Bài giảng Tiết 25 - Tuần 13: Sắt

A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng:

1. Kiến thức:

- HS nêu được tính chất vật lí và tính chất hóa học của sắt.

- Biết liên hệ tính chất của sắt với một số ứng dụng trong đời sống, sản xuất.

2. Kĩ năng:

 - Biết dự đoán tính chất hóa học của sắt từ tính chất hóa học của kim loại và vị trí của sắt trong dãy HĐHH.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 25 - Tuần 13: Sắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/10/2014
Ngày dạy: 1/11/2014
Tuần 13
Tiết 25 
 SẮT (Fe = 56)
 A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức: 
- HS nêu được tính chất vật lí và tính chất hóa học của sắt. 
- Biết liên hệ tính chất của sắt với một số ứng dụng trong đời sống, sản xuất.
2. Kĩ năng: 
 - Biết dự đoán tính chất hóa học của sắt từ tính chất hóa học của kim loại và vị trí của sắt trong dãy HĐHH.
 - Biết dùng TN và sử dụng kiến thức cũ để kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hóa học của sắt. Viết được các PTHH minh hoạ về tính chất hóa học của sắt.
3.Thái độ: Giáo dục HS liên hệ thực tế về tính chất, ứng dụng của Fe, cẩn thận khi sử dụng hóa chất ( axit...) và cẩn thận khi làm thí nghiệm, sử dụng các vật dụng bằng sắt.
B. Chuẩn bị:
 - Dây sắt quấn hình lò xo. Bình đựng khí Clo. Đèn cồn.
 C. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
- Giới thiệu các thầy cô về dự giờ.
- Lớp trưởng báo cáo cho cô sĩ số. (HS báo cáo: Lớp có bạn, đủ.). 
 Lớp chúng ta duy trì sĩ số rất tốt. 
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)
Trình bày tính chất hóa học của kim loại nhôm. Viết các PTHH minh hoạ.
3. Vào bài mới: (2 phút)
Thuyết trình đặt vấn đề: 
Ngoài kim loại nhôm, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm 1 kim loại nữa. Từ xa xưa con người đã biết sử dụng kim loại này, cho đến ngày nay, kim loại này vẫn được sử dụng nhiều nhất trong tất cả các kim loại. Theo các em đó là kim loại nào? (HS dự đoán trả lời). 
Từ thực tiễn, các em cho biết, kim loại sắt được dùng để làm gì? (HS dự đoán, GV có thể ghi tóm tắt bằng sơ đồ tư duy ở bảng). 
Nhờ vào những tính chất nào mà sắt có những ứng dụng này, ta cùng nghiên cứu tiết 25: Bài 19: Sắt.
- Giới thiệu nội dung chính của bài và nội dung trọng tâm.
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
HĐ 1: ( 6 phút)
- Dựa vào phần ứng dụng ghi ở bảng: Để tạo ra cuốc, dao, rựatừ sắt người ta phải làm gì?
- Sắt có tính chất gì mà có thể rèn thành các vật dụng này ta qua I. Tính chất vật lí
- Giới thiệu hình, vật mẫu ( sắt miếng, sắt sợi), dụng cụ thử tính nhiễm từ, tính dẫn điện.
- Từ hình ảnh, vật dụng đã cho, các em nghiên cứu xem sắt có những tính chất vật lí gì.
- Cho HS báo cáo kết quả, nhận xét.
- Cho HS kết luận.
- Dựa vào tính dẻo của sắt mà người ta có thể rèn sắt để tạo ra các vật có các hình dạng khác nhau với các ứng dụng khác nhau như các em đã biết.
HĐ 2: ( 7 phút)
- Dựa vào TCHH của nhôm ở bảng hỏi:
+ Theo các em sắt có những tính chất hóa học giống như nhôm không?
+ Để kiểm tra dự đoán của các em ta qua phần II. Tính chất hóa học.
- Cho HS xem đoạn phim sắt tác dụng với oxi ( không có tiếng):
+ Theo các em đây là thí nghiệm gì?
+ Nêu hiện tượng và nhận xét của TN sắt tác dụng với oxi.
+ Cho HS viết PTHH.
- Trong công thức Fe3O4 sắt có hóa trị II, III, có thể viết: FeO.Fe2O3
 (Nếu HS chưa nêu được hóa trị của sắt trong công thức này thì GV hỏi rồi giảng).
- Cho HS rút ra kết luận.
- Ở nhiệt độ cao, ta thấy sắt phản ứng với oxi rất nhanh tạo hợp chất oxit, ở nhiệt độ thường sắt cũng tác dụng với oxi nhưng phản ứng xảy ra chậm, khó thấy bằng mắt thường, do đó các vật bằng sắt thường hay bị gỉ, nên khi sử dụng các vật bằng sắt ta phải để nơi khô ráo, thường xuyên lâu chùi như: dao, cuốc, rựa,, có vật dụng phải sơn, mạ như: cửa sắt, bàn ghế sắt,hay bôi trơn dầu mỡ như xích xe đạp, đinh ốc, các chi tiết máy,
Các em đi xe đạp thì phải giữ cho xe sạch, để nơi khô ráo, thoáng mát, thường xuyên bôi lin xích xe đạp để tránh bị gỉ.
* Ngoài tác dụng với oxi, sắt còn có thể tác dụng với phi kim khác không, ta qua phần b. Tác dụng với clo.
HĐ 3: ( 7 phút)
- Giới thiệu dụng cụ, hóa chất và làm TN biểu diễn: Đốt sắt trong khí clo. 
- Yêu cầu HS quan sát , nêu HT của TN, nhận xét và viết PTHH.
- Ở to cao, sắt còn có thể tác dụng với phi kim nào nữa không? Nhận xét.
- Nêu kết luận.
HĐ 4: (7 phút)
- Giới thiệu dụng cụ, hóa chất.
- Yêu cầu HS nêu cách tiến hành và tự làm TN về phản ứng của sắt với dd HCl hoặc H2SO4 loãng. Quan sát, nhận xét và viết PTHH.
- Sắt có tác dụng với axit nào mà không giải phóng khí hiđro không?
(HNO3 và H2SO4 đặc nóng)
- GV thông báo: sắt không tác dụng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.
HĐ 5: ( 5 phút)
- Hãy nhớ lại TN 3 trong bài thực hành: TCHH của bazơ và muối, phản ứng sắt tác dụng với dd CuSO4, nêu cho cô HT và NX.
Sau đó viết PTHH?
- Ngoài tác dụng với dd CuSO4, sắt còn tác dụng với dd muối nào? Rút ra nhận xét gì?
- Sắt có 3 TCHH trên nên ta rút ra được kết luận gì về TCHH của sắt và TCHH của kim loại?
I. Tính chất vật lí: Sgk
- Dự đoán: phải rèn...
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Tự quan sát, làm thí nghiệm nghiên cứu tính chất vật lí của sắt.
- Báo cáo kết quả, tự nhận xét lẫn nhau.
- Kết luận.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
II. Tính chất hoá học:
1. Tác dụng với phi kim:
- Dự đoán trả lời.
- Xem phim, ghi nhớ.
- Trả lời, nhận xét lẫn nhau:
+ Sắt tác dụng với oxi.
+ HT: Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu đen là sắt (II, III) oxit, công thức hóa học là Fe3O4, thường được gọi là oxit sắt từ.
- Viết PTHH.
a. Tác dụng với oxi:
3Fe + 2O2 t0 Fe3O4 
 (Oxit sắt từ)
Fe3O4 có thể viết FeO.Fe2O3
Sắt + Oxi Oxit
- Lắng nghe và ghi nhớ.
b. Tác dụng với Clo:
* TN: Sgk
- Nghe, nhớ, quan sát TN:
+ HT: Sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu đỏ.
+ NX: Sắt đã phản ứng với khí clo tạo thành sắt (III) clorua.
+ Viết PTHH:
2Fe + 3Cl2 t0 2FeCl3
 (nâu đỏ)
 - Trả lời như sgk.
Sắt + Phi kim khác(S, Br2,) 
 Muối 
2. Tác dụng với dd axit:
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Nêu cách tiến hành và làm thí nghiệm ( Cẩn thận khi sử dụng axit, cho đinh sắt vào ống nghiệm đúng cách tránh vỡ ống nghiệm):
+ HT: sủi bột khí
+ NX: Sắt phản ứng với dd axit tạo thành muối sắt (II) và giải phóng khí hiđro.
+ PTHH: Làm TN với axit nào thì viết PTHH đó:
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 
- Nhớ lại phản ứng Cu tác dụng với H2SO4 đặc nóng đã học ở phần điều chế khí SO2 trả lời.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
*Chú ý: học sgk
3. Tác dụng với dd muối:
- Nhớ lại và trả lời:
+ HT: Có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt, màu xanh lam của dd CuSO4 nhạt dần, đinh sắt tan 1 phần.
+ NX: Sắt tác dụng với dd muối của kim loại kém hoạt động hơn tạo thành muối sắt và giải phóng kim loại trong muối.
+ PTHH:
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
 (xanh lam) (lục nhạt) (đỏ) 
KL: Sắt có TCHH của kim loại, là kim loại có nhiều hóa trị (II, III).
4. Củng cố: GV yêu cầu HS làm BT sau ( làm ở bảng nhóm): (6 phút)
Các em vừa kiểm tra các dự đoán của mình về TCHH của sắt.
Bài 1: So sánh tính chất hóa học của kim loại sắt và nhôm.
(4)
(1)
Bài 2: Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau:
 Fe3O4 FeCl2
(3)
(2)
 Fe
 Fe2O3 FeCl3 
PTHH (4) có thể viết với dd axit hoặc dd muối của kim loại kém hoạt động hơn. 
5. Dặn dò: GV yêu cầu HS:
- Học bài cũ. 
 - BT về nhà: bài 1, 2, 3, 4, 5/ Sgk/tr60.
 - Nghiên cứu bài mới: Tiết 26: Hợp kim sắt: Gang, thép.

File đính kèm:

  • docBai 19 Sat(1).doc
Giáo án liên quan