Bài giảng Tiết 31 – Bài 26: Clo (tiếp)
/ Kiến thức :
- Biết được tính chất vật lí của Clo.
- Biết được Clo có những tính chất hóa học của phi kim nói chung (tác dụng với kim loại và hidro), ngoài ra, Clo còn tác dụng với nước và dung dịch bazơ; Clo là phi kim hoạt động hóa học mạnh.
2/ Kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được tính chất hóa học của Clo và viết các PTHH của Clo.
- Quan sát thí nghiệm, nhận xét về tác dụng của Clo với nước, với dung dịch kiềm và tính tẩy màu của Clo ẩm.
- Nhận biết được khí Clo bằng giấy màu ẩm.
g tính chất hóa học của phi kim nói chung (tác dụng với kim loại và hidro), ngoài ra, Clo còn tác dụng với nước và dung dịch bazơ; Clo là phi kim hoạt động hóa học mạnh. 2/ Kĩ năng: - Dự đoán, kiểm tra, kết luận được tính chất hóa học của Clo và viết các PTHH của Clo. - Quan sát thí nghiệm, nhận xét về tác dụng của Clo với nước, với dung dịch kiềm và tính tẩy màu của Clo ẩm. - Nhận biết được khí Clo bằng giấy màu ẩm. - Tính thể tích khí Clo tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng ở điều kiện tiêu chuẩn. 3/ Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ, thái độ nghiêm túc trong học tập. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: - Dụng cụ: Đèn cồn, ống hút, kẹp gỗ, ống nghiệm, giá ống nghiệm. - Hoá chất: Dây Fe hoặc Cu, lọ đựng khí Clo, nước cất, dd NaOH, giấy quỳ tím. 2/ Học sinh: - Đọc trước bài; Ôn lại tính chất hoá học của Al và Fe. 3/ Phương pháp: - Sử dụng phương pháp thí nghiệm kết hợp đàm thoại, vấn đáp. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: 9A1:... .../....; 9A2: ......./........; 2/ Kiểm tra bài cũ: (không tiến hành) 3/ Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung kiến thức ? GV ? ? HS GV HS 1/ Hoạt động 1: Cho biết ký hiệu hóa học, nguyên tử khối và công thức phân tử của Clo? Giới thiệu lọ đựng khí Clo. Hãy nhận xét những tính chất vật lí quan sát được của Clo? Clo nặng hay nhẹ hơn không khí? Trả lời, nhận xét. Bổ sung thêm những tính chất vật lí khác của clo: Tính tan trong nước, clo là khí độc cần lưu ý khi làm thí nghiệm với clo. Nghe, nhận xét, ghi nhớ. I/ TÍNH CHẤT VẬT LÍ: - SGK / 77. ? HS ? GV ? HS ? HS ? HS ? HS ? HS GV ? HS ? HS ? HS GV ? HS GV ? GV GV GV ? HS GV ? HS GV ? HS GV ? GV ? GV ? HS ? HS GV ? HS GV GV 2/ Hoạt động 2: Nêu những tính chất hóa học chung của các phi kim? Phi kim tác dụng được với kim loại, với Oxi và với Hidro. Liệu Clo có những tính chất hóa học của phi kim hay không? Giới thiệu dụng cụ, hóa chất và biểu diễn thí nghiệm: Đốt dây sắt trong khí clo. Nhận xét hiện tượng xảy ra? Sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu đỏ. Hiện tượng trên chứng tỏ điều gì? Đã có PƯHH xảy ra. Phản ứng xảy ra giữa những chất nào? Giữa Clo và kim loại sắt. Sản phẩm của phản ứng là gì? Là muối sắt (III) clorua – FeCl3. Viết PTHH của phản ứng? Viết PTHH, nhận xét. Ngoài sắt, clo còn tác dụng với hầu hết các kim loại khác tạo thành muối clorua. Viết các PTHH của phản ứng giữa Clo với các kim loại Al và Cu? Viết PTHH, nhận xét. Nhắc lại tính chất hóa học thứ hai của các phi kim? Phi kim tác dụng với hidro tạo thành các hợp chất khí. Viết lại PTHH của clo với hidro? Viết PTHH, nhận xét. Khí hidro clorua tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohidric. Vậy, khi nào HCl là axit, khi nào HCl là hợp chất khí (ở trạng thái nào)? Trạng thái dung dịch là axit, còn trạng thái khí là hợp chất khí. Chú ý: Clo không có phản ứng trực tiếp với oxi để tạo thành oxit, mà chỉ tạo oxit gián tiếp qua các dạng hợp chất. Vậy Clo có những tính chất hóa học của phi kim hay không? Clo có đầy đủ các tính chất hóa học của phi kim, clo là một phi kim hoạt động hóa học mạnh. Ngoài những tính chất trên, clo còn có những tính chất hóa học nào khác. Giới thiệu dụng cụ, hóa chất và biểu diễn thí nghiệm: Clo tác dụng với nước tạo thành nước clo. Nhận xét màu của nước clo? Nhúng giấy quỳ vào dung dịch (hoặc nhỏ dung dịch vào giấy quỳ). Nhận xét hiện tượng xảy ra? Giấy quỳ chuyển thành màu đỏ, sau đó bị mất màu ngay. Hiện tượng này đã chứng tỏ điều gì? Clo có phản ứng với nước. Sản phẩm tạo thành của phản ứng này là dung dịch nước clo là hỗn hợp của 2 axit là axit clohidric – HCl và axit hipoclorơ – HClO. Phản ứng này xảy ra theo hai chiều ngược nhau. Viết phương trình hóa học của phản ứng? Viết PTHH, nhận xét. Ban đầu, giấy quỳ chuyển thành màu đỏ do tác dụng của các dung dịch axit nhưng sau đó nhanh chóng bị mất màu do tác dụng oxi hóa mạnh của HClO. Do đó, trong thực tế, clo được dùng làm chất tẩy màu hoặc khử trùng nước sinh hoạt (Liên hệ thực tế về nguồn nước sinh hoạt ở địa phương đã được sử lý bằng clo) Vậy, ngoài khả năng tác dụng với nước, theo các em, liệu clo có tham gia phản ứng với dung dịch kiềm hay không? Giới thiệu dụng cụ, hóa chất và biểu diễn thí nghiệm: Clo tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành nước Javen. Nhận xét các chất trước và sau phản ứng? Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch vào giấy quỳ. Nhận xét hiện tượng? Nhận xét: Giấy quỳ bị mất màu. Hiện tượng trên đã chứng tỏ điều gì? Có phản ứng hóa học xảy ra giữa clo và dung dịch NaOH. Sản phẩm tạo thành của phản ứng này là dung dịch nước Javen là hỗn hợp của 2 muối là Natri clorua – NaCl và Natri hipoclorit – NaClO, ngoài ra, phản ứng này còn tạo ra nước. Em có suy nghĩ gì về sản phẩm tạo thành của phản ứng này so với phản ứng trên? Cũng sinh ra chất tẩy màu. Viết PTHH, yêu cầu học sinh cân bằng. Giấy quỳ bị mất màu do tác dụng oxi hóa mạnh của NaClO. Dung dịch này có tính tẩy màu rất mạnh, nhờ đó, nước Javen được dùng để sản xuất các chất tẩy rửa trong đời sống (sẽ được tìm hiểu và nghiên cứu trong tiết sau). Ngoài dung dịch NaOH, Clo cũng phản ứng với một số dung dịch kiềm khác như KOH, Ca(OH)2, II/ TÍNH CHẤT HÓA HỌC: 1/ Clo có tính chất hóa học của phi kim. a/ Clo tác dụng với kim loại: - PTHH: 3 Cl2 + 2 Fe 2 FeCl3. 3 Cl2 + 2 Al 2 AlCl3. Cl2 + Cu CuCl2. b/ Clo tác dụng với hidro: PTHH: Cl2 + H2 2 HCl. 2/ Clo có tính chất hóa học riêng? a/ Tác dụng với nước: - PTHH: Cl2 + H2O HCl + HclO b/ Tác dụng với dung dịch NaOH: - PTHH: Cl2 + 2 NaOH NaCl + NaClO + H2O. 4 . Tổng kết- đánh giá: 1/ Chỉ dùng một thuốc thử nào dưới đây để nhận biết các khí Cl2, O2, HCl? A. Giấy quỳ tím khô. C. Que đóm còn than hồng. B. Giấy quỳ tím ẩm. D. Giấy tẩm dd phenol phtalein. 2/ Trong 4 hỗn hợp dưới đây, hỗn hợp nào là nước Javen? A. NaCl + NaClO + H2O. B. NaCl + NaClO2 + H2O. C. NaCl + NaClO3 + H2O. D. NaCl + NaClO4 + H2O. Đáp án: 1- B; 2- A; 5. Hướng dẫn về nhà. - Bài tập về nhà 3, 4, 6 – SGK /81. - Chuẩn bị nội dung: “Clo – tiếp theo”. Ký duyệt Ngày soạn: ........ / 12 / 2012. Ngày giảng: ........./12 / 2012. TIẾT 32 – BÀI 26: CLO (tiếp theo). I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức : - Biết được những ứng dụng cơ bản của clo trong đời sống và công nghiệp. - Biết được những phương pháp điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. 2/ Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, nhận xét kết quả thí nghiệm. - Nhận biết được khí Clo bằng giấy màu ẩm. - Tính thể tích khí Clo tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng ở điều kiện tiêu chuẩn. 3/ Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ, thái độ nghiêm túc trong học tập. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: + Dụng cụ: ống nghiệm có nhánh, nút cao su, đèn cồn, đũa thuỷ tinh, giá sắt, ống dẫn khí, cốc thuỷ tinh, muôi thuỷ tinh, ống hút hoá chất, bình cầu có nhánh, bình thuỷ tinh có nút, phễu chiết hình quả lê. + Hoá chất: KMnO4, HCl đặc, NaOH, H2O, quỳ tím, bình khí clo, H2SO4 đặc. + Tranh vẽ H3.4, bình điện phân dung dịch muối ăn. 2/ Học sinh: - Chuẩn bị bài. 3/ Phương pháp: - Sử dụng phương pháp thí nghiệm kết hợp đàm thoại và vấn đáp. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....; 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Nêu các tính chất hoá học của clo? Viết các PTHH minh hoạ? 3/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung GV ? HS ? GV ? HS GV 1/ Hoạt động 1: Treo tranh vẽ hình 3.4 – SGK / 79 học sinh quan sát, nhận xét. Nêu những ứng dụng của clo? Cl2 + Ca(OH)2 Clorua vôi (CaOCl2). Vì sao clo độc lại được dùng để tẩy trắng vải, sợi? Khử trùng nước sinh hoạt...? Giải thích dựa vào tính chất của clo: clo ẩm có tính tẩy màu. Nước Javen, clorua vôi được sử dụng trong đời sống hàng ngày như thế nào? Sử dụng làm chất tẩy. Giải thích rõ hơn các ứng dụng của clo. III/ ỨNG DỤNG CỦA CLO: - Dùng để khử trùng nước sinh hoạt. - Tẩy trắng vải sợi, bột giấy. - Điều chế nước Javen, clorua vôi,... - Điều chế nhựa PVC, chất dẻo, chất màu, cao su, thuốc trừ sâu, . GV ? GV ? HS GV ? HS GV GV ? HS GV ? HS ? HS ? HS GV 2/ Hoạt động 2: Cho học sinh quan sát hình 3.5 – SGK / 79, đọc mục IV – 1 / SGK / 79. Nguyên liệu dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm? Giới thiệu các dụng cụ dùng để điều chế clo trong PTN và cách lắp đặt Làm thí nghiệm điều chế clo. Nhận xét hiện tượng? Nêu được hiện tượng: Có chất khí màu vàng lục, mùi hắc xuất hiện. Hướng dẫn HS viết PTHH của PƯ. Câu hỏi thảo luận: 1. Thu khí clo bằng cách nào? 2. Có thể thu khí clo bằng cách đẩy nước không? Vì sao? 3. Vai trò của bình đựng H2SO4 đặc và vai trò của miếng bông tẩm xút? Hoạt động nhóm nêu được: Thu bằng cách đẩy không khí, không thu được bằng cách đẩy nước vì clo tan trong nước và tác dụng được với nước. Vai trò: H2SO4 đặc Làm khô khí clo. Bông tẩm NaOH đặc Khử khí clo dư. Cho HS đọc SGK mục IV – 2 / SGK / 80. Trong công nghiệp khí Clo được điều chế bằng phương pháp nào? Bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa. Giới thiệu bình điện phân và cách điện phân dung dịch NaCl bão hoà - Làm thí nghiệm: Điện phân dung dịch NaCl (đáy ống nghiệm bên cực than cho mẩu giấy quỳ tím ẩm, bên cực kim loại cho 1 mẩu giấy phenol phtalein vào dung dịch). Nhận xét hiện tượng? - Ở 2 điện cực có nhiều bọt khí thoát ra. - Giấy quý tím ẩm Mất màu. - Phenolphtalein không màu thành đỏ. Dự đoán sản phẩm và viết PTPƯ? Viết PTHH, nhận xét. Giải thích vai trò của màng ngăn xốp? Trả lời, nhận xét. Bổ sung và liên hệ thực tế: Nhà máy sản xuất khí clo ở Việt Nam: Việt Trì, Bãi Bằng (Phú Thọ), . II/ ĐIỀU CHẾ CLO: 1/ Điều chế clo trong phòng thí nghiệm: - Nguyên liệu: MnO2 (hoặc KMnO4), dung dịch HCl đặc. - Cách điều chế: MnO2 + 4HCl MnCl2+ Cl2+ H2O + Thu khí clo bằng cách đẩy không khí (đặt ngửa bình thu) 2/ Điều chế clo trong công nghiệp: - Điện phân dung dịch NaCl bão hoà (có màng ngăn xốp). 2NaCl + H2O Cl2+H2 +2NaOH 4. Tổng kết- đánh giá: ? Ứng dụng của Clo trong công nghiệp và đời sống?
File đính kèm:
- TIẾT 31 + 32 - BÀI 26 - CLO.doc