Bài giảng Tiết: 31 - Bài: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ

Kiến thức: Khái niệm đồng đẳng, đồng phân

 Nôi dung cơ bản của thuyết cấu tạo hóa học

 Khái niệm đồng đẳng, đồng phân

 Viết công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ

 Sơ lược về cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.

 2.Kỹ năng: Viết công thức cấu tạo các đồng phân ứng với công thức phân tử cho trước

 3.Thái độ: Nghiêm túc trong làm bài tập và nghiên cứu bài học

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 31 - Bài: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:23.11.2007
Tiết: 31 	Bài: CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ(T2)
 I.MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức: Khái niệm đồng đẳng, đồng phân 
	Nôi dung cơ bản của thuyết cấu tạo hóa học
	Khái niệm đồng đẳng, đồng phân
	Viết công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ
	Sơ lược về cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.
	2.Kỹ năng: Viết công thức cấu tạo các đồng phân ứng với công thức phân tử cho trước
	3.Thái độ: Nghiêm túc trong làm bài tập và nghiên cứu bài học
 II.CHUẨN BỊ.
	1.Chuẫn bị của giáo viên. Mô hình cấu trúc phân tử metan.
	2.Chuẩn bị của học sinh. Xem trước bài học
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1.Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số lớp.
	2.Kiểm tra bài cũ.
	 Câu hỏi: Nêu các luận điểm của thuyết cấu tạo hóa học và nêu ví dụ 
	 Định hướng trả lời.Nêu như trong sách giáo khoa.
	3.Giảng bài mới
	-Giới thiệu bài mới.
	4-Tiến trình tiết dạy.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
HOẠT ĐỘNG 1.Đồng đẳng, đồng phân.
7’
7’
Giáo viên: Hiện tượng đồng đẳng :
Vd : CH4 H-CH2-H
 C2H6 H-CH2-CH2-H
 C3H8 H-CH2-CH2-CH2-H
 CnH2n+2 H-CH2- .CH2-H
GV:Những chất CH4, C2H6, C3H8,, CnH2n+2 hợp thành dãy đồng đẳng vậy đồng đẳng là gì ?
Hiện tượng đồng phân :
GV:Hãy viết các CTCT có thể có của C4H10 và C2H6O ?
GV:Các chất đó gọi là các chất đồng phân vậy hiện tượng đồng phân là gì?
Lưu ý cách viết đồng phân sao cho không trùng lặp lại và cũng không thiếu sót.
HS:Nêu khái niệm hiện tượng đồng đẳng
là hiện tượng các chất cĩ cấu tạo và tính chất tương tự nhau, nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhĩm -CH2- 
HS: Viết các CT có thể xảy ra .
HS: Nêu hiện tượng đồng phân 
Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là những chất đồng phân.
I. Đồng đẳng, đồng phân.
1.Đồng đẳng: : là hiện tượng các chất cĩ cấu tạo và tính chất tương tự nhau, nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhĩm -CH2- 
Những chất đĩ được gọi là những chất đồng đẳng với nhau, chúng hợp thành một dãy đồng đẳng.
Thí dụ:Dãy đồng đẳng của metan gồm cĩ, CH4, C2H6, C3H8, C4H10... CnH2n+2 
2. Đồng phân: Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là những chất đồng phân.
Thí dụ: các cặp chất đồng phân : CH3CH2OH và CH3OCH3, 
-Các loại đồng phân 
 + Đồng phân cấu tạo: Mạch nhánh, mạch không nhánh, mạch vòng.
+ Đồng phân vị trí liên kết bội hay đồng phân nhóm chức.
+ Đồng phân lập thể, khác nhau về vị trí trong không gian của các nhóm nguyên tử.
8’
7’
6’
5’
GV: Liên kết đơn còn gọi là liên kết xích ma σ do sự xen phủ giữa các obitan tương đối bền 
GV: Dựa vào liên kết đã học hãy viết CTCT của CH4 
GV: Liên kết đơi do mấycặp electron tạo nên ?
GV: Trong liên kết đôi có 1 liên kết σ bền vững và 1 liên kết kém bền 
VD xem mô hình sau
GV: Liên kết làdo sự xen phủ bên ở hai phía của đường thẳng nối hai hạt nhân
GV: Tương tự liên kết đôi vậy liên kết ba được hình thành như thế nào?
GV: Trong liên kết 3 có 1 liên kết σ bền vững vaề liên kết kém bền 
Vd xem hình vẽ sau của C2H2 
HS: Nhắc lại lên kết cộng hóa trị là liên kết như thế nào ?
HS: Viết CTCT nhận xét chỉ có liên kết đơn .
HS: Hai cặp e- và tạo thành hai liên kết .
HS: Do 3 cặp e- dùng chung tạo nên 
II Liên kết cộng hóa trị 
- Liên kết chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị 
1.Liên kết đơn : Liên kết đơn do một cặp electron tạo nên và được biểu diễn bằng một gạch nối giữa hai nguyên tử. Ta gọi đĩ là liên kết σ. Liên kết σ là loại liên kết bền vững.
Thí dụ :
2. Liên kết đôi : Liên kết đơi do 2 cặp electron tạo nên, được biểu diễn bằng 2 gạch nối song song giữa hai nguyên tử : một gạch tượng trưng cho liên kết σ bền vững và một gạch tượng trưng cho liên kết linh động hơn gọi là liên kết . 
Thí dụ :
3. Liên kết ba do 3 cặp electron tạo nên, được biểu diễn bằng ba gạch nối song song giữa hai nguyên tử : một gạch tượng trưng cho liên kết σ và hai gạch tượng trưng cho hai liên kết .
Thí dụ :
5.Củng cố: -Viết các chất đồng đẳng của CH3OH
 - Viết các đồng phân có công thức phân tử C4H8
6.Dặn dò, bài tập về nhà. Làm các bài tập trong sách giáo khoa.
IV.RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG.

File đính kèm:

  • doc31.doc