Bài giảng Tiết 24: Luyện tập chương II: Kim loại (tiếp)

Kiến thức

- HS được ôn tập, hệ thống lại các kiến thức cơ bản. So sánh được tính chất của nhôm với sắt và so sánh với tính chất chung của kim loại.

- Biết vận dụng ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại để xét và viết các phương trình hoá học. Vận dụng để làm các bài tập định tính và định lượng.

2. Kĩ năng

 - Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học, tính theo phương trình.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 24: Luyện tập chương II: Kim loại (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 115/11/2010 
Ngày dạy: 24/11/2010
Tiết 24: luyện tập chương ii: kim loại
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- HS được ôn tập, hệ thống lại các kiến thức cơ bản. So sánh được tính chất của nhôm với sắt và so sánh với tính chất chung của kim loại.
- Biết vận dụng ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại để xét và viết các phương trình hoá học. Vận dụng để làm các bài tập định tính và định lượng.
2. Kĩ năng
	- Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học, tính theo phương trình.
3. Giáo dục
	- Giáo dục đức tính cẩn thận, thói quen làm việc khoa học, lòng yêu thích bộ môn.
	- Dựa kiến thức được học trong bài vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và sản xuất.
II. Chuẩn bị 
Học sinh:
- HS ôn tập lại các kiến thức có trong chương.
III. tiến trình bài giảng
1. Tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ ( lồng vào bài)
3. Bài mới
Hoạt động 1:kiến thức cần nhớ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Chiếu lên màn hình mục tiêu tiết ôn tập. Những kiến thức, kĩ năng cần được ôn lại trong tiết học.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các tính chất hoá học của kim loại (sau đó GV chiếu lên màn hình).
1. Tính chất hoá học của kim loại
HS: Nêu các tính chất hoá học của kim loại:
- Tác dụng với phi kim.
- Tác dụng với dung dịch axit.
- Tác dụng với dung dịch muối.
GV: Chiếu câu hỏi lên màn hình.
Các em hãy viết phương trình hoá học minh hoạ cho các phản ứng sau:
* Kim loại tác dụng với phi kim
- Clo
- oxi
- Lưu huỳnh.
* Kim loại tác dụng với nước.
* Kim loại tác dụng với dung dịch axit.
* Kim loại tác dụng với dung dịch muối.
(GV chiếu lên màn hình).
2. Tính chất hoá học của kim loại nhôm và sắt có gì giống nhau và khác nhau
GV: Chiếu câu hỏi đề mục 2 lên màn hình và yêu cầu các nhóm HS thảo luận để:
- So sánh được tính chất hoá học của nhôm và sắt.
- Viết được các phương trình phản ứng minh hoạ.
GV: Chiếu ý kiến của các nhóm HS lên màn hình.
GV: Yêu cầu HS làm bài luyện tập 1 (GV chiếu đề bài tập lên màn hình)
Bài tập 1: Viết các phương trình hoá học biểu diễn sự chuyển hoá sau đây:
a) Al Al2(SO4)3 AlCl3
	Al(OH)3 Al2O3 Al
	Al2O3 Al(NO3)3
b) 
 1 FeCl2 Fe(OH)2 FeSO4
Fe
 4 FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3
	Fe Fe3O4
GV: Chiếu bài làm của HS lên màn hình và gọi các HS khác nhận xét.
GV: Chiếu lên màn hình bảng sau và phát các bộ bìa cho nhóm HS.
Gang
Thép
Thành phần
Tính chất
Sản xuất
GV: Các em hãy dán những tấm bìa vào bảng trên cho phù hợp.
(GV dùng bảng phụ hoặc yêu cầu HS kẻ sẵn bảng vào khổ giấy A2)
Hoặc có thể cho HS tự điền các nội dung có trong bảng cho phù hợp mà không cần dùng bộ bìa.
HS: Viết dãy hoạt động hoá học của một số kim loại: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au.
* ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại:
- Mức độ hoạt động hoá học của kim loại giảm dần từ trái qua phải.
- Kim loạt đứng trước Mg (K, Na, Ba, Ca ) phản ứng với nước ở điều kiện thường.
- Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng ).
- Kim loại đứng trước (trừ Na, Ba, Ca, K ) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
HS: Viết phương trình hoá học:
* Kim loại tác dụng với phi kim:
Fe + 2O2 Fe3O4
Cu + Cl2 CuCl2
2Na + S Na2S
* Kim loại tác dụng với nước:
2K + 2H2O đ 2KOH + H2
* Kim loại tác dụng với dung dịch axit:
Zn + 2HCl đ ZnCl2 + H2
* Kim loại tác dụng với dung dịch muối:
Cu + 2AgNO3 đ Cu(NO3)2 + 2Ag
HS: Thảo luận nhóm.
a) Tính chất hoá học giống nhau:
- Nhôm, sắt có những tính chất hoá học của kim loại.
- Nhôm, sắt đều không tác dụng với HNO3 đặc nguội và H23SO4 đặc nguội.
b) Tính chất hoá học khác nhau:
- Nhôm có phản ứng với kiềm còn sắt thì không tác dụng với kiềm.
- Trong các hợp chất, nhôm chỉ có hoá trị III, còn sắt có cả hai hoá trị II và III.
HS: Làm bài tập vào vở.
a) 
1) 2Al + 3H2SO4 đ Al2(SO4)3 + 3H2
2) Al2(SO4)3 + 3BaCl2 đ 3BaSO4 + 2AlCl3
3) AlCl3 + 3KOH đ Al(OH)3 + 3KCl
4) 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
5) 2Al2O3 4Al + 3O2 
 điện phân nóng chảy
6) 4Al + 3O2 đ 2Al2O3
7) Al2O3 + 6HNO3 đ 2Al(NO3)3 + 3H2O
b)
1) Fe + 2HCl đ FeCl2 + H2
2) FeCl2 + 2NaOH đ Fe(OH)2 + 2NaCl
3) Fe(OH)2 + H2SO4 đ FeSO4 + 2H2O
4) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
5) FeCl3 + 3KOH đ Fe(OH)3 + 3KCl
6) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
7) Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
8) 3Fe +2O2 Fe3O4
3. Hợp kim của sắt: thành phần, tính chất và sản xuất gang, thép.
HS: Các nhóm thảo luận để dán bìa (1đ 2 phút) hoặc thảo luận để điền các phần thành phần, tính chất, cách sản xuất gang, thép vào bảng cho phù hợp.
Bảng sau khi đã đươc HS điền đầy đủ như sau:
Gang
Thép
Thành phần
Là hợp kim của sắt và cacbon với một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cacbon từ 2 đ 5%
Là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác. Trong đó, hàm lượng cacbon < 2%
Tính chất
Giòn, không rèn, không dát mỏng được
Đàn hồi, dẻo (có thể rèn, dát mỏng, kéo sợi được), cứng.
Sản xuất
Trong lò cao
Nguyên tắc: Dùng Co để khử các oxit sắt ở nhiệt độ cao
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
Trong lò luyện thép
Nguyên tắc: oxi hoá các nguyên tố C, Mn, Si, P  có trong gang.
FeO + C Fe + CO
GV: Chiếu lên màn hình các câu hỏi sau và yêu cầu HS trả lời lần lượt:
- Thế nào là sự ăn mòn kim loại?
- Những yếu tố ảnh hưởng đế sự ăn mòn kim loại?
- Tại sao phải bảo vệ kim loại không bị ăn mòn?
- Những biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn?
Hãy lấy ví dụ minh hoạ.
(GV có thể chuẩn bị trước để chiếu phần câu trả lời lên màn hình sau khi HS đã trả lời và bổ sung).
4.Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ không bị ăn mòn
HS: Trả lời các câu hỏi (các HS khác bổ sung).
Hoạt động 2: Bài tập 
GV: Chiếu đề bài luyện tập 2 lên màn hình.
Bài tập 2: Có các kim loại Fe, Al, Cu, Ag. Hãy cho biết trong các kim loại trên, kim loại nào tác dụng được với:
a) Dung dịch HCl
b) Dung dịch NaOH
c) Dung dịch CuSO4
d) Dung dịch AgNO3
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
- Kiểm tra kiến thức của nhóm.
GV: Chiếu bài làm của HS lên màn hình, yêu cầu HS giải thích và gọi các HS khác nhận xét.
HS: Làm bài tập vào vở:
a) Những kim loại tác dụng được với dung dịch HCl là: Fe, Al.
Phương trình phản ứng:
Fe + 2HCl đ FeCl2 + H2
2Al + 6HCl đ 2AlCl3 + 3H2
b) Những kim loại tác dụng được với dung dịch NaOH là: Al.
2Al + 2NaOH đ NaAlO2 + 3H2
c) Nhứng kim loại tác dụng được với dung dịch CuSO4 là: Al, Fe.
Phương trình phản ứng:
2Al + 3CuSO4 đ Al2(SO4)3 + 3Cu
Fe + CuSO4 đ FeSO4 + Cu
d) Những kim loại tác dụng được với dung dịch AgNO3 là: Al, Fe, Cu.
Phương trình phản ứng:
Al + 3AgNO3 đ Al(NO3)3 + 3Ag
Fe + 2AgNO3 đ Fe(NO3)2 + 2Ag
Cu + 2AgNO3 đ Cu(NO3)2 + 2Ag
4. Củng cố:
	- Giáo viên yêu cầu hs nhắc lại nội dung bài học.
	- Nêu ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại.
	- Thế nào là sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn?
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Ôn lại nội dung bài học, làm bài tập 6, 7 SGK.
	- Đọc trước bài mới" Thực hành tính chất hoá học của Nhôm và Sắt".
	- Chuẩn bị giấy làm bài tường trình.

File đính kèm:

  • docTC 9.29.doc