Bài giảng Tiết 3: Lipit

 1. Về kiến thức: HS biết

 -Khái niệm và phân loại lipit.

 - Khái niệm chất béo, tính chất vật lí, ứng dụng của chất béo.

 - Cách chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn, phản ứng oxi hóa chất béo bởi oxi không khí.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 3: Lipit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
22/8/2010
12D
11E
 Tiết 3: LIPIT 
I. Mục tiêu bài học:
 1. Về kiến thức: HS biết 
 -Khái niệm và phân loại lipit.
 - Khái niệm chất béo, tính chất vật lí, ứng dụng của chất béo.
 - Cách chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn, phản ứng oxi hóa chất béo bởi oxi không khí.
 2. Về kĩ năng : 
 - Viết được các phương trinhg hóa họcminh họa tính chất hóa học của chất béo. – Phân biệt dầu ăn và mỡ bôi trơn về thành phần hóa học.
 - Biết sử dụng và bảo quản được một số chất béo an toàn, hiệu quả.
 - Tính khối lượng chất béo trong phản ứng.
 3. Về thái độ: 
 - Biết được ứng dụng quan trọng của lipit, cần biết lạm dụng quá có thể gây hại cho sức khỏe.
 - H/s biết được lipit rất quan trọng với cơ thể s/v và con người, tuy nhiên nếu dùng không đúng, nhiều quá so với lưọng cơ thể cần có thể gây ra một số bệnh.
II. Chuẩn bị :
 GV: Mẫu chất béo.
 HS:sgk, vở, đọc trước bài. Đọc và chuẩn bị bài lipit
III. Tiến trình bài dạy :
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 - Tính chất hoá học của este? Phương trình phản ứng minh hoạ? 
 3. Nội dung bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 : Khái niệm
GV: Lipit là gì?
HS: nêu khái niệm sgk, liên hệ thực tế.
Hoạt động 2 : 
Khái niệm và tính chất vật lí 
GV: Lipit có ctct như thế nào?
HS: Nhắc lại ctct lipit ở phần điều chế glixerol.
 Công thức cấu tạo 
GV: Trong tự nhiên lipit có ở đâu?
HS: Có ở trong mô mỡ động vật, dầu thực vật, là thành phần cơ bản của sự sống.
GV: Cho h/s quan sát lọ dầu, mỡ sau đó tiến hành thí nghiệm cho dầu vào nước, rượu, benzen.
 GV: Em hãy cho nhận xét về hiện tượng thí nghiệm?
HS: Trả lời.
GV: Khi cho mỡ vào nước nóng có hiện tượng gì xảy ra? Sau đó để nguội thấy hiện tượng như thế nào?
HS: Cho vào nước nóng tan ra khi để nguội mỡ đông lại.
 Hoạt động 3 : Tính chất hóa học
GV: Mỡ tan trong nước nóng nhưng không phân hủy, khi có mặt axit, nhiệt độ sẽ xảy ra ptpư. Ptpư các em đã viết khi đ/c glixerol.
HS: lên bảng viết ptpư?
H: Em hãy viết phương trình xà phòng hoá este ?
HS: Lên bảng viết.
GV: Sản phẩm phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm ta thu được sản phẩm như thế nào?
HS: Rượu và xà phòng 
GV: Hãy viết phương trình phản ứng giữa lipit với H2/Ni,t0?
HS: Lên bảng.
GV: Ptpư này biến dầu thành mỡ hoặc bơ có giá trị kinh tế cao.
GV: Gọi h/s đọc sgk, sau đó nhận xét tổng hợp.
I – khái niệm.
- Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hoà tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ không phân cực.
- Lipit là các este phức tạp.
II - chất béo.
1. Khái niệm.
- Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay là triaxylglixerol.
Công thức cấu tạo 
- gốc rượu là glixerol
- gốc axit béo no hoặc không no
2 .Tính chất vật lí .
- Ở đk thường mỡ là chất rắn (do có chứa gốc axit béo no), dầu là chất lỏng (chứa gốc axit béo không no).
 - Nhẹ hơn nước, không tan trong nước
3 .Tính chất hóa học.
* Phản ứng thủy phân và phản ứng xà phòng hóa.
a. Phản ứng thuỷ phân.
: thuỷ phân tristearin/dd H2SO4 loãng.
(CH3 [CH2 ]16 COO)3C3H5 + 3H2O ↔
 3CH3 [CH2 ]16 COOH + C3H5 (OH)3
 Ax.stearic glixerol
b. phản ứng xà phòng hóa.
thuỷ phân tristearin/dd NaOH loãng.
(CH3[CH2 ]16COO)3C3H5 + 3NaOH 3CH3 [CH2 ]16COONa + C3H5(OH)3
 natristearat glixerol
c. Phản ứng cộng hiđro của chất béo lỏng/Ni, đun nóng.
(C17H 33 COO)3C3H5 lỏng + 3H2 
 (C17H 35COO)3C3H5 rắn 
4. Ứng dụng (sgk).
GV bổ sung: sự chuyển hóa lipit trong cơ thể (5’).
Lipit k0 tan trong nước.
Lipit qua men dịch tụy, dịch tràng tạo ra glixerin (cơ thể hấp thụ) và axit béo (dịch mật hòa tan) sẽ kết hợp với glixerin→chất béo mới/qua máu→mô mỡ→các mô/các cơ quan [0]→CO2 + H2O + W.
D. Củng cố- luyện tập: HS nhắc lại nội dung chính của bài, đọc bài tư liệu, làm bài tập
1.Hợp chất hữu cơ A đơn chức, mạch hở, có công thức CxHyOz với x + y + z = 12 và y > x. Biết rằng (A) tác dụng hết với dung dịch NaOH. (A) có công thức phân tử là:
	A. C5H6O	B. C4H6O2	C. C3H6O3	 D. C3H8O
2. Sau khi cho C4H6O2 tác dụng hết với dung dịch NaOH, cô cạn được chất rắn (B) và hỗn hợp hơi (C), từ (C) chưng cất thu được (D), D tráng Ag cho sản phẩm (E), cho (E) tác dụng với NaOH thu được (B). Công thức cấu tạo C4H6O2 là: 	A. HCOOCH2 - CH = CH2	 B. HCOOC(CH3) = CH2 
	 C. HCOOCH=CH-CH3 	 D. CH3COOCH = CH2
3.Hợp chất hữu cơ C4H7O2Cl khi thuỷ phân trong môi trường kiềm được các sản phẩm trong đó có hai chất có khả năng tráng Ag. CTCT đúng là:
	A. HCOO - CH2 - CHCl - CH3	B. C2H5COO-CH2Cl
	C. CH3COO-CHCl-CH3	D. HCOOCHCl-CH2-CH3
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Học thuộc lí thuyết
 Làm bài tập 2,3,4,5 SGK
2.C. Vì dầu ăn là chất béo mà chất béo là trieste còn mỡ bôi trơn là hidrocacbon.
3. (C17H31COO)xC3H5(C17H29COOH)y và x+y = 3 có đồng phân vị trí
4.n= 0,1 . 0,003 = 0,0003 mol →m KOH= 0,0003.56=0.0168g hay =1,68 mg
Chỉ số axit = = 6
5. n KOH trung hòa axit: 0,007 → n KOH = 0,007 : 56 = 0,125.10-3 (mol)
m C17H35COOH trong 1 g chất béo : 0,125.10-3 .284 = 35,5.10-3 (g)
Số mol tristearylglixerol trong 1 g chất béo: = 1,0837.10-3 mol
n KOH= 3 . 1,0837.10-3 mol → m KOH = 3 . 1,0837.10-3 .56. 1000 = 182 mg
→ Chỉ số xà phòng hóa : 182 + 7 = 189 
Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH)
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docTiet 3-lipit.doc
Giáo án liên quan