Bài giảng Tiết 26: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại

 1. Kiến thức: HS biết :

 - Vị trí, đặc điểm cấu hình e lớp ngoài cùng, một số kiểu mạng tinh thể kim loại phổ biến, liên kết kim loại.

 2. Kĩ năng :

 - So sánh bản chất của liên kết kim loại với liên kết ion và lk cộng hoá trị.

 - Quan sát mô hình cấu tạo mạng tinh thể kim loại rút ra nhận xét.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 26: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
12D
2/11/2010
12E
 Chương V: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI 
Tiết 26: VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN 
 VÀ CẤU TẠO CỦA KIM LOẠI 
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: HS biết : 
 - Vị trí, đặc điểm cấu hình e lớp ngoài cùng, một số kiểu mạng tinh thể kim loại phổ biến, liên kết kim loại.
 2. Kĩ năng : 
 - So sánh bản chất của liên kết kim loại với liên kết ion và lk cộng hoá trị.
 - Quan sát mô hình cấu tạo mạng tinh thể kim loại rút ra nhận xét.
 3. Tình cảm thái độ: 
 - Có ý thức giữ gìn kim loại tránh các tác động không tốt của môi trường 
 - Thấy được tầm quan trọng của kim loại trong đời sống SX
II. Chuẩn bị :
 1.Chuẩn bị của GV: Bảng tuần hoàn, SGK hình 5.1 ,5.2, 5.3 
 2.Chuẩn bị của HS: Ôn tập cấu hình e nguyên tử.
III. Tiến trình bài giảng :
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 - Không kiểm tra.
 3. Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn
GV: Cho HS sử dụng BTH tìm vị trí của kim loại trong các nhóm
HS: sử dụng BTH nêu vị trí của kim loại trong bảng
GV: Bổ sung nếu cần
Hoạt động 2: cấu tạo của kim loại
GV: Yêu cầu HS viết cấu hình e của :
Na, Mg, Al và P, S, Cl
HS: Viết cấu hình e của các nguyên tố theo yêu cầu của GV và so sánh cấu hình e của kim loại và phi kim
HS: từ BTH rút ra nhận xét về sự biến thiên của điện tích hạt nhân và bán kính nguyên tử
 Hoạt động 3: Cấu tạo mạng tinh thể kim loại
GV: Thông báo về cấu tạo của đơn chất kim loại , sử dụng hình 5.1,5.2,5.3 SGK thông báo 3 kiểu mạng tinh thể kim loại
HS: Nhận xét về sự khác nhau giữa các kiểu mạng tinh thể trên
- Tinh thể lục phương: nguyên tử và ion nằm trên các đỉnh và tâm các mặt của hình lục giác đứng và 3 nguyên tử, ion nằm phía trong lục giác
- Các ion, nguyên tử kim loại nằm trên các đỉnh và tâm các mặt của hình lập phương
- Nguyên tử và ion kim loại nằm trên các đỉnh và tâm của hình lập phương
GV: Thông báo về liên kết kim loại
HS: So sánh Lk iom loại với Lk ion và Lk cộng hoá trị
I.Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn
Có gần 90 nguyên tố kim loại
Trong BTB nguyên tố kim loại ở :
- Nhóm IA( trừ H)
- Nhốm IIA , IIIA (trừ Bo)
- 1 phần nhóm IVA,VA,VIA
- Các nhóm B(từ IB → VIIIB)
- Họ Lantan và họ Actini
II. Cấu tạo của kim loại:
1. Cấu tạo nguyên tử kim loại
- Nguyên tử của hầu hết các nguyên tử kim loại đều có ít e lớp ngoài cùng
- Các nguyên tử kim loại có bán kính lớn hơn và điện tics hạt nhân nhỏ hơn so với nguyên tử của các nguyên tố phi kim trong cùng một chu kì
2. Cấu tạo tinh thể:
Ở nhiệt độ thường trừ Hg ở thể lỏng còn các kim loại khác ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể
Trong tinh thể kim loại, nguyên tử và ion kim loại nằm ở những nút của mạng tinh thể, các e hoá trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong mạng tinh thể 
a) Mạng tinh thể lục phương:
Nguyên tử và ion chiếm khoảng 74% thể tích còn lại 26% là không gian trống
Thuộc loại này gồm có :Be, Mg, Zn
b) Mạng tinh thể lập phương tâm diện:
Trong tinh thể thể tích của ion, nguyên tử kim loại chiếm 74% còn 26% là không gian trống
Thuộc loại này gồm có: Cu, Ag, Au, Al
c) Mạng tinh thể lập phương tâm khối
Thể tíc của các nguyên tử và ion chiếm 68% còn 32% là không gian trống 
Gồm: Li,Na, K, V, Mo
3. Liên kết kim loại:
LK kim loại là LK được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các e tự do
3. Củng cố- Luyện tập: HS tìm vị trí của các nguyên tử PK trong BTH
 Phân biệt cấu tạo nguyên tử kim loại và cấu tạo đơn chất kim loại để tìm thấy trong đơn chất kim loại có liên kết kim loại
GV: Giải thích: Chỉ ở TT hơi nguyên tử kim loại mới tồn tại ở dạng nguyên tử riêng biệt Còn ở TT rắn kim loai tồn tại ở dạng tinh thể . Mạng tinh thể kim loại gồm các ion dương dao động liên tục ở các điểm nút mạng và các e tự do chuyển động hỗn loạn giữa các ion dương, chúng gắn các ion lại với nhau.
GV: Hướng dẫn bài tập
Bài 7: Chọn A. M + H2SO4 → MSO4 + H2 ↑
 H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
nNaOH = 0,03 .1 = 0,03(mol) nH2SO4 = 0,15 . 0,5 = 0,075(mol)
nH2SO4 ởpư 1 = 0,075 – 0,03/2 = 0,06(mol)
Theo pư 1 : nM= nH2SO4 = 0,06(mol) → M kl = 1,44/0,60 = 24 → Mg
Bài 8: Chọn C. nH = 0,6 (mol) 
Từ phân tử HCl ta thấy có 0,6 mol H thì cũng có 0,6 mol Cl tạo muối
 m muối = m KL + m gốc axit = 15,4 + 35,5 .0,6 = 36,7 (gam)
4. Hướng đẫ HS tự học ở nhà: Học thuộc lí thuyết
 Làm bài 9 SGK 
 Chuẩn bị bài tính chất của kim loại
Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH):
.
 Tổ Trưởng

File đính kèm:

  • doctiet 26- vi tri kl trongBTH.doc
Giáo án liên quan