Bài giảng Tiết : 32 - Bài 26: Clo ( tiếp theo)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- HS. biết một số ứng dụng của clo.
- Biết phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Biết cách thu khí clo dựa vào tỷ khối của clo/kk.
2. Kỹ năng.
- Quan sát tranh, sơ đồ nêu kiến thức.
3. Thái độ.
- Nghiêm túc , tự giác trong giờ học
Ngày soạn : 9/12/07 Ngày dạy : Tiết : 32 bài 26 . clo ( tiếp) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - HS. biết một số ứng dụng của clo. - Biết phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. - Biết cách thu khí clo dựa vào tỷ khối của clo/kk. 2. Kỹ năng. - Quan sát tranh, sơ đồ nêu kiến thức. 3. Thái độ. - Nghiêm túc , tự giác trong giờ học II. Phương pháp. - Nêu và giải quyết vấn đề. - Quan sát tìm tòi. - Hợp tác nhóm. III. Chuẩn bị. - Thùng điện phân muối ăn. - Hình 3.4, 5. - Bảng phụ nhóm. IV. Các hoạt động dạy và học 1. ổn định lớp: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (5') ? Nêu tính chất hóa học của clo. 3. Bài mới: (35') Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: (10') Tìm hiểu ứng dụng của clo. GV. cho hs quan sát sơ đồ 3.4 HS. quan sát. trao đổi nhóm . ? Hình 3.4 cho ta biết những gì. HS. trả lời (cho biết các ứng dụng của clo.) ? Vậy clo có những ứng dụng gì. HS. nêu ứng dụng của clo. ? Căn cứ vào tính chất nào mà clo được dùng để tẩy trắng vải sợi và nước sinh hoạt. HS. trả lời (t/c hóa học) III. ứng dụng của clo. - Khử trùng nước sinh hoạt. - Tẩy trắng vải sợi, bột giấy. - Điều chế nước giaven, clorua vôi. - Điều ché nhựa PVC, chất deo, chát màu, cao su... Hoạt động 2: (10') Tìm hiểu cách điều chế clo. HS. n/c thông tin sgk/79 và quan sát hình3.5 ? Nêu các n/liệu và cách điều chế clo trong phòng thí nghiệm. ? Cách thực hiện, cách thu khí clo. HS. trao đổi nhóm nhỏ và trả lời câu hỏi. GV. nhận xét và chốt lại. ? Có thể thu khí clo bằng cách đẩy nước không tại sao. HS. Trả lời. ( không vì clo tan trong nước). GV. giới thiệu thùng điện phân dd muối ăn. HS. quan sát giải thích và viết sơ đồ. ? ở nước ta khí clo được sản xuất ở đâu. HS. trả lời ( Việt trì, ...) IV. Điều chế clo. 1. Điều chế clo trong phòng thí nghiệm - N/liệu. MnO2, HCl, H2SO4. - Đ/chế. theo sơ đồ hình3.5 - Cách thu khí. Cl2 nặng hơn không khí nên thu khí clo bằng cách đẩy không khí giống thu khí oxi. 2. Điều chế clo trong công nghiệp. - Điện phân dd muối ăn bão hòa có màng ngăn. 2NaCl(dd)+H2O(l)Cl2(k)+H2(k)+2NaOH - Nước ta khí clo được sx ở nhà máy hóa chất Việt trì, nhà máy giấy Bài bằng... Hoạt động 3: (15') Vận dụng Bài1. hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau. HCl (1) (2) (5) Cl2 (3) NaCl (4) HS. hoàn thành sơ đồ vào bảng nhóm(4') Bài 2. Cho m gam một kim loại R có hóa trị(II) tác dụng với clo dư sau p/u thu được 13,6 gam muối. - Để hòa tan vuwam gam kim loại R cần vừa đủ 200ml dd HCvowisd. a, Viết PTPU. b, Xác định kim loại R. HS. xuy nghĩ và xác định hướng giải bài tập. B1. Viết phương trình p/u B2. tìm số mol của dd HCl 1M và số mol của R, RCl2 theo PT. B3. tính. *. Bài tập. 1. Bài 1. (1) Cl2(k) + H2(k) 2HCl(k) (2) 4HCl+ MnO2MnCl2+Cl2+2H2O (3) Cl2(k)+ 2Na(r) 2NaCl(r) (4) 2NaCl+2H2O Cl2+H2+2 NaOH (5) HCl + NaOH NaCl + H2O 2. Bài 2. Giải. a, PT. R + Cl2 RCl2 (1) R + 2HCl RCl2 + H2 (2) b, Số mol của dd HCl 1M là: nHCl = 0,2 x 1= 0,2 (mol) Theo (2) nR = = = 0,1 (mol) => nR(1) = nR(2) = 0,1 (mol) Theo (1) nR = nRCl2 = 0,1 (mol) => Ta có : mRCl2 = n RCl2xM RCl2= 0,1 x( MR+ 71) => MR = = 65 (g) => R có khối lượng mol là 65 gam => R là kim loại kẽm: Zn Ta có PTPU là: Zn + Cl2 ZnCl2 (1) Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 (2) 4. Củng cố: (3') GV. chốt lại toàn bài. HS. ghi nhận kiến thức. 5. Dặn dò :(1') - BTVN. 3, 4, 7, 8, 9 sgk/81 - Chuẩn bị trước bài 27 Cacbon.
File đính kèm:
- Tiet 32.doc