Bài giảng Tiết 27: Vị trí kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại

 1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải biết:

* Kiến thức cũ liên quan: Sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong bảng tuần hoàn (Lớp 10)

* Kiến thức mới cần hình thành:

- Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn

- Cấu tạo của nguyên tử kim loại và cấu tạo tinh thể các kim loại.

- Liên kết lim loại và so sánh với các kiểu liên kết hóa học khác đã học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 27: Vị trí kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:21/11/2009
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
Tiết 27: VỊ TRÍ KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN 
 HOÀN VÀ CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải biết:
* Kiến thức cũ liên quan: Sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong bảng tuần hoàn (Lớp 10)
* Kiến thức mới cần hình thành:
- Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn
- Cấu tạo của nguyên tử kim loại và cấu tạo tinh thể các kim loại.
- Liên kết lim loại và so sánh với các kiểu liên kết hóa học khác đã học.
 2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng từ vị trí kim loại suy ra cấu tạo và tính chất, từ tính chất suy ra ứng dụng và phương pháp điều chế kim loại.
- Giải các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và BT tự luận liên quan đến vị trí và cấu tạo của kim loại trong bảng tuần hoàn.. 
 3. Thái độ:
- Tích cực, chủ động trong học tập hóa học, qua đó tạo niềm đam mê khoa học bộ môn..
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Đàm thoại vấn đáp, thảo luận nhóm kết hợp quan sát tìm tòi.
C. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
 1. Giáo viên: 
- Giáo án, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, bảng phụ vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử (ghi bán kính nguyên tử) của các nguyên tố thuộc chu kỳ 2; tranh vẽ 3 kiểu mạng tinh thể và mô hình tinh thể kim loại (mạng tinh thể lập phương tâm khối, tâm diện và lục phương).
 2. Học sinh: 
- Ôn tập về cách viết cấu hình e và xác định vị trí của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn, chuẩn bị bảng tuần hoàn dạng ngắn.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
Lớp
12B3
12B4
Vắng
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
 a. Đặt vấn đề: (3 phút)
GV: Giới thiệu mục tiêu và cấu trúc của chương 5 để HS cùng lắng nghe:
* Mục tiêu về kiến thức: Biết vị trí, đặc điểm cấu tạo, TCVL, TCHH chung của kim loại, các khái niệm hợp kim, cấu tạo hợp kim; phương pháp điều chế kim loại. Hiểu nguyên nhân gây ra các TCVL, TCHH chung của kim loại và vận dụng kiến thức để bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.
* Hệ thống kiến thức của chuơng5 gồm 8 bài (từ bài 17 đến bài 23) với hai bài luyện tập và một bài thực hành.
b. Triển khai bài:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (8 phút)
GV: Dùng BTH các nguyên tố hóa học dạng dài và yêu cầu HS xác định vị trí các nguyên tố kim loại trong BTH đó.
HS: Thảo luận nhóm và đại diện trình bày trước lớp.
GV: Gợi ý để HS tự rút ra kết luận về vị trí kim loại như trình bày ở SGK.
Hoạt động 2: (11 phút)
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm về:
- Viết cấu hình e của nguyên tử các nguyên tố sau: 11Na, 12Mg, 13Al, 17Cl, 15P, 16S.
- Nhận xét về số e ngoài cùng của các nguyên tố trên và rút ra kết luận.
HS: Thảo luận nhóm và đại diện trình bày ngắn gọn trên bảng nhóm.
GV: Dùng bảng phụ vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố thuộc chu kỳ 2:
*ThÝ dô: xÐt 2 chu k× (b¸n kÝnh nguyªn tö ®­îc biÓu diÔn b»ng nanomet, nm)
 11Na 12Mg 13Al 14Si 15P 16S 17Cl
 0,157 0,136 0,125 0,117 0,110 0,104 0,099
HS: Rút ra nhận xét về bán kính nguyên tử của KL và PK, điện tích hạt nhân của chúng.
GV: Lắng nghe ý kiến các nhóm và chuẩn kiến thức để HS cả lớp cùng ghi nhận thông tin.
Hoạt động 3: (12 phút)
GV: Dùng pp thuyết trình:
- Thông báo về cấu tạo của đơn chất kim loại.
- Dùng tranh vẽ hoặc mô hình thông báp ba kiểu mạng tinh thể kim loại.
HS: Nhận xét về sự khác nhau giữa các kiểu mạng tinh thể trên.
GV: Thông báo về liên kết kim loại và yêu cầu HS so sánh liên kết kim loại với:
 + Liên kết ion...
 + Liên kết cộng hóa trị...
HS: Thảo luận nhóm và nhớ kiến thức cũ để trả lời yêu cầu trên.
GV: Chuẩn kiến thức để HS cùng ghi nhận
I. VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI :
- BTH gồm trên 110 nguyên tố trong đó có gần 90 nguyên tố kim loại.
- Có mặt ở:
+ Nhóm IA (trừ H), IIA, IIIA (trừ B), một phần ở nhóm IVA, VA, VIA.
+ Các nhóm B từ IB đến VIIIB.
+ Họ lantan và actini được xếp riêng.
II. CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI:
Cấu tạo nguyên tử:
- Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có 1,2,3 e ở lớp ngoài cùng.
* VD: Na [Ne] 3s1
 Mg [Ne] 3s2
 Al [Ne] 3s2 3p1
- Trong cùng chu kỳ thì:
+ rkim loại > rphi kim
+ Zkim loại < Zphi kim
* VD: sgk
Cấu tạo tinh thể:
- Ở nhiệt độ thường Hg ở thể lỏng còn các KL khác ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể.
- Trong tinh thể kim loại, ngtử và ion kim loại nằm ở nút mạng tinh thể. Các e hóa trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong mạng tinh thể.
a) Mạng tinh thể lục phương:
+ Trong tinh thể, thể tích các ngtử và ion KL chiếm 74%, còn lại 26% là không gian trống.
* VD: Be, Mg, Zn,
b) Mạng tinh thể lập phương tâm diện:
+ Trong tinh thể, thể tích các ngtử và ion KL chiếm 74%, còn lại 26% là không gian trống.
* VD: Cu, Ag, Al, Au,
c) Mạng tinh thể lập phương tâm khối :
+ Trong tinh thể, thể tích các ngtử và ion KL chiếm 68%, còn lại 32% là không gian trống.
* VD: Li, Na, K, V, Mo,...
Liên kết kim loại:
Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các e tự do.
4. Củng cố: (8 phút)
GV: Cho HS thảo luận nhóm và làm câu hỏi, các bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 SGK trang 82
Câu 4(sgk): Mạng tinh thể kim loại gồm:
nguyên tử, ion kim loại và các e độc thân.
nguyên tử, ion kim loại và các e tự do.
nguyên tử kim loại và các e độc thân.
ion kim loại và các e độc thân.
Câu 5(sgk): Cho cấu hình e: 1s2 2s2 2p6. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tử và ion có cấu hình e như trên:
A. K+, Cl, Ar B. Li+, Br, Ne C. Na+, Cl, Ar D. Na+, F-, Ne
Câu 6(sgk): Cation R+ có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Nguyên tử R là :
A. F 	 B. Na 	 C. K 	 D. Cl
HS: Thảo luận cách làm và đại diện giải thích kết quả bài làm của nhóm mình..
5. Dặn dò: (2 phút)
- Nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của bài vị trí, cấu tạo của kim loại.
- BTVN: 7, 8, 9 SGK trang 82 và bài tập 5.7 sbt trang 34.
- Chuẩn bị bài:
“ TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI. DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI”(t1)
+ Giải thích các tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim).
+ Tính chất hóa học cơ bản của kim loại (tính khử): Viết các PTHH minh họa.

File đính kèm:

  • doch12tiet27.doc