Bài giảng Tiết : 29: Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt (Tiết 7)

MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Khắc sâu kiến thức của nhôm và sắt.

2.Kỹ năng:

- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng thực hành hóa học, khả năng làm thực hành hóa học.

3.Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức sử dụng hợp lý, tiết kiệm, cẩn thận trong thực hành và học tập hóa học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 860 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 29: Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt (Tiết 7), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:../11/2010
Ngày giảng:......../11/2010
Tiết : 29
THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- Khắc sâu kiến thức của nhôm và sắt.
2.Kỹ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng thực hành hóa học, khả năng làm thực hành hóa học.
3.Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức sử dụng hợp lý, tiết kiệm, cẩn thận trong thực hành và học tập hóa học.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Chuẩn bị dụng cụ hóa chất để thực hiện thực hành thí nghiệm theo nhóm.
- Dụng cụ: Đèn cồn, giá sắt, kẹp gỗ, ống nghiệm, giá ống nghiệm, nam châm.
- Hóa chất: Bột nhôm, bột sắt, bột lưu huỳnh, dd NaOH.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP
- Hoạt động nhóm, quan sát thực hành thí nghiệm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1.Ổn định
Kiểm tra sĩ số các lớp
Lớp
Học sinh vắng
Lí do
K lí do
Ngày giảng
9A
9B
9C
9D
2.Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là hợp kim? S sánh thành phần, tính chất, ứng dụng của gang và thép?
? Nêu nguyên liệu, nguyên tắc sản xuất gang ? Viết PTHH minh họa?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức lớp:
GV: Nêu mục tiêu của bài thực hành,
 - kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ, hóa chất của các tổ.
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi:
GV: Đưa bảng phụ hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm
- Rắc bột nhôm lên ngọn lửa đèn cồn
? Quan sát hiện tượng viết PTHH?
Qua thí nghiệm hãy nêu kết luận?
Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh:
GV: Đưa bảng phụ hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm:
+ Cho 1 HS nêu cách tiến hành thí nghiệm :
- Lấy 1 thìa nhỏ hỗn hợp bột Fe và S đã trộn theo tỉ lệ 7 : 4 về khối lượng cho vào ống nghiệm, đẻ lại một ít.
- Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đền cồn đến khi hỗn hợp nóng đỏ
- Quan sát hiện tượng. So sánh màu sắc của Fe, S, hỗn hợp ban đầu với sản phẩm.
- Đưa thanh nam châm lại gần hỗn hợp và sản phẩm. Có nhận xét gì ? 
Tên sản phẩm ? Viết phương trình hoá học ?
Thí nghiệm 3: Nhận biết kim loại nhôm và sắt đựng trong 2 lọ không dán nhãn:
? Theo em nhận biết 2 kim loại này như thế nào?
GV: nghe bổ sung ý kiến của HS
GV: Đưa bảng phụ hướng dẫn các bước tiến hành thí nghiệm
- Nhỏ vào 2 ống nghiệm 2-3 ml dd NaOH. Nếu ống nghiệm nào có bọt khí bay lên là ống nghiệm đó đựng Al
- HS: các nhóm làm thí nghiệm theo nhóm
? Quan sát hiện tượng viết PTHH?
Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với O2
HS quan sát và nêu hiện tượng
- HS các nhóm tiến hành thí nghiệm.
 Thảo luận và nêu hiện tượng xảy ra giải thích. 
 Các nhóm còn lại bổ sung :
- Bột nhôm cháy sáng tạo thành hợp chất nhôm oxit là chất rắn, màu trắng
 4Al (r) + 3O2 (k) ® 2 Al2O3 (r)
* Nhôm là kim loại hoạt động hoá học mạnh
Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh:
- HS các nhóm nêu và tiến hành thí nghiệm.
 Nhóm thống nhất nhận xét hiện tượng xảy ra, giải thích :
 + Hỗn hợp nóng đỏ, do tác dụng của Fe với S
 + Màu của sản phẩm khác với màu của Fe, S và hỗn hợp.
 + Đưa thanh nam châm lại gần hỗn hợp, sát bị hút vào thanh nam châm, sản phẩm tạo ra không bị nam châm hút. to
 Fe(r) + S(r) ® FeS(r)
Thí nghiệm 3: Nhận biết kim loại nhôm và sắt đựng trong 2 lọ không dán nhãn:
HS làm thí nghiệm, quan sát và viết PTHH
Hoạt động 3: Viết bản tường trình
STT
Tên thí nghiệm
Hiện tượng
Kết luận 
PTHH
1
2
3
4. Công việc cuối buổi thực hành:
Thu dọn phòng thực hành
nhận xét tiết thực hành, nhận xét một số bài tường trình.
5. Hương dẫn về nhà.
Hoàn thành bản tường trình
Về nhà ôn lại toàn bộ chương trình đã học, làm các bài tập 1,2,3,4,5 / 71 - 72 SGK
Hs giỏi làm các bài tập 6,7,8,9,10.trang72sgk.
V. RÚT KINH NGHIỆM
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 29.doc
Giáo án liên quan