Bài giảng Tiết 24 - Bài 23: Thực hành hô hấp nhân tạo

HS hiểu rõ cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo.

- Nắm được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo.

- Biết phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực.

II. CHUẨN BỊ.

- Chiếu cá nhân, gối bông cá nhân (chuẩn bị theo tổ)

- Nếu có điều kiện sử dụng đĩa CD về các thao tác trong 2 phương pháp, tranh.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1813 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 24 - Bài 23: Thực hành hô hấp nhân tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/11/2011
Ngày dạy: 16/11/2011
 Tiết 24
Bài 23: Thực hành
Hô hấp nhân tạo 
I. mục tiêu.
- HS hiểu rõ cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo.
- Nắm được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo.
- Biết phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực.
II. chuẩn bị.
- Chiếu cá nhân, gối bông cá nhân (chuẩn bị theo tổ)
- Nếu có điều kiện sử dụng đĩa CD về các thao tác trong 2 phương pháp, tranh.
III. hoạt động dạy - học.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các tổ, kiểm tra mục đích của bài thực hành.
3. Bài mới
	VB: Trong thực tế có rất nhiều nguyên nhân làm cho ta bị ngạt thở. Theo em, cơ thể ngừng hô hấp có thể dẫn tới hậu quả gì?
Vậy để cấp cứu nạn nhân bị ngừng hô hấp đột ngột theo đúng cách để có hiệu quả cao nhẩt, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu các tình huống cần được hô hấp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV đặt câu hỏi:
- Nêu các tình huống cần được hô hấp nhân tạo?
- Cần loại bỏ các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp như thế nào?
- HS nghiên cứu thông tin, liên hệ thực tế và nêu được.
- Rút ra kết luận.
Kết luận: 
- Khi bị chết đuối: cần loại bỏ nước khỏi phổi bằng cách vừa cõng nạn nhân ở tư thế dốc ngược vừa chạy.
- Khi bị điện giật: tìm vị trí cầu dao hay công tắc điện để ngắt dòng điện.
- Khi bị thiếu khí để thở hay môi trường nhiều khí độc, phải khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực đó.
Hoạt động 2: Tiến hành hô hấp nhân tạo
	a. Phương pháp hà hơi thổi ngạt:
- Các bước tiến hành SGK
Chú ý:
+ Nếu miệng nạn nhân bị cứng, hó mở có thể dùng tay bịt miệng và thở vào mũi.
+ Nếu tim nạn nhân đồng thời ngừng đập có thể vừa thổi ngạt, vừa xoa bóp tim (H 23.2).
	b. Phương pháp ấn lồng ngực:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa.
- Đặt nạn nhân nằm sấp (tiến hành như SGK).
	Lưu ý:
+ Đặt nạn nhân nằm sấp đầu nghiêng về 1 bên.
+ Đặt nạn nhân nằm ngửa ra giúp đường dẫn khí được mở rộng.
Hoạt động 3: Thu hoạch
Mỗi HS tự làm ở nhà rồi nộp báo cáo cho GV đánh giá.
4. Củng cố - Dặn dò :
 a, Củng cụ́:
Gợi ý viết thu hoạch
I. Kiến thức
Câu 1: So sánh các tình huống chủ yếu cần được hô hấp nhân tạo.
* Giống: cơ thể nạn nhân đều thiếu oxi, mặt tím tái.
* Khác nhau: - Chết đuối do phổi ngập nước.
	- Điện giật: do cơ hô hấp và có thể cả cơ tim co cứng.
	- Bị lâm vào môi trường ô nhiễm; ngất hay ngạt thở.
Câu 3: So sánh 2 phương pháp hô hấp nhân tạo
* Giống:
- Mục đích: phục hồi sự hô hấp bình thường của nạn nhân.
	- Cách tiến hành: thông khí ở phổi của nạn nhân với nhịp 12-20 / phút.
	lượng khí được thông ít nhất 200 ml.
* Khác nhau:
	Cách tiến hành.
	- Phương pháp hà hơi thổi ngạt: dùng miệng thổi không khí trực tiếp vào phổi qua đường dẫn khí.
	- Phương pháp ấn lồng ngực: dùng tay tác động gián tiếp vào phổi qua lực ép vào lồng ngực.
* Hiệu quả của phương pháp hà hơi thổi ngạt lớn hơn vì:
	- Đảm bảo được số lượng và áp lực không khí đưa vào phổi.
	- Không làm tổn thương lồng ngực (gãy xương sườn).
II. Kĩ năng như bước 2 SGK mục III.
 b, Dặn dò 
- Học bài và trả lời câu SGK.
 - Chuẩn bị bài mới.
Ngày soạn: 16/11/2011
Ngày dạy: 18/11/2011
Chương V – Tiêu hoá
 Tiết 25 
	Bài 24: Tiêu hoá và các cơ quan tiêu hoá 
I. mục tiêu.
- HS nắm được các nhóm chất trong thức ăn.
- Nắm được các hoạt động trong quá trình tiêu hoá.
- Vai trò của tiêu hoá đối với cơ thể người.
- Nắm được vị trí của các cơ quan trên tranh, mô hình.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, sơ đồ, phát hiện kiến thức, tư duy tổng hợp logic.
- Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tiêu hoá.
II. chuẩn bị.
- Tranh sơ đồ các cơ quan trong hệ tiêu hoá ở người.
- Mô hình các cơ quan trong hệ tiêu hoá ở người.
III. hoạt động dạy - học.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV thu báo cáo giờ thực hành.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Thức ăn và sự tiêu hoá
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK quan sát H 24.1; 24.2, cùng với hiểu biết của mình trả lời câu hỏi:
- Vai trò của tiêu hoá là gì?
- Hằng ngày chúng ta thường ăn những loại thức ăn nào? Thức ăn đó thuộc loại thức ăn gì?
- Các chất nào trong thức ăn bị biến đổi về mặt hoá học trong quá trình tiêu hoá? chất nào không bị biến đổi?
- Quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào?
- Hoạt động nào quan trọng nhất?
- Vai trò của tiêu hoá đối với thức ăn?
- Quá trình tiêu hoá diễn ra ở đâu? chúng ta cùng tìm hiểu phần II.
- HS tự nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi.
+ Tiêu hoá giúp chuyển các chất trong thức ăn thành các chất cơ thể hấp thụ được. Thức ăn tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động và xây dựng tế bào.
- HS kể tên các loại thức ăn và sắp xếp chúng thành từng loại: prôtêin, lipit, gluxit, vitamin, muối khoáng...
+ Chất bị biến đổi: prôtêin, lipit, gluxit, axit nuclêic.
+ Chất không bị biến đổi: nước, vitamin, muối khoáng.
- HS thảo luận và trả lời
- Rút ra kết luận.
+ Tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng là quan trọng nhất.
- HS trình bày.
Kết luận: 
- Thức ăn gồm: 
	+ Chất hữu cơ: prôtêin, gluxit, lipit, axit nuclêic, vitamin.
	+ Chất vô cơ: nước, muối khoáng.
- Hoạt động tiêu hoá gồm: ăn và uống, đẩy các chất trong ống tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã.
- Vai trò của tiêu hoá là biến đổi thức ăn thành các chất mà cơ thể có thể hấp thụ được và thải bỏ các chất bã trong thức ăn.
Hoạt động 2: Các cơ quan tiêu hoá
- Yêu cầu HS quan sát H 24.3 và lên bảng hoàn thành tranh câm.
?-Kể tên các bộ phận của ống tiêu hoá?
- Kể tên các tuyến tiêu hoá?
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 24 vào vở.
- GV giới thiệu về tuyến tiêu hoá.
- Yêu cầu HS dự đoán chức năng của các cơ quan.
- GV trình bày quá trình tiêu hoá thức ăn 1 lần.
- Gọi 1 HS khác trình bày lại.
- HS tự quan sát H 24.3, 1 HS lên bảng gắn chú thích.
+ ống tiêu hoá gồm: miệng, hầu , thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
+ Tuyến tiêu hoá gồm: nước bọt, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột.
- HS hoàn thành bảng.
- HS nghe.
- 1 HS dự đoán, các HS khác bổ sung.
- 1 HS trình bày.
Kết luận: 
- Quá trình tiêu hoá được thực hiện nhờ hoạt động của các cơ quan trong hệ tiêu hoá.
+ ống tiêu hoá: miệng, hầu , thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
+ Tuyến tiêu hoá: nước bọt, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột.
4. Củng cố - Dặn dò :
 a, Củng cụ́:
	Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng:
Thế nào là sự tiêu hoá thức ăn?
	a. Sự biến đổi thức ăn từ chất rắn thành chất lỏng.
	b. Sự biến đổi thức ăn từ những chất phức tạp thành chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.
	c. Sự biến đổi thức ăn từ các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được qua thành ruột và thải các chất cặn bã không thể hấp thụ được.
Câu 2: Điền vào chỗ trống
	Quá trình tiêu hoá là quá trình biến đổi thức ăn về mặt ............ (sinh lí, sinh hoá, lí hoá).
	Kết quả là thức ăn được biến đổi thành các chất đơn giản, hoà tan, có thể ........... (hấp thụ, tràn, ngấm) vào máu để cung cấp cho các tế bào sử dụng.
Câu 3: Quá trình tiêu hoá gồm các hoạt động nào?
 b, Dặn dò 
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
- Đọc trước bài 25- tiêu hoá ở khoang miệng.
- Hướng dẫn: 
Câu 1: Các chất trong thức ăn được phân nhóm theo các đặc điểm sau:
+ Căn cứ vào cấu tạo hoá học: chất hữu cơ và chất vô cơ.
+ Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua hoạt động tiêu hoá: chất không bị biến đổi, chất bị biến đổi trong quá trình tiêu hoá.
Câu 3: Các chất cần thiết như nước, vitamin, muối khoáng vào cơ thể theo đường tiêu hoá thì cần phải qua các hoạt động: ăn, đẩy thức ăn trong ống tiêu hoá, hấp thụ thức ăn.

File đính kèm:

  • docSINH 8.13.doc