Bài giảng Tiết 24: Bài luyện tập 3 (tiếp)
. Mục tiêu:
1. Kiến thức: H/s được củng cố các khái niệm về hiện tượng vật lí, hiện tượng hoá học, phương trình hoá học.
2. Kĩ năng: lập công thức hoá học và lập phương trinh hoá học ( làm quen với dạng phương trình hoá học tổng quát ) . Biết sử dụng định luật bảo toàn khối lượng vào làm các bài toán ( ở mức độ đơn giản ) .Tiếp tục được làm quen với 1 số bài tập xác định nguyên tố hoá học.
3.Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học
Soạn: Giảng: Tiết 24 bài luyện tập 3 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: H/s được củng cố các khái niệm về hiện tượng vật lí, hiện tượng hoá học, phương trình hoá học. 2. Kĩ năng: lập công thức hoá học và lập phương trinh hoá học ( làm quen với dạng phương trình hoá học tổng quát ) . Biết sử dụng định luật bảo toàn khối lượng vào làm các bài toán ( ở mức độ đơn giản ) .Tiếp tục được làm quen với 1 số bài tập xác định nguyên tố hoá học. 3.Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học II. Đồ dùng: 1.G/v : - Chuẩn bị Phiếu học tập , bảng phụ 2. H/s : - Ôn lại các khái niệm cơ bản có trong chương. III. Phương pháp: đàm thoại, trực quan, hđn IV:Tổ chức giờ học: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : Lồng vào giờ ôn tập 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: * Khởi động : Củng cố các khái niệm về hiện tượng hoá học , phản ứng hoá học , định luật BTKL và phương trình hoá học. Nắm chắc việc áp dụng định luật và cách lập phương trình hoá học Tg Hoạt động của g/v Hoạt động của h/s 15 phút 28 phút Hoạt động 1: MT: củng cố các khái niệm về hiện tượng vật lí, hiện tượng hoá học, phương trình hoá học. - Y/c học sinh nhắc lại các kiến thức cơ bản + Hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học khác nhau như thế nào + Phản ứng hoá học là gì + Bản chất của phản ứng hoá học + Nội dung của dịnh luật BTKL + Các bước lập phương trình hoá học - Y/c hoạt động nhóm bàn – nhóm thảo luận và thống nhất kết quả - Đ/d nhóm báo cáo – nhóm khác bổ xung - G/v nhận xét và chốt kiến thức Hoạt động 2 MT: lập công thức hoá học và lập phương trinh hoá học . Biết sử dụng định luật bảo toàn khối lượng vào làm các bài toán ( ở mức độđơn giản ) . Tiếp tục được làm quen với 1 số bài tập xác định nguyên tố hoá học. - G/v đưa nội dung bài tập lên bảng cho h/s quan sát và nghiên cứu * Bài số 1: Cho biết sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí N2 và khí H2 tạo ra ammoniac NH3 : Hãy cho biết: a) Tên và công thức hoá học của các chất tham gia và sản phẩm. b) Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi như thế nào? Phân tử nào biến đổi? Phân tử nào được tạo ra? c) Số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng bằng bao nhiêu , có giữ nguyên không? d) Lập phương trình hoá học của phản ứng trên. - Y/c hoạt động nhóm bàn – nhóm thảo luận thống nhất kết quả - Đ/d nhóm báo cáo – nhóm khác bổ xung - G/v nhận xét và đưa đáp án đúng - G/v đưa nội dung bài tập 2 lên bảng h/s quan sát và tự nghiên cứu - Y/c học sinh thảo luận nhóm. * Bài tập 2: 1) Lập phương trình hoá học cho các quá trình biến đổi sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các cặp chất trong phản ứng b: a) Cho bột kẽm vào dung dịch clohiđric (HCl), ta thu được muối kẽm clorua ( ZnCl2) và khí hiđro bay ra. b) Nhúng một lá nhôm vào dung dịch đồng II clorua ( là hợp chất gồm đồng clo I ), người ta thấy đồng màu đỏ bám vào lá nhôm, đồng thời trong dung dịch có tạo ra muối nhôm clorua ( là hợp chất gồm nhôm và clo I ). c) Đốt bột kẽm trong oxi, người ta thu được kẽm oxit ( là hợp chất gồm kẽm và oxi ). - G/v đưa ra gợi ý: 1) Nhắc lại quy tắc hoá trị. 2) Cách lập công thức hoá học nhanh nhất. 3) Lập công thức của các hợp chất trong mỗi phương trình. 4) H/s nhắc lại hoá trị của đồng, kẽm, nhôm. - Y/c nhóm thảo luận thống nhất kết quả - Đ/d nhóm báo cáo kết quả nhóm khác bổ xung - G/v nhận xét và đưa đáp án đúng * Bài tập 3: Nung 84 Kg magie cacbonnat ( MgCO3 ), thu được m ( kg ) magie oxit và 44 kg khí cacbonnic. a) Lập phương trình hoá học của phản ứng. b) Tính khối lượng magie oxit được tạo thành. - Y/c hoạt dộng theo nhóm bàn – nhóm thảo luận thống nhất kết quả - Gọi 1 h/s lên tóm tắt đầu bài. Tóm tắt đầu bài: - Khối lượng MgCO3 = 84kg - Khoíi lượng CO2 = 44kg - Khối lượng MgO = ? - Đ/d học sinh lên giải bài tập – h/s khác bổ xung - G/v nhận xét và đưa bài tập mẫu - G/v đưa nội dung bài tập số 4 lên bảng - Y/c học sinh thảo luận nhóm bàn * Bài tập 4 : - Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: a) R + O2 R2O3 b) R + HCl RCl2 + H2 c) R + H2SO4 R2(SO4)3 + H2 d) R + Cl2 RCl3 e) R + HCl RCln + H2 - Nhóm thảo luận thống nhất kết quả - Đ/d nhóm báo cáo – nhóm khác bổ xung - G/v nhận xét và đưa dáp án đúng * Bài tập 4: a) 4R + 3O2 2R2O3 b) R + 2HCl RCl2 + H2 c) 2R + 3H2SO4 R2(SO4)3 +3 H2 d) 2R + 3Cl2 2RCl3 e) 2R + 2nHCl 2RCln + nH2 I. Kiến thức cần nhớ _Pưhh - Định luật bảo toàn khối lượng. - Các bước lập pthh II. Bài tập 1/ Bài tập 1 - Phần a, b, học sinh tự giải vào vở c) N2 + H2 - -> NH3. N2 + 3H2 2NH3. 2/ Bài tập 2 a) Zn + HCl - -> ZnCl2 + H2 Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 b) Al + CuCl2 - -> AlCl3 + Cu 2Al + 3CuCl2 2AlCl3 + 3Cu c) Zn + O2 - -> ZnO 2Zn + O2 2ZnO - Tỉ lệ: - Số nguyên tử nhôm : số phân tử CuCl2 = 2 : 3 - Số nguyên tử Al : số phân tử AlCl3 = 1 : 1 - Số nguyên tử Al : số phân tử Cu = 2 : 3 - Số phân tử CuCl3 : số phân tử AlCl3 = 3 : 2 - Số phân tử CuCl2 : số nguyên tử Cu = 1: 1 3/ Bài tập 3 a) Phương trình hoá học: MgCO3 MgO + CO2 b) Theo định luật bảo toàn khối lượng: = 84 – 44 = 40 kg 4/ Bài tập 4: a) 4R + 3O2 2R2O3 b) R + 2HCl RCl2 + H2 c) 2R + 3H2SO4 R2(SO4)3 + 3 H2 d) 2R + 3Cl2 2RCl3 e) 2R + 2nHCl 2RCln + nH2 4. Dặn dò ( 2 phút ) - BTVN : 2, 3, 4, 5 tr.60, 61 sgk - Ôn tập chương 2 giờ sau kiểm tra 1 tiết
File đính kèm:
- TIET24~1.DOC