ CACBON DIOXIT (CO2 = 44): 1/ Tính chất vật lí: - Cacbondioxit - CO2 - là chất khí không màu, không mùi và nặng hơn không khí. Là chất khí không duy trì sự sống, không duy trì sự cháy. 2/Tính chất hóa học: a/ Tác dụng với nước: - CO2 phản ứng với H2O tạo thành dung dịch H2CO3 là một axit yếu, không bền và dễ bị phân hủy: - PTHH: CO2) + H2O H2CO3 b/ Tác dụng với dung dich bazơ: - Khí CO2 phản ứng với NaOH tạo thành muối và nước; tùy thuộc vào tỷ lệ số mol giữa CO2 và NaOH mà sản phẩm thu được là muối trung hòa, muối axit hoặc hỗn hợp cả hai muối: - PTHH: CO2+ 2NaOH Na2CO3 + H2O 1mol 2 mol CO2 + NaOH NaHCO3 1mol 1 mol c/ Tác dụng với oxit bazơ: - CO2 tác dụng với oxit bazơ (Canxioxit - CaO) tạo thành muối: - PTHH: CO2 + CaO CaCO3 *) Kết luận: CO2 có những tính chất hóa học của Oxit axit. 3/ Ứng dụng: - CO2 có nhiều ứng dụng quan trọng: + Bảo quản thực phẩm, ... + Chữa cháy, cứu hỏa, ... + Sản xuất nước giải khát có gaz, soda, sản xuất phân đạm, ... 4 Tổng kết- đánh giá: ? Tính chất của CO và CO2? Ứng dụng của CO và CO2? 5. Hướng dẫn về nhà. - Đọc phần “Em có biết?” SGK / 87? - Học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 – SGK / 87. - Chuẩn bị bài: “Ôn tập học kỳ I”. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
File đính kèm:
- TIẾT 33 + 34 - BÀI 27 + 28 - CACBON, CÁC OXIT CỦA CACBON.doc