Bài giảng Tiết 27: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

I/ Mục tiêu:

 Sau khi học xong bi ny học sinh phải:

 1. Kiến thức :

 - Hiểu được sự ăn mòn kim loại.

 - Hiểu được nguyên nhân làm kim loại bị ăn mòn và các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.

 - Biết liên hệ với các hiện tượng trong thực tế về sự ăn mòn kim loại, những yếu tố ảnh hưởng và bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 27: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Đào Trọng Điều
Lớp: CĐSSH08A
Trường: THCS Võ Thị Sáu
Lớp: 9A Người soạn: Đào Trọng Điều 
Tuần 14 : Ngày soạn 16-11-2009
Tiết 27: 	 Ngày dạy :	
SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN
I/ Mục tiêu: 
	Sau khi học xong bài này học sinh phải:
 1. Kiến thức : 
 - Hiểu được sự ăn mòn kim loại.
 - Hiểu được nguyên nhân làm kim loại bị ăn mòn và các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
 - Biết liên hệ với các hiện tượng trong thực tế về sự ăn mòn kim loại, những yếu tố ảnh hưởng và bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn.
 2.Kĩ năng :
 - Quan sát một số thí nghiệm và rút ra nhận xét về một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mịn kim loại.
 - Nhận biết được hiện tượng ăn mịn kim loại trong thưc tế.
 - Vận dụng kiến thưc để bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình.
 3.Thái độ :
 - Có những hiểu biết thực tế về kim loại để biết bảo vệ những vật dụng của mình bằng kim loại.
 - Cĩ lịng say mê yêu thích mơn học
II/ Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: 
 - Thí nghiệm: Ảnh hưởng của các chất trong môi trường đến sự ăn mòn kim loại.
 - Tranh vẽ: H2.18 SGK, bảng phụ , phiếu học tập .
 - Một số vật bằng kim loại bị gỉ 
 2. Học sinh : nghiên cứu trước bài học ,thí nghiệm , bảng phụ .
III/ Hoạt động dạy học:
Ổn định tổ chức: ( 1’) 
- Kiểm tra sỉ số lớp
Kiểm tra bài cũ: ( 8’)
Câu 1:Thế nào là hợp kim? So sánh thành phần, tính chất, ứng dụng của gang và thép?
Câu 2: Hãy lập các PTHH theo sơ đồ sau đây:
 a/ FeO + C ---> Fe + CO
 b/ FeO + Mn ---> Fe + MnO
 c/ Fe2O3 + CO ---> Fe + CO2
 d/ FeO + Si ---> Fe + SiO2
Cho biết phản ứng nào xảy ra trong quá trình luyện gang, phản ứng nào xảy ra trong quá trình luyện thép, chất nào là chất oxi hoá, chất nào là chất khử?
Đáp án:
Câu 1: - Hỗn hợp gồm nhiều kim loại ( kim loại và phi kim ) khác nhau nóng chảy .
 Thành phần 
 Tính chất 
 Ưùng dụng 
Gang : Hàm lượng C :2-5%
Giòn , không rèn ,không dát mỏng được 
Đúc bệ máy , ống dẫn nước 
Thép : Hàm lượng C :< 2% 
Dàn hồi ,dẻo ,kéo sợi 
Chế tạo chi tiết máy , dụng cụ lao động , xe đạp 
Câu 2: - Lập PTHH .
 - Luyện gang : c 
 - Luyện thép a, b, d .
 - Chất khử : C, Mn ,Si , CO 
 - Chất oxi hóa FeO, Fe2O3 
Giảng bài mới:( 36’) 
3.1.Đặt vấn đề: ( 1’) 
Khi sử dụng những kim loại hay hợp kim lâu ngày, ta thấy có hiện tượng kim loại, hợp kim bị như thế nào ?. Sự ăn mòn kim loại là gì? Tại sao kim loại bị ăn mòn? Có những biện pháp nào để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn? Để biết được, hôm nay thầy và trò ta tìm hiểu tiết học này. 
3.2.Tiến trình bài dạy: ( 35’) 
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự ăn mòn kim loại
8’
- Cho HS quan sát một số đồ dùng bị gỉ như: con dao, cái kéoquan sát quạt, chốt cửa của trường.
- Tiến hành đặt câu hỏi cho học sinh: 
+ Vì sao những đồ dùng này bị gỉ?
- Nhận xét câu trả lời và cho HS biết hiện tượng đó là sự ăn mòn kim loại.
- Chốt lại vấn đề bằng cách đặt câu hỏi:
+ Vậy sự ăn mòn kim loại là gì?
- Nhận xét và chốt lại kiến thức .
- Tiến hành quan sát các đồ dùng.
- Lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên:
+ Do tác động của môi trường xung quanh.
- Chú ý lắng nghe.
- Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
+ Sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại.
- Lắng nghe nhận xét
I- Thế nào là sự ăn mòn kim loại ?
Sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại.
VD: Sắt để lâu ngoài không khí sẽ bị gỉ 
Hoạt động II : Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại?
12’
- Yêu cầu các nhĩm quan sát TN đã được chuẩn bị từ trước.
- Qua quan sát thí nghiệm GV yêu cầu các nhĩm báo cáo hiện tượng quan sát được.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận
- Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức 
- Tiếp tục đưa ra câu hỏi cho các nhĩm thảo luận:
+ Một thanh sắt để trong lò than nóng đỏ và một thanh sắt để ở ngoài, thanh sắt để ở nơi nào bị ăn mòn nhanh hơn?Yêu câu HS rút ra kết luận từ VD này.
- Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức:
- Quan sát thí nghiệm.
- Thảo luận nhóm rồi trả lời:
 + ống 1,4 không bị gỉ .
 + ống 2 bị gỉ ít .
 + ống 3 bị ăn mòn nhiều .
-Rút ra kết luận:
Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc.
- Lắng nghe nhận xét
- Trả lời câu hỏi GV:
-Thanh sắt để trong lò sẽ ăn mòn nhanh hơn.
- Nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi:
+ Nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn.
- Lắng nghe ý kiến nhận xét.
II- Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại?
1- Ảnh hưởng của các chất trong môi trường:
 Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc.
 2- Ảnh hưởng của nhiệt độ:
 Nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn.
Hoạt động III: Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn?
10’
- Đặt câu hỏi:
+Từ thực tế và những hiểu biết của mình em hãy cho biết. Để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn ta áp dụng những biện pháp nào?
- Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức, giáo dục cho hs giữ gìn một số đồ vật của bản thân.
- Chú ý liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi
-Ngăn không cho KL tiếp xúc với môi trường như: Sơn, mạ, bôi dầu mỡ lên bề mặt của kim loại, để đồ vật ở nơi khô ráo, thường xuyên lau chùi bụi bặm
-Chế tạo hợp kim không bị ăn mòn như: Cho thêm vào thép một số kim loại crôm, niken
III- Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn? 
-Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường: sơn mạ bôi dầu mỡ 
-Chế tạo hợp kim không bị ăn mòn.
Củng cố: (5’)
- Treo bảng phụ và cho các nhĩm thảo luận tìm câu trả lời
Dặn dò: ( 2’)
 - Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi từ 1- 5 SGK.
 - Tìm hiểu bài luyện tập chương 2: Kim loại và giải các bài tập từ 1-5 trang 69 SGK- HS khá giải thêm bài 6, 7 SGK.
 - Giờ sau luyện tập : Soạn và thuộc phần kiến thức cần nhớ 
 IV/ Rút kinh nghiệm, bổ sung:
.
BẢNG PHỤ
Dựa vào kiến thức vừa học em hãy khoanh trịn vào nhưng câu cĩ sự ăn mịn:
a. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu .
b. Lá đồng bị nung nóng trên mặt có phủ một lớp màu đen.
c.Cho vôi sống hòa tan vào nước .
d. Dây dẫn làm đòng cho dòng điện chạy qua .
e. Nồi nhôm dùng lâu năm bị lủng .
f. Dây sắt cắt nhỏ tán thành đinh .
g. Trụ sắt để lâu thường có màu nâu đỏ xuất hiện .

File đính kèm:

  • docan mon kim loai(1).doc