Bài giảng Tiết 29: Luyện tập chương 2: Kim loại
- Học sinh ôn lại hệ thống các kiến thức cơ bản.So sánh được tính chất của nhôm với sắt và so sánh với tính chất chung của kim loại.
- Biết vận dụng ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại để xét và viết các phương trình hóa học.
2. Kỹ năng:
- Biết hệ thống hóa rút ra kiến thức cơ bản của chướng,biết so sánh để rút ra tính chất giống và khác nhau giữa nhôm và sắt.
- Vận dụng để giải các bài tập.
Ngày giảng: 21/11/2011 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : - Học sinh ôn lại hệ thống các kiến thức cơ bản.So sánh được tính chất của nhôm với sắt và so sánh với tính chất chung của kim loại. - Biết vận dụng ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại để xét và viết các phương trình hóa học. 2. Kỹ năng: - Biết hệ thống hóa rút ra kiến thức cơ bản của chướng,biết so sánh để rút ra tính chất giống và khác nhau giữa nhôm và sắt. - Vận dụng để giải các bài tập. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Phiếu học tập, bảng phụ -Hoc sinh: Kiến thức chương II III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ : (Kết hợp trong quá trình luyện tập) 2. Bài mới : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập GV: Để vận dụng giải bài tập trong chương II, cần phải củng cố những kiến thức cơ bản trong chương. Hoạt động 2: Kiến thức cần nhớ I. Kiến thức cần nhớ 1. Tính chất hoá học của kim loại GV: Phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu các nhóm thảo luận ® hoàn thành phiếu học tập. HS: Thảo luận nhóm ® hoàn thành phiếu học tập. Phiếu học tập số 1: Câu 1: Hãy khoanh tròn vào một chữ cái A hoặc B, C, D đứng trước câu trả lời đúng nhất. 1. Dãy gồm các kim loại được sắp theo chiều giảm dần về hoạt động hoá học là: A. Na, Al, Cu, K, Mg, H B. Mg, Na, K, Al, Fe, H, Cu C. Na, K, Mg, Al, Fe, Cu, H D. K, Na, Mg, Al, Fe, H, Cu 2. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường: A. Na, Al B. K, Na C. Al, Cu D. Mg, K 3. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng được với dung dịch CuSO4 A, Na, Al, Cu B. Al, Fe, Cu C. Na, Al, Fe D. K, Mg, Cu 4. Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl: A. Na, Al, Cu, Mg B. Zn, Mg, Cu C. Na, Fe, Al, Fe D. K, Na, Al, Ag Câu 2: Từ các câu trả lời trên, các em tự hệ thống hoá những kiến thức cần nhớ: a) Liệt kê những kim loại trong dãy hoạt động hoá học theo chiều giảm dần độ hoạt động. b) Nêu ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại. Viết PTPƯ minh hoạ. GV: Gọi đại diện một vài nhóm hoàn thành phiếu học tập. GV: Yêu cầu các nhóm đổi phiếu học tập cho nhau để nhận xét, dấnh giá kết quả. GV: Nhận xét, chốt kiến thức. Đáp án câu 1: 1) D; 2)B; 3) C 4) C GV: Sau khi HS trả lời xong các câu hỏi trong phiếu học tập, GV đưa ra sơ đồ khái quát về tính chất hoá học chung của kim loại: - KL + O2 ® Oxit bazơ - KL + Cl2 ® muối - KL + S ® muối - KL + muối ® muối + KL - KL + HCl (H2SO4 loãng) ® muối + H2. GV: Đề nghị HS viết các PTHH minh hoạ. GV: Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức. HS: Đại diện một vài nhóm hoàn thành phiếu học tập, nhóm khác nhận xét bổ sung. HS: Các nhóm đổi phiếu học tập, nhận xét kết quả cho nhau. HS: Viết PTHH minh hoạ cho sơ đồ trên. 2Cu + O2 2CuO 2Na + Cl2 2NaCl Fe + S FeS Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2 2. Tính chất hoá học của nhôm và sắt có gì giống và khác nhau? GV: Phát phiếu học tập số 2 ® Yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành. (Tổ 1 + 2 hoàn thành sơ đồ 1; tổ 3 + 4 hoàn thành sơ đồ 2; Trên cơ sở đó, cả lớp rút ra nhận xét sự giống và khác nhau) HS: Thảo luận nhóm ® hoàn thành phiếu học tập. Al + O2 Al2O3 AlCl3 + Cl2 Al2S3 + NaOH Muối + H2 Muối + KL Muối AlCl3 HCl + S Phiếu học tập số 2: 1. Hãy hoàn thành PTHH của sơ đồ dưới đây. Fe + O2 Fe3O4 FeCl3 + Cl2 FeS + NaOH Không PƯ Muối + KL Muối FeCl2 HCl + S 2. Nhận xét sự giống và khác nhau của Al, Fe về: - Tính chất hoá học - Về hoá trị trong các hợp chất. GV: Gọi đại diện các nhóm lên bảng hoàn thành phiếu học tập. GV: Cho các nhóm kiểm tra chéo phiếu học tập . GV: Nhận xét và chấm điểm cho một số nhóm trình bày đúng. HS: Đại diện các nhóm lên bảng hoàn thành phiếu học tập. HS: Các nhóm trao đổi phiếu học tập để kiểm tra đánh giá. HS: Nhận xét sự giống và khác nhau như sau: - Giống nhau: + Al, Fe đều có tính chất hoá học của kim loại. + Đề thụ động với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. - Khác nhau: + Nhôm phản ứng với kiềm, còn sắt thì không. + Trong các hợp chất, nhôm chỉ có hoá trị III, còn sắt có cả 2 hoá trị II và III. 3. Hợp kim của sắt: thành phần, tính chất và sản xuất gang thép. GV: Treo bảng phụ có kẻ sẵn bảng ® yêu cầu HS điền nội dung cho phù hợp. HS: Hoàn thành nội dung trong bảng. Gang Thép Tính chất Sản xuất GV: Nhận xét và hoàn chỉnh nội dung bảng như sau: Gang: hàm lượng C: 2-5% Thép: hàm lượng cocbon < 2% Tính chất Giòn, không rèn, không dát mỏng Đàn hồi, dẻo, cứng Sản xuất - Trong lò cao - Nguyên tắc: CO khử oxit sắt ở nhiệt độ cao 3CO+Fe2O33CO2 + 2Fe - Trong lò luyện thép - Nguyên tắc: oxi hoá các nguyên tố C, Mn, Si, P có trong gang. FeO + C Fe + CO 4. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn. GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức ® trả lời câu hỏi: - Thế nào là sự ăn mòn kim loại ? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại? - Các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn là gì ? HS: Nhớ lại kiến thức ® trả lời câu hỏi. Hoạt động 3: Luyện tập II. Luyện tập: GV: Phát phiếu học tập số 3 ® yêu cầu HS thảo luận, hoàn thành các bài tập trong phiếu học tập. HS: Thảo luận à hoàn thành phiếu học tập. Phiếu học tập số 3: Bài tập 1: Có các kim loại Fe, Al, Cu, Ag. Hãy cho biết trong các kim loại trên, kim loại nào tác dụng được với: a) Dung dịch HCl b) Dung dịch NaOH c) Dung dịch CuSO4 d) Dung dịch AgNO3 Bài tập 2: Hoà tan 0,54 gam kim loại R hoá trị III bằng 50 ml dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng thu được 0,672 lít khí ở đktc. a) Xác định kim loại R. b) Tính nồng độ mol của dung dịch thu được sau phản ứng. GV: Gọi đại diện 2 nhóm lên bảng chữa bài tập HS: đại diện nhóm được giáo viên chỉ định lên bảng chữa bài tập, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bài tập 1: a) Fe, Al tác dụng được với HCl Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2O 2Al + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2 b) Al tác dụng được với NaOH 2Al + 2H2O + 2NaOH ® 2NaAlO2 + 3H2 c) Fe, Al tác dụng được với CuSO4 2Al + 3CuSO4 ® Al2(SO4)3 + 3Cu Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu d) Al, Fe, Cu tác dụng được với dung dịch AgNO3 Al + 3AgNO3 ® Al(NO3)3 +3Ag Fe + 2AgNO3 ® Fe(NO3)2 + 2Ag Cu + 2AgNO3 ® Cu(NO3)2 + 2Ag Bài tập 2: Phương trình: 2R + 6HCl ® 2RCl3 + 3H2 Mol H2 = 0,03 Theo phương trình: mol R = 0,02 => MR = 27 (Al) b) mol HCl ban đầu = 0,1 mol HCl phản ứng = 0,06 => mol HCl dư = 0,04 => CM HCl = 0,8M Theo phương trình: mol AlCl3 = 0,02 => CM AlCl3 = 0,4M 3. Hướng dẫn về nhà: - Bài tập về nhà: 1-7 trang 69 SGK. - Chuẩn bị cho bài thực hành: Kẻ sẵn bảng tường trình nhhư bài thực hành số 2. - Hướng dẫn bài tập 6· trang 69 SGK: Phương trình: Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu Cứ 1mol Fe phản ứng thì khối lượng lá sắt tăng 64 - 56 = 8 gam Có x mol Fe ----------------------------------------® 2,58 – 2,5 = 0,08 gam => x = 0,01 mol Số mol FeSO4 = 0,01 mol ® khối lượng FeSO4 = 1,52 gam Khối lượng CuSO4 dư = Khối lượng dung dịch sau phản ứng: 2,5 + 25 x 1,12 – 2,58 = 27,92 gam => C% của dung dịch FeSO4 = 5,44 % C% của dung dịch CuSO4 = 9,31 %.
File đính kèm:
- Tiet 29.doc