Bài giảng Tiết 25 – Bài 19: Sắt (fe = 56)
1/ Kiến thức :
- Biết đựơc tính chất hoá học của sắt, sắt có tính chất hóa học chung của kim loại; sắt không phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội;
- Biết dùng thí nghiệm, sử dụng kiến thức đã học để kiểm tra, dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của sắt.
2/ Kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học của sắt. Viết các PTHH minh họa.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng của sắt. Tính khối lượng sắt tham gia phản ứng hoặc khối lượng sắt sản xuất được theo hiệu suất của phản ứng
Ký duyệt Ngày soạn:........../ 11/ 2011. Ngày giảng: ........./ 11 / 2011. TIẾT 25 – BÀI 19: SẮT (Fe = 56). I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức : - Biết đựơc tính chất hoá học của sắt, sắt có tính chất hóa học chung của kim loại; sắt không phản ứng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội; - Biết dùng thí nghiệm, sử dụng kiến thức đã học để kiểm tra, dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của sắt. 2/ Kĩ năng: - Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học của sắt. Viết các PTHH minh họa. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng của sắt. Tính khối lượng sắt tham gia phản ứng hoặc khối lượng sắt sản xuất được theo hiệu suất của phản ứng. 3/ Thái độ: - Giáo dục ý thức nghiêm túc trong học tập. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: + Dụng cụ : Giá ống nghiệm, ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, kẹp gỗ, ống hút. + Hoá chất: Đinh sắt, dây Fe quấn hình lò xo, CuSO4, AgNO3, HCl, khí Cl2, khí O2. 2/ Học sinh: - Đọc trước bài, liên hệ thực tế. 3/ Phương pháp: - Sử dụng phương pháp thí nghiệm kết hợp đàm thoại, vấn đáp. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: 9A1:...... .../....; 9A2: ......./.......; 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Nêu các tính chất hoá học của nhôm? Viết cácPTPƯ minh hoạ? ? Chữa bài tập 2( SGK/58)? 3/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung GV ? HS GV ? HS 1/ Hoạt động 1: Yêu cầu HS liên hệ thực tế và hiểu biết của mình. Nêu các tính chất vật lí của sắt? Nêu các tính chất vật lí của sắt sau đó đọc SGK để bổ sung. Giải thích: Các đồ dùng cuốc, xẻng, dao, cửa sắt ... không phải là sắt nguyên chất. So sánh tính chất vật lí của sắt với tính chất vật lí của nhôm? Trả lời, nhận xét. I/ TÍNH CHẤT VẬT LÍ: - SGK/59. ? HS ? GV ? HS ? GV ? HS GV GV HS GV GV HS GV GV ? HS GV 2/ Hoạt động 2: Dự đoán sắt có những tính chất hoá học nào? Nêu được 3 tính chất: - Tác dụng với phi kim. - Tác dụng với dung dịch axit. - Tác dụng với dung dịch muối. Mô tả lại thí nghiệm Fe cháy trong O2 và viết PTHH của phản ứng? Làm thí nghiệm: Cho dây sắt cuốn hình lò xo đã được nung nóng đỏ vào lọ đựng khí Clo HS quan sát. Nêu hiện tượng xảy ra? Hiện tượng: Sắt cháy sáng chói tạo thành khói màu nâu đỏ. Nhận xét và viết PTPƯ? Giới thiệu phản ứng của Fe với phi kim khác (S, Br2) Nêu kết luận về tính chất tác dụng với phi kim? Trả lời, nhận xét. Bổ sung, kết luận. Treo bảng phụ giới thiệu đề bài tập. Bài tập: Có các cặp chất sau, cặp chất nào có phản ứng hóa học xảy ra Viết PTHH (nếu có)? a) Fe + H2SO4(l) b) Cu + HCl c) Fe + HCl d) Fe + CuSO4 e) Fe + MgCl2 g) Fe +AgNO3 Làm bài tập Xác định được cặp chất a,c,d,g xảy ra phản ứng. Cặp chất b,e không xảy ra phản ứng. - 1 HS lên bảng viết PTHH của các cặp chất a,c,d,g. a) Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 c) Fe + 2HCl FeCl2 + H2 d) Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu g) Fe + 2AgNO3 Fe(NO3)2+ 2Ag Yêu cầu HS dựa vào PTHH a,c Rút ra nhận xét về tính chất tác dụng với dung dịch axit. (Lưu ý đến hoá trị của sắt trong sản phẩm). Nêu chú ý: Sắt không tác dụng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội. Trả lời, nhận xét. Bổ sung, kết luận. Yêu cầu HS dựa vào PTHH d,g Rút ra nhận xét về tính chất tác dụng với muối. Nêu kết luận chung về tính chất hoá học của sắt? Trả lời, nhận xét. Bổ sung, kết luận. II/ TÍNH CHẤT HÓA HỌC: 1/ Tác dụng với phi kim: a/ Tác dụng với oxi: 3Fe + 2O2 Fe3O4 b/ Tác dụng với Clo: 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 - Ở nhiệt độ cao Fe phản ứng với nhiều phi kim khác như S, Br2, ...tạo muối FeS, FeBr3, ... *) Kết luận: - Sắt tác dụng với nhiều phi kim tạo thành oxit hoặc muối. 2/ Tác dụng với dung dịch axit: - Sắt phản ứng với một số dung dịch axit HCl, H2SO4, ... tạo thành muối sắt (II) và giải phóng khí H2. Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 *) Lưu ý: - Sắt không tác dụng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội. 3/ Tác dụng với dung dịch muối: - Sắt tác dụng với dd muối của kim loại kém hoạt động hơn muối sắt (II) và giải phóng kim loại trong muối. Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu *) Kết luận: Sắt có những tính chất hoá học của kim loại. 4.Tổng kết – đánh giá. ? Viết các PTHH biểu diễn các chuyển hoá sau: FeCl2 Fe(NO3)2 Fe Fe FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe. 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 (SGK/60) - Chuẩn bị bài: “Hợp kim sắt: Gang, thép”. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Ký duyệt Ngày soạn:........./ 11/ 2011 Ngày giảng: ......../ 11/ 2011. TIẾT 26 – BÀI 20: HỢP KIM SẮT: GANG, THÉP. I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức : - Nêu được thành phần chính của gang và thép. - Sơ lược về phương pháp luyện gang, thép trong công nghiệp. 2/ Kĩ năng: - Quan sát sơ đồ, hình ảnh để rút ra được nhận xét về phương pháp luyện gang, thép. 3/ Thái độ: - Thấy được ứng dụng quan trọng của gang và thép từ đó biết cách sử dụng hợp lí và tránh lãng phí. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: + Tranh vẽ: Sơ đồ lò cao, sơ đồ lò luyện thép. + Mẫu vật: Gang, thép. Bảng phụ. 2/ Học sinh: - Tìm hiểu ứng dụng của gang và thép 3/ Phương pháp: - Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại, vấn đáp. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....; 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Nêu các tính chất hoá học chung của kim loại sắt? Viết PTPƯ minh hoạ? ? Chữa bài tập 2 (SGK/60)? 3/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung GV ? HS GV ? HS HS GV ? HS GV 1/ Hoạt động 1: Yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin sgk. Hợp kim là gì? Cách tạo hợp kim? Nghiên cứu thông tin trong mục 1,2 . Treo bảng phụ 1: Hãy trả lời các câu hỏi sau: 1.Gang là gì? 2. Đặc tính của gang ? 3. Kể tên các loại gang và ứng dụng của chúng? Thảo luận nhóm: Trả lời các câu hỏi đại diện báo cáo, nhận xét. Liên hệ thực tế về các ứng dụng của gang trong thực tế. Treo bảng phụ 2: Hãy trả lời các câu hỏi sau? Thép là gì? Nêu đặc tính và ứng dụng của thép? Quan sát mẫu vật gang và thép so sánh đặc điểm của gang và thép? Thảo luận nhóm Đại diện báo cáo và nhận xét, so sánh: - Đặc điểm: + Gang cứng và giòn + Thép cứng, đàn hồi, ít bị ăn mòn - Thành phần: Đều là hợp kim của Fe với C và 1 số nguyên tố khác nhưng khác nhau về hàm lượng C. Nhận xét, bổ sung, kết luận. I/ HỢP KIM CỦA SẮT: 1/ Gang là gì? - Gang là hợp kim của Fe với C, trong đó hàm lượng C chiếm từ 2- 5 %. Ngoài ra trong gang còn có lượng nhỏ 1 số các nguyên tố khác như Si, Mn, S. - Có 2 loại gang: + Gang trắng: Để luyện thép,... + Gang xám: Đúc bệ máy, ống dẫn nước,... 2/ Thép là gì? - Thép là hợp kim của sắt với C và 1 số nguyên tố khác trong đó hàm lượng C chiếm dưới 2% - Ứng dụng: SGK GV ? HS HS GV GV GV ? ? ? HS GV HS 2/ Hoạt động 2: Yêu cầu các nhóm HS đọc SGK/61 Trả lời các câu hỏi sau: a) Nguyên liệu để sản xuất gang ? b) Nguyên tắc sản xuất gang? c) Quá trình sản xuất gang trong lò cao (viết các PTPƯ chính xảy ra trong lò cao)? Hoạt động nhóm Trả lời các câu hỏi, đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung. Viết PTPƯ, nhận xét. Giải thích vai trò của chất phụ gia (đá vôi) trong quá trình luyện gang. Liên hệ thực tế: Vùng nguyên liệu và nhà máy sản xuất gang ở nước ta. Treo bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận. Nguyên liệu sản xuất thép? Nguyên tắc sản xuất thép? Quá trình sản xuất thép (viết các PTPƯ xảy ra trong quá trình sản xuất thép)? Thảo luận nhóm Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét. Liên hệ thực tế: Nhà máy sản xuất thép ở Việt Nam. Nghe, nhận xét. II/ SẢN XUẤT GANG, THÉP: 1/ Sản xuất gang như thế nào? a) Nguyên liệu: - Quặng sắt: Manhetit ( chứa Fe3O4) và hêmatit( chứa Fe2O3) - Than cốc, không khí dầu O2, chất phụ gia b) Nguyên tắc sản xuất: Dùng cacbon oxit khử oxit sắt ở nhiệt độ cao trong lò luyện kim(lò cao) c) Quá trình sản xuất gang trong lò cao: - Các PƯ chính xảy ra trong lò cao: C + O2 CO2 C + CO2 2CO 3CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2 4CO + Fe3O4 3Fe + 4CO2 - Một số oxit khác có trong quặng cũng bị khử Đơn chất Mn, Si... - Fe nóng chảy hoà tan 1 lượng nhỏ C và 1 số nguyên tố khác Gang lỏng 2/ Sản xuất thép như thế nào? a) Nguyên liệu: - Gang, sắt phế liệu và oxi b) Nguyên tắc sản xuất: - Oxi hoá 1 số kim loại, phi kim để loại ra khỏi gang phần lớn các nguyên tố C, Si, Mn... c) Quá trình sản xuất thép: - Khí O2 oxi hoá các nguyên tố trong gang như C, Mn, Si, P, S, .... C + O2 CO2 Si + O2 SiO2 4. Tổng kết – đánh giá. ? Tính khối lượng gang có chứa 95% Fe sản xuất được từ 1,2 tấn quặng hematit (có chứa 85% Fe2O3) biết rằng hiệu suất của quá trình là 80%? 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 (SGK/63). - Chuẩn bị thí nghiệm trước 1 tuần: 4 cốc. - Cốc 1: Đinh sắt trong không khí khô. - Cốc 2: Đinh sắt trong nước có hoà tan oxi (không khí). - Cốc 3: Đinh sắt trong dung dịch muối ăn. - Cốc 4: Đinh sắt trong nước cất. - Chuẩn bị bài: “Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn”. ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
File đính kèm:
- TIẾT 25 + 26 - BÀI 19 + 20 - SẮT, HỢP KIM SẮT.doc