Bài giảng Tiết 27: Ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn (tiếp)

1.1. Kiến thức

Biết được:

- Khái niệm về sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.

- Cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.

 1.2. Kĩ năng

- Quan sát một số thí nghiệm, rút ra được nhận xét về một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.

- Nhận biết được hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế.

- Vận dụng để bảo vệ được một số đồ vật kim loại trong gia đình.

1.3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ các vật dụng bằng kim loại khỏi bị ăn mòn

 

doc7 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 27: Ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t động 1: thế nào là sự ăn mũn kim loại 
- GV: yêu cầu HS quan sát mẫu, tranh ảnh về một số đồ vật bằng kim loại bị ăn mòn kết hợp với đọc thông tin SGK/65.
? Em có nhận xét gì về tính ánh kim, độ cứng của các đồ vật .
- HS: Mất ánh kim, giòn, xốp, dễ bị bẻ gãy
? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó
- HS: Do oxi trong không khí, nước mưa(có chứa axit), muối trong nước biển
- GV: Những biến đổi trên của kim loại chính là sự ăn mòn kim loại.
? Thế nào là sự ăn mòn kim loại.
- HS: Rút ra khái niệm về sự ăn mòn kim loại.
- GV: Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
 * Hoạt động 2: những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mũn
- GV: Yêu cầu HS nhớ lại các thí nghiệm đã tiến hành để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
? Mô tả lại cách tiến hành thí nghiệm.
- HS: nhớ lại cách tiến hành thí nghiệm và mô tả lại
- GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. Ghi nhanh lên bảng
+ Cho HS quan sát thí nghiệm do GV tiến hành
? Nhận xét hiện tượng xảy ra
- HS: Quan sát và nêu được hiện tượng:
+ ống 1,4: Đinh sắt không bị ăn mòn
+ ống 2: Đinh sắt bị gỉ ít, kim loại bị ăn mòn chậm hơn.
+ ống 3: Đinh sắt bị gỉ nhiều hơn, chứng tỏ kim loại bị ăn mòn nhanh hơn.
- GV: yêu cầu HS đối chiếu với kết quả thí nghiệm của các nhóm. Nhận xét thao tác thí nghiệm của các nhóm, tuyên dương các nhóm có kết quả đúng, phê bình các nhóm có kết quả chưa chính xác. Giải thích tại sao có kết quả chưa chính xác.
? Phân tích điều kiện ở từng ống nghiệm.
- HS: + ống 1: Không khí khô.
+ ống 2: Có nước và không khí
+ ống 3: Có nước, không khí và có thêm muối ăn.
+ ống 4: Có nước, không có không khí.
? Theo em, tại sao ống 2,3 kim loại bị ăn mòn, ống 1,4 kim loại không bị ăn mòn.
- HS: ống 2,3: Có cả nước và không khí.
? Vậy theo em điều kiện cần để kim loại bị ăn mòn là gì.
- HS: Cần có cả nước và không khí.
? Tại sao ống 3 kim loại bị ăn mòn nhanh hơn.
- HS: Vì ống 3 có thêm muối ăn
? Vậy thành phần của môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến sự ăn mòn kim loại.
- HS: Sự ăn mòn nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc.
- GV: yêu cầu HS vận dụng kiến thức thực tế và cho biết.
? Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến sự ăn mòn kim loại. Lấy ví dụ minh hoạ.
- HS: Liên hệ thực tế và nêu được: Nhiệt độ cao làm cho kim loại bị ăn mòn nhanh hơn
*Hoạt động 3: làm thế nào để bảo vệ cỏc đồ vật bằng kim loại khụng bị ăn mũn
- GV: Các em đã biết những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại. Vậy làm thế nào để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
? Nêu những biện pháp để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
- HS: + Sơn phủ bề mặt kim loại.
+ Để đồ vật nơi khô ráo.
+ Chế tạo hợp kim không bị ăn mòn 
? Giải thích cơ sử khoa học của từng biện pháp bảo vệ đó.
- HS: Vận dụng kiến thức về yếu tố ảnh hưởng đến ăn mòn kim loại để giải thích.
? Trong thực tế, để bảo vệ các đồ dùng bằng kim loại bản thân em và gia đình đã sử dụng những biện pháp nào.
- HS: Liên hệ thực tế: lau dầu mỡ, ngâm trong dầu
+ Rửa sạch để nơi khô ráo
- GV: Gọi HS đọc kết luận SGK/66
I- Thế nào là sự ăn mòn kim loại ? 
Sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại
II- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại ?
1- ảnh hưởng của các chất trong môi trường
- Thí nghiệm: SGK/65
- Nhận xét: Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc.
2- ảnh hưởng của nhiệt độ:
- Nhiệt độ cao, kim loại bị ăn mòn nhanh hơn
III- Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn?
1- Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường.
- Sơn, mạ, bôi dầu mỡlên trên bề mặt kim loại.
- Để đồ vật nơi khô ráo, giữ sạch sẽ
2- Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn.
* Kết luận: SGK/66
4.4. Củng cố
- Cho HS đọc mục “Em có biết”/66,67.
- Trả lời câu hỏi 3,4/67.
- Thu dọn dụng cụ thực hành, vệ sinh dụng cụ và lớp học.
4.5. Hướng dẫn về nhà 
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK/67.
- Làm bài tập trong VBT.
- Ôn tập lại các kiến thức đã học trong chương II
- Đọc trước nội dung bài: “ Luyện tập chương II”.
5. Rút kinh nghiệm
.
Ngày soạn :..
Ngày giảng:  Tiết 28
LUYỆN TẬP CHƯƠNG 2
1. Mục tiờu
1.1. Kiến thức 
- Củng cố và hệ thống lại các kiến thức về:
+ Tính chất hoá học của kim loại nói chung và một số kim loại nói riêng: Nhôm và Sắt .
+ Dãy hoạt động hoá học của kim loại và ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học.
+ Thành phần, tính chất và quá trình sản xuất gang, thép.
+ Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn
 1.2. Kĩ năng 
- Biết hệ thống hoá và rút ra các kiến thức cơ bản của chương.
- Biết so sánh để rút ra các tính chất giống và khác nhau giữa nhôm và sắt.
- Biết vận dụng ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại để viết các PTHH, xét các phản ứng có xảy ra hay không? Giải thích hiện tượng xảy ra trong thực tế 
- Vận dụng để giải các bài tập hoá học liên quan
1.3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn, tính cẩn thận, chính xác.
2. Chuẩn bị
- GV:	+ Giáo án
	+ Bảng nhóm.
- HS:	+ Ôn tập lại các kiến thức chương II.
	+ Nghiên cứu trước nội dung bài.
3. Phương phỏp
- Nêu vấn đề; Vấn đáp ; Hoạt động nhóm.
4. Tiến trỡnh dạy học
4.1. ổn định lớp
4.2. Kiểm tra bài cũ
4.3.Bài mới
*Vào bài: Các bài trước chúng ta đã đi tìm hiểu về tính chất vật lí, hoá học của kim loại nói chung và nhôm, sắt nói riêng. Cũng như tìm hiểu về dãy hoạt động hoá học của kim loại Hôm nay chúng ta cùng đi hệ thống lại các kiến thức đó.
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
*Hoạt động 1: kiến thức cần nhớ
- GV: Yêu cầu HS nhớ lại các kiến thức đã học
? Viết dãy hoạt động hoá học của kim loại theo chiều giảm dần mức độ hoạt động.
- HS: Lên bảng viết dãy hoạt động hóa học của kim loại.
? Nhắc lại các tính chất hoá học chung của kim loại. Nêu rõ điều kiện của từng tính chất.
- HS: Nhắc lại các tính chất hoá học. Vận dụng ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học nêu được điều kiện của từng tính chất.
- GV: Chia lớp thành 8 nhóm, cho các nhóm thảo luận và làm bài tập 1/69. Hai nhóm thực hiện 1 nội dung của bài.
- HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất lựa chọn các chất và viết PTHH. Ghi lại PTHH vào bảng nhóm.
- GV: Yêu cầu các nhóm dán bảng phụ, đối chiếu kết quả. Nhận xét, sữa chữa cách viết CTHH, PTHH của các nhóm và chốt lại đáp án đúng.
- GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học về tính chất hoá học của Al và Fe. Thảo luận nhóm và hoàn thành nội dung bảng sau:
Tính chất
Al
Fe
Giống nhau
Khác nhau
- HS: Vận dụng kiến thức đã học, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến và hoàn thành nội dung bảng.
- GV: Gọi đại diện nhóm HS phát biểu, nhóm khác nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức.
- GV: Treo bảng phụ ghi nội dung bảng SGK/68 để khuyết phần thông tin. Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học về gang, thép để điền các thông tin vào bảng.
- HS: 2 HS lên điền bảng.
- GV: Gọi HS khác nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức.
- GV: Yêu cầu HS nhớ lại các kiến thức đã học về sự ăn mòn kim loại
? Thế nào là sự ăn mòn kim loại.
? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
? Biện pháp để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
- HS: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
*Hoạt động 2: bài tập
- GV: Gọi HS đọc nội dung bài tập
? Bài tập yêu cầu làm gì.
- HS: Xét các cặp chất có phản ứng hay không.
? Để biết các cặp chất có phản ứng hay không ta căn cứ vào đâu.
- HS: Tính chất hoá học của các chất.
? Đối với bài tập này ta sử dụng tính chất hoá học của những chất nào.
- HS: Tính chất hoá học của Al và Fe
? Theo em, có những cặp chất nào có phản ứng. Giải thích
- HS: a và d
? Viết PTHH minh hoạ cho các phản ứng đó
- HS: 2 HS lên bảng viết PTHH của 2 cặp chất có phản ứng.
- GV: Nhận xét và sửa chữa.
- GV: Yêu cầu HS đọc nội dung đầu bài, hướng dẫn HS phân tích đầu bài để tìm ra phương án đúng.
? Để xác định được thứ tự sắp xếp đúng của các chất ta dựa vào đâu.
- HS: Dãy hoạt động hoá học của kim loại.
? A và B tác dụng được với dung dịch HCl. Vậy A và B ở vị trí nào trong dãy hoạt động hoá học.
- HS: A, B đứng trước H
? C, D không tác dụng với dung dịch HCl. Vậy C và D ở vị trí nào trong dãy hoạt động hoá học.
- HS: C, D đứng sau H
? B tác dụng với dung dịch muối của A và giải phóng A. Vậy khả năng hoạt động hoá học của A so với B như thế nào.
- HS: A hoạt động hóa học yếu hơn B => B đứng trước A.
? D tác dụng với dung dịch muối của C và giải phóng C. Vậy khả năng hoạt động hoá học của D so với C như thế nào.
- HS: C hoạt động hóa học yếu hơn D => D đứng trước C.
? Vậy thứ tự sắp xếp nào là đúng.
- HS: c- B, A, D, C
- GV: Chia lớp thành 6 nhóm:
+ Nhóm 1,2: a
+ Nhóm 3,4: b
+ Nhóm 5,6: c
- HS: các nhóm thảo luận vận dụng các kiến đã học về tính chất hoá học của các chất. Lựa chọn các chất và điều kiện thích hợp để thực hiện các dãy biến đổi. Ghi lại các PTHH thực hiện các biến đổi đó vào bảng nhóm.
- GV: Cho HS các nhóm dán bảng phụ, đối chiếu kết quả của các nhóm. Nhận xét và sửa chữa CTHH, PTHH cho HS.
- GV: Gọi HS đọc nội dung đầu bài, phân tích đầu bài.
? Đầu bài cho biết gì và yêu cầu tính gì.
- HS: Biết: mA = 9,2g; mMuối = 23,4g; A hoá trị I.
+ Xác định A là kim loại nào?
? Để xác định được A là nguyên tố kim loại nào, ta làm như thế nào.
- HS: Tính MA
- GV: Hướng dẫn HS tính MA dựa vào các điều kiện đầu bài cho.
+ Viết PTHH của phản ứng giữa kim loại A và Cl2.
+ Biện luận theo mA để tìm ra MA.
- HS: Thực hiện lần lượt các bước giải theo hướng dẫn của GV
- GV: theo dõi phần bài làm của HS, sửa các phần chưa chính xác và xác định được A là nguyên tố nào. 
I- Kiến thức cần nhớ:
1- Tính chất hoá học của kim loại:
- Dãy hoạt động hoá học của kim loại:
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb,(H), Cu, Ag, Au 
- Tính chất hoá học của kim loại:
+ Tác dụng với kim loại:
+ Tác dụng với nước(kim loại đứng trước Mg )
+ Tác dụng với dung dịch axit(kim loại đứng trước H)
+ Tác dụng với dung dịch muối(kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng).
2- Tính chất hoá học của kim loại nhôm và sắt có gì giốn

File đính kèm:

  • docT27-28.doc