Bài giảng Tiết 24: Hợp chất của cacbon (tiếp)
1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:
- Biết muối cacbonat dễ bị nhiệt phân (trừ muối cacbonat của KLK), tính chất vật lí và cách điều chế CO, CO2 cũng như ứng dụng của CO, CO2 và muối cacbonat.
- Hiểu cấu tạo phân tử CO, CO2; TCHH của CO, CO2; tính axit yếu của H¬2CO3; tính chất của muối cacbonat (tính tan, tác dụng với dd axit, dd kiềm, ).
2. Kỹ năng:
Tiết 24 Ngày soạn:6/11/2008 HỢP CHẤT CỦA CACBON A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải: - Biết muối cacbonat dễ bị nhiệt phân (trừ muối cacbonat của KLK), tính chất vật lí và cách điều chế CO, CO2 cũng như ứng dụng của CO, CO2 và muối cacbonat. - Hiểu cấu tạo phân tử CO, CO2; TCHH của CO, CO2; tính axit yếu của H2CO3; tính chất của muối cacbonat (tính tan, tác dụng với dd axit, dd kiềm,). 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng giải thích TCHH của CO, CO2; phân biệt được khí CO2 và CO bằng pp hóa học, nhận biết muối nitrat. - Viết PTHH minh họa các tính chất của CO, CO2, H2CO3 và muối của chúng. Thu thập các thông tin từ các nguồn khác nhau để rút ra các kiến thức liên quan để chứng minh tính chất của chúng. - Giải các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và BTTL liên quan đến bài hợp chất của cacbon. 3. Thái độ: - Tích cực, chủ động trong học tập hóa học và qua đó tạo lòng đam mê khoa học bộ môn. Nêu cao ý thức và trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ môi trường xung quanh. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Đàm thoại hỏi dáp, quan sát tìm tòi kết hợp thí nghiệm kiểm chứng . C. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS: 1. Giáo viên: - Giáo án, bảng phụ (có nội dung các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài học), dụng cị và hóa chất: pứ CO2 với dd Ca(OH)2, với Mg; CaCO3 với dd HCl, NaHCO3 với dd HCl, với dd NaOH. 2. Học sinh: - Ôn tập cách cân bằng phản ứng oxi hóa-khử, TCHH của CO2, muối cacbonat, soạn bài mới theo yêu cầu của GV. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS Lớp 11B3 11B4 Vắng 2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) HS1: CMR cacbon vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử bằng các PTHH ? HS2: Làm bài tập 4 sgk trang 70. 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: (1 phút) Khi thực hiện phản ứng giữa C và O2 có thể C hay CO2 tùy thuộc vào C dư hay không. Nếu dẫn khí tạo ra qua dung dịch nước vôi trong thì thấy vẫn đục. Vậy các hợp chất được tạo ra ở trên có thành phần cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào ? Các em sẽ được nghiên cứu trong bài học hôm nay”HỢP CHẤT CỦA CACBON”
File đính kèm:
- h11tiet24.doc