Bài giảng Tiết 28: Thực hành tính chất hóa học của nhôm và sắt (tiếp)

1. Kiến thức: Biết được:

Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

- Nhôm tác dụng với oxi.

- Sắt tác dụng với lưu huỳnh.

- Nhận biết kim loại nhôm và sắt.

2. Kĩ năng:

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 28: Thực hành tính chất hóa học của nhôm và sắt (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 18/11/2011
I.	MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Biết được:
Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
Nhôm tác dụng với oxi.
Sắt tác dụng với lưu huỳnh.
Nhận biết kim loại nhôm và sắt.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV:
*	Dụng cụ:	*	Hóa chất:
	- Ống nghiệm (3 ống)	- Bột Nhôm
- Vỏ lon bia	- Bột Sắt
- Ống nhỏ giọt	- Bột lưu huỳnh
- Đèn cồn	- Dung dịch NaOH
- Giá sắt
2. HS: Chuẩn bị bản tường trình theo mẫu:
Thí nghiệm
Mục đích thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng
Kết luận, viết PTHH
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
GV: Chúng ta đã học 2 nguyên tố kim loại tương đối điển hình và rất quan trọng trong đời sống, trong sản xuất đó là nhôm và sắt. Hôm nay bằng thực nghiệm, chúng ta sẽ kiểm chứng một số tính chất quan trọng của 2 nguyên tố này.
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm
1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của nhôm với oxi.
GV: Yêu cầu HS nêu tiến trình thực hiện thí nghiệm 1.
GV: Yêu cầu HS tiến hành thí nghiêm 1.
GV: Theo dõi hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện.
GV: Yêu cầu HS nhận xét hiện tượng và viết PTHH.
GV: Lưu ý HS có thể tiến hành thí nghiệm theo cách khác: cho bột nhôm vào phần thuỷ tinh của ống nhỏ giọt. Lắp quả bóp cao su vào. Khi thí nghiệm hướng phần vuốt nhọn của ống nhỏ giọt về phía đèn cồn, bóp quả bóp cao su, bột nhôm sẽ phun ra, dễ cháy.
2. Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh.
GV: Hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm: 
- Cho một thìa hỗn hợp bột lưu huỳnh và bột sắt đã được trộn theo tỉ lệ 1 : 3 theo thể tích vào ống nghiệm khô, sạch.
- Đưa nam châm lại gần ống nghiệm có chứa hỗn hợp trên.
- Hơ nóng ống nghiệm rồi đun tập trung đến khi có phản ứng xảy ra.
- Để nguội, lấy sản phẩm ra, đưa nam châm đến gần sản phẩm.
GV: Theo dõi, giúp đỡ HS thực hiện thí nghiệm.
GV: Yêu cầu HS nêu hiện tượng và viết PTPƯ.
3. Thí nghiệm 3: Nhận biết hai lọ Al, Fe đựng trong 2 lọ không ghi nhãn.
GV: Yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm như SGK.
GV: Quan sát, theo dõi, giúp đỡ HS làm thí nghiệm.
GV: Gọi HS báo cáo kết quả, giải thích và viết PTHH.
HS: Phát biểu trình tự tiến hành thí nghiệm 1.
HS: Tiến hành thí nghiệm 1.
HS: Nhận xét hiện tượng và viết PTPƯ.
HS: Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.
HS: Nêu hiện tượng và viết PTPƯ.
HS: Thực hiện thí nghiệm như SGK.
HS: Báo cáo kết quả thí nghiệm và giải thích, viết PTHH.
Hoạt động 3: Công việc cuối buổi thực hành
GV: Hướng dẫn HS thu dọn hoá chất, rửa ống nghiệm, thu dọn dụng cụ, vệ sinh phòng học.
GV: Nhận xét buổi thực hành và hướng dẫn HS viết tường trình theo mẫu. 
HS: Viết tường trình
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
GV: Chuản bị cho bài sau: “Tính chất hoá học của phi kim”
- Tính chất vật lí của phi kim ?
- Phi kim có những tính chất hoá học nào ?
- Mức độ hoạt động của các phi kim ? 

File đính kèm:

  • docTiet 28.doc
Giáo án liên quan