Bài giảng Tiết 3 - Bài 1: Sự điện ly (tiếp)

Mục tiêu bài học

-Học sinh biết các khái niệm: Sự điện ly, chất điện ly, chất điện ly mạnh, chất điện ly yếu

-Rèn luyện kĩ năng viết phương trình điện ly

II. Chuẩn bị: Hình vẽ 1.1 (gk)

III. Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 3 - Bài 1: Sự điện ly (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy:..10 / 8/ 09...
Chương 1 Sự điện ly
Tiết 3 Bài 1 Sự điện ly
I.Mục tiêu bài học
-Học sinh biết các khái niệm: Sự điện ly, chất điện ly, chất điện ly mạnh, chất điện ly yếu
-Rèn luyện kĩ năng viết phương trình điện ly
II. Chuẩn bị: Hình vẽ 1.1 (gk)
III. Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề
IV. Tiến trình bài giảng:
 Hoạt đông của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1
.GV mô tả thí nghiệm theo hình 1.1, yêu cầu học sinh nhận xét và rút ra kết luận
GV nêu vấn đề:
Tại sao các dd NaCl, HCl, NaOH lại dẫn điện, còn các chất NaCl, NaOH ở dạng rắn, ancoletylic lại không dẫn điện ?
HS tìm hiếu sgk và trả lời các câu hỏi:
Thế nào là sự điện ly? Chất điện ly?
Những chất nào thuộc loại chất điện ly?
GV hướng dẫn HS cách viết pt điện ly và yêu cầu HS viết ptđiện ly của các chất: NaCl, HCl, NaOH, K2SO4
Hoạt động 2
GV mô tả thí nghiệm, yêu cầu HS nhận xét và giải thích hiện tượng
Căn cứ vào đâu để phân loại chất điện ly? Chất điện ly được phân thành mấy loại? đó là những loại nào?
Thế nào là chất điện ly mạnh ?
Các chất điện ly mạnh gồm những loại nào?
GV hướng dẫn HS cách viết ptđly 
? HS làm bài tập: Hoà tan 14,2 g Na2SO4 vào nước để được 200 ml ddX .Tính CM các ion trong ddX.
Thế nào là chất điện ly yếu?
Các chất điện ly yếu gồm những loại nào?
GV hướng dẫn HS viết ptđly.
?Viết ptđly của HClO và so sánh CM các ion với nhau và với CM HClO ban đầu biết CM HClO = 0,1M
Hoạt động 3: Củng cố : GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
?1Tại sao dd các axit, bazơ, muối dẫn điện ? Thế nào là chất điện ly? chất điện ly mạnh ? chất điện ly yếu?
?2 Làm bài tập 3a (gk)
GV nhận xét, chữa bài.
?3 Viết ptđly của CH3COOH
GV nhắc nhở HS những kiến thức cơ bản cần nắm và những sai sót cần sửa chữa.
V.Bài tập về nhà:4, 5(gk) và các bài tập sách bài tập hoá học 
 Nội dung kiến thức
I.Hiện tượng điện ly
1. Thí nghiệm
Nhận xét: Các dung dịch axit, bazơ, muối đều dẫn điện
2.Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ, muối
Các dd axit, bazơ, muối khi tan trong nước đều phân ly ra các ion nên dd của chúng dẫn được điện
Quá trình phân ly các chất ra ion là sự điện ly. Những chất tan trong nước phân ly ra ion gọi là những chất điện ly
Vậy: Axit, bazơ, muối là những chất điện ly.
Cách biểu diễn sự điện ly: dùng phương trình điện ly
Ví dụ: NaCl -----> Na+ + Cl-
 HCl ---> H+ + Cl-
II. Phân loại chất điện ly
1.Thí nghiệm
Nhận xét: Dựa vào khả năng phân ly của các chất điện ly khác nhau,người ta phân các chất điện ly thành hai loại: Chất điện ly mạnh và chất điện ly yếu.
2.Chất điện ly mạnh và chất điện ly yếu
Chất điện ly mạnh : là chất khi tan trong nước , các phân tử hoà tan đều phân ly ra ion
+ Các chất điện ly mạnh gồm: Các axit mạnh, các bazơ mạnh, hầu hết các muối.
+ Cách biểu diễn: Dùng mũi tên một chiều
+Ví dụ: Na2SO4 ---> 2Na+ + SO42-
 0,1 0,2 0,1
=> [Na+ ] = 0,2/0.2 = 1M ; [SO42- ] = 0,1/0,2 = 0,5M
Chất điện ly yếu :Là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hoà tan phân ly ra ion, phần còn lại tồn tại ở dạng phân tử.
+ Các chất điện ly yếu gồm: Các axit yếu, bazơ yếu
+Cách biểu diễn: Dùng mũi tên hai chiều
+ Ví dụ : HClO ==== H+ + ClO-
 Ban đầu 0,1
 Phân ly x x x
 Cân bằng 0,1 – x x x
+ Sự phân ly của các chất diện ly yếu là quá trình thuận nghịch, cân bằng điện ly tuân theo nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê. 
Bài 3.a
Ba(NO3)2 ----> Ba2+ + 2NO3-
 0,1 M 0,1M 0,2M
HNO3 -----> H+ + NO3-
0,02M 0,02M 0,02M
KOH ------> K+ + OH-
0,01M 0,01M 0,01M
CH3COOH ==== CH3COO- + H+

File đính kèm:

  • docsu dien ly.doc